Rong ăn thịt

Rong ăn thịt
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
Bộ: Caryophyllales
Họ: Droseraceae
Chi: Aldrovanda
Loài:
A. vesiculosa
Danh pháp hai phần
Aldrovanda vesiculosa
L.
Distribution
Các đồng nghĩa[2]
  • Aldrovanda generalis E.H.L.Krause
  • Aldrovanda verticillata Roxb.
  • Drosera aldrovanda F.Muell.

Cây rong ăn thịttên khoa họcAldrovanda vesiculosa L. là một loài Hạt kín thuộc họ Bắt ruồi. Loài này được chú ý vì là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Aldrovanda của họ Droseraceae, là một trong số rất ít cây hạt kín có khả năng di chuyển nhanh trong nước, sinh sống bằng cả hai phương thức là tự dưỡng (quang hợp) và dị dưỡng (ăn thịt).[3][4] Ngoài ra, hoạt động bắt mồi của nó rất nhanh, nên được chú ý nghiên cứu trong mô phỏng sinh học (biomimetic compliant mechanisms).[5] Số lượng cá thể của loài rong ăn thịt này đã giảm nhiều trong thế kỷ trước, hiện chỉ còn 50 quần thể lớn còn tồn tại được xác nhận trên toàn thế giới, chủ yếu phân bố ở Châu Âu, Châu Phi và Úc, nhờ bảo tồn và phát triển bởi những người ưa thích nó.[6]

Hình thái

Mỗi "cây" rong ăn thịt này có khi là một sợi như rong thông thường, có khi lại chỉ có dạng tròn như cái bánh xe, nên ở tên tiếng Anh nó còn được gọi là "Waterwheel plant" (cây bánh xe nước). Tuy nhiên loài được đánh giá là có độ đa dạng di truyền rất thấp.[6]

Trong chi Aldrovanda có tới 19 loài đã tuyệt chủng trong hồ sơ hóa thạch,[6][7][8] hiện cả chi chỉ còn loài này là duy nhất.

Aldrovanda vesiculosa là một loài thực vật thủy sinh không có rễ, thân cây thường nổi trên mặt nước, dài 6–40 cm (tức 2–16 in).[9] Lá bẫy có kích thước khoảng 2–3 mm (0,08-0,12 in) mọc thành 5-9 chùm dọc theo thân cây. Cuống mỗi chùm bẫy chứa các bao nhỏ đầy khí, làm nó nổi trong nước. Một đầu (ngọn) của thân cây liên tục sinh trưởng, còn đầu kia (cuống) liên tục chết, tốc độ tăng trưởng khá nhanh: chẳng hạn ở quần thể rong ăn thịt tại Nhật Bản thì mỗi ngày thân dài thêm 4–9 mm (0,16-0,35 in), còn trong điều kiện tối ưu thì nhiều hơn nữa.[10]

Sinh sản

Sinh sản hữu tính

Cây có hoa đơn, rất nhỏ, màu trắng. Hoaa chỉ nở trong vài giờ, sau đó chuyển sang giai đoạn tạo hạt. Hạt có lá mầm ẩn trong lớp vỏ hạt và đóng vai trò như một kho dự trữ năng lượng cho cây con.[6]

Sinh sản vô tính

A. vesiculosa thường sinh sản sinh dưỡng hơn là sinh sản hữu tính. Thường thì khi gặp điều kiện thuận lợi, cây trwuwrng thành dài khoảng 4 cm, thì nó lại mọc chồi. Các chồi phát triển thành cây con ngay trên cơ thể mẹ, nhưng sau một thời gian cây mẹ héo, rụng chứ không tạo thành tập đoàn.[11]

Hạt rong đang nảy mầm.

Bắt mồi

Bẫy

Mỗi cái bẫy được bao quanh phía ngoài bởi từ bốn đến sáu sợi lông dài 6–8 mm, có chức năng "cảm giác" kích hoạt bẫy khi gặp mồi.

Mỗi bẫy của rong gồm hai thùy gấp lại với nhau tương tự như ở bẫy của cây bắt ruồi Venus, tuy nhỏ hơn và nằm dưới nước. Miệng bẫy hướng ra ngoài, phía trong có một lớp lông mịn mọc xuôi (theo chiều sâu bọ chui vào) bao phủ.

Hoạt động

Gọi là rong ăn thịt, nhưng "thịt" của nó thường là mảnh vụn hữu cơ và sâu bọ nhỏ. Bẫy hoạt động trong điều kiện nước ấm ít nhất là 20 °C (tức 68 °F).[12] Những vật mồi trôi nổi theo dòng nước, chạm vào lông sẽ rơi vào bẫy. Bẫy sẽ cụp lại trong khoảng 10–20 ms (mili giây) sau va chạm, nếu con mồi vùng vẫy thì chỉ 100 ms.[5][13][14]

Xem thêm

Tham khảo

Nguồn trích dẫn

  1. ^ Cross, A.; Adamec, L. (2020). Aldrovanda vesiculosa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T162346A83998419. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-1.RLTS.T162346A83998419.en. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “World Checklist of Selected Plant Families”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ “Aldrovanda vesiculosa”.
  4. ^ “Aldrovanda vesiculosa”.
  5. ^ a b Anna S. Westermeier, Renate Sachse, Simon Poppinga, Philipp Vögele, Lubomir Adamec, Thomas Speck & Manfred Bischoff. “How the carnivorous waterwheel plant (Aldrovanda vesiculosa) snaps”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ a b c d Cross, A. (2012). “Aldrovanda, The Waterwheel Plant”. Carnivorous Plants of Britain and Ireland. Dorset, UK: Redfern Natural History Productions.
  7. ^ Huber, H. (1961). “Aldrovanda”. Trong Hegi (biên tập). Illustrierte Flora von Mitteleuropa. IV (2a) (ấn bản thứ 2). Munich: Carl Hanser Verlag. tr. 18–20.
  8. ^ Degreef, J. D. (1997). “Fossil Aldrovanda”. Carnivorous Plant Newsletter. 26.
  9. ^ Aston, H. I. (1983). “Aldrovanda vesiculosa L.”. Flora of Australia. 8. tr. 64–66.
  10. ^ Komiya, S. (1966). “A report on the natural habitat of Aldrovanda vesiculosa found in Hanyu City”. Amatores Herb. Kobe, Japan. 27: 5–13.
  11. ^ Breckpot, Christian (1997). Aldrovanda vesiculosa: Description, Distribution, Ecology and Cultivation”. Carnivorous Plant Newsletter. 26: 73–82.
  12. ^ Diels, L. 1906, Droseraceae, in Das Pflanzenreich 26 (IV, 112): 1-136, Leipzig.
  13. ^ Ashida, J. 1934, Studies on the leaf movement of Aldrovanda vesiculosa L. I. Process and mechanism of the movement. Mem. Coll. Sci. Univ. Kyoto Ser. B 9: 141-244.
  14. ^ Ashida, J. 1935, Studies on the leaf movement of Aldrovanda vesiculosa L. II. Effect of mechanical, electrical, thermal, osmotic and chemical influences. Mem. Coll. Sci. Univ. Kyoto Ser. B 11: 55-113.