R-36 (tên lửa)

R-36
Phóng tên lửa Dnepr
LoạiTên lửa đạn đạo liên lục địa
Nơi chế tạoLiên Xô (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina)
Lược sử hoạt động
Phục vụ1966–1979 (phiên bản đầu)
1988–nay (R-36M2)
Sử dụng bởiLực lượng tên lửa chiến lược của Nga
Lược sử chế tạo
Năm thiết kếTừ năm 1962
Nhà sản xuấtNhà máy Yuzhmash Phát triển: Phòng thiết kế Yuzhnoye, Ukraine
Thông số
Khối lượng209.600 kg (462.100 lb)
Chiều dài32,2 m (106 ft)
Đường kính3,05 m (10,0 ft)
Đầu nổTùy thuộc vào các phiên bản tên lửa; hiện tại phiên bản tên lửa R-36M2 Mod. 5 trang bị 10 × đầu đạn MIRV 550–750 kilotons với nhiều mồi nhử cùng với các biện pháp khác chống đánh chặn. Phiên bản đầu (Mod. 1) trang bị 1 × đầu đạn đương lượng nổ 18–25 megaton.

Động cơ2 tầng đẩy sử dụng động cơ nhiên liệu rắn RD-250
Tầm hoạt động10.200–16.000 km
Hệ thống chỉ đạoquán tính, tự dẫn
Độ chính xácCEP từ 220 đến 1.300 m
Nền phóngGiếng phóng tên lửa

Tên lửa R-36 (tiếng Nga: Р-36) là một họ tên lửa đạn đạo liên lục địatên lửa đẩy (Tsyklon) được thiết kế bởi Phòng thiết kế Yuzhnoye, Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tên lửa R-36 nguyên bản có mã định danh GRAU8K67tên ký hiệu của NATO SS-9 Scarp. Tên lửa có khả năng mang được ba đầu đạn và là tên lửa ICBM đầu tiên của Liên Xô có khả năng mang đầu đạn MRV.[1] Phiên bản tên lửa R-36M được sản xuất với mã định danh của GRAU15A1415A18 và mang tên ký hiệu của NATOSS-18 Satan. Đây là loại tên lửa mà theo Mỹ sẽ mang lại lợi thế cho Liên Xô khi tấn công phủ đầu vào nước Mỹ, do khả năng bổ sung tên lửa cho giếng phóng nhanh chóng, tải trọng đầu đạn rất lớn và có đầu đạn MIRV gồm rất nhiều đầu đạn con. Một số phiên bản tên lửa R-36M có thể mang tới 10 đầu đạn và tới 40 thiết bị mồi bẫy, thậm chí còn hơn thế do tải trọng đầu đạn rất lớn của nó. Các tên lửa đạn đạo của Mỹ, như LGM-30 Minuteman, chỉ có khả năng mang được tối đa ba đầu đạn.

Tên lửa R-36 đã trở thành cơ sở để phát triển tên lửa đẩy Tsyklon. Đầu năm 2021, Cyclone-4M, phiên bản cuối cùng của tên lửa đẩy Tsyklon đang được phát triển và dự kiến sẽ được phóng từ bệ phóng tại Canso, Nova Scotia năm 2023.[2]

Nga dự định sẽ thay thế tên lửa R-36M bằng ICBM hạng nặng mới, RS-28 Sarmat.

Một vài tên lửa R-36 được chuyển đổi thành tên lửa đẩy hạng trung Dnepr, với khả năng mang tải trọng 4.500 kg lên quỹ đạo.

Lịch sử

Miệng xả tên lửa SS-9 Scarp R-36

Việc phát triển tên lửa R-36 được thực hiện tại Phòng thiết kế Yuzhnoye (Dnepropetrovsk, Ukraine) từ năm 1962, và công việc phát triển dựa trên chương trình tên lửa R-16. Tổng công trình sư thiết kế là Mikhail Yangel. Ban đầu việc phát triển tên lửa chia thành tên lửa hạng nhẹ, hạng nặng, tên lửa quỹ đạo, công việc phóng thử nghiệm diễn ra từ năm 1962 đến năm 1966, vào thời điểm đó, khả năng vận hành ban đầu của tên lửa đã đạt được. Những tin tức về việc phát triển phiên bản quỹ đạo là hồi chuông báo đống cho phương Tây về việc Liên Xô có khả năng phóng nhiều vũ khí hạt nhân vào quỹ đạo, mà không thể đánh chặn được chúng. Các vũ khí hạt nhân có thể được để lại quỹ đạo trong một khoảng thời gian không xác định. Những phát triển về vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo đã khiến cả hai bên đồng ý với một hiệp ước cấm chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian.

Năm 1970, việc phát triển phiên bản thứ 4 của tên lửa, có khả năng mang nhiều đầu đạn, đã được bắt đầu. Tên lửa được phóng thử nghiệm lần đầu năm 1971.[cần dẫn nguồn]

Những cải tiến trên thiết kế tên lửa R-36 đã dẫn đến thiết kế tên lửa R-36M, có khả năng tấn công phủ đầu (về lý thuyết) các giếng phóng tên lửa LGM-30 Minuteman và hệ thống điều khiển của chúng trước khi chúng có thể đáp trả. Tuy nhiên, cả Liên Xô và Nga đều chưa từng công khai xác định vai trò cụ thể của tên lửa R-36M. Thiết kế ban đầu của R-36M có thể mang một đầu đạn 12 Mt, tầm bắn 10.600 km. Tên lửa được phóng thử nghiệm lần đầu vào năm 1973 nhưng cuộc thử nghiệm đã kết thúc thất bại. Sau vài lần trì hoãn, tên lửa R-36M được triển khai vào tháng 9 năm 1975. Phiên bản tên lửa "Mod-1" này có khả năng mang đầu đạn 18–20 Mt, tầm bắn 11.000 km. Phiên bản tên lửa mới này được NATO gọi là: SS-18 Satan.[cần dẫn nguồn]

Tên lửa R-36M có 6 phiên bản cải tiến nâng cấp khác nhau, với phiên bản 1 (Mod-1) được đưa vào trang bị năm 1984. Phiên bản cuối cùng (Mod-6) hay còn gọi là R-36M-2 "Voevoda" được triển khai vào tháng 8 năm 1988. Tên lửa này có khả năng mang cùng một loại đầu đạn đương lượng nổ 18–20 Mt, với tầm bắn lên tới 16.000 km. Khác biệt chính trên tên lửa Mod-6 là ở đầu đạn MIRV mà nó mang theo. Những tên lửa này (Mod-2, 4, và 5) đã vượt qua đối thủ phương Tây là ICBM LGM-118 Peacekeeper xét về đương lượng nổ tổng cộng của nó, tầm bắn, và khả năng sống sót, nhưng kém hơn về độ chính xác.[cần dẫn nguồn]

Hệ thống điều khiển cho tên lửa này được thiết kế tại NPO "Electropribor"[3] (Kharkiv, Ukraine).

Triển khai

Tên lửa Dnepr bên trong giếng phóng

Vào thời điểm triển khai lớn nhất, trước khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, đã có 308 giếng phóng tên lửa R-36M được đưa vào vận hành. Sau khi Liên Xô tan rã, có 204 giếng phóng nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga, và 104 giết phóng nằm trên lãnh thổ Kazakhstan. Trong những năm sau đó, Nga đã giảm số lượng giếng phóng tên lửa R-36M xuống còn 154 theo hiệp ước START I. Một phần các tên lửa ở trên lãnh thổ Kazakhstan (54/104) nằm trong quyền quản lý của Sư đoàn tên lửa số 57 tại Zhangiz-Tobe (Solnechnyy), tỉnh Semipalatinsk.[4] Các tên lửa R36 còn lại ở Kazakhstan nằm trong biên chế của Sư đoàn tên lửa số 38 tại Derzhavinsk, tỉnh Turgay.[5] Việc tháo dỡ 104 giếng phóng tên lửa tại Kazakhstan hoàn tất vào tháng 9 năm 1996. Sau khi Hiệp ước START II ra đời, các thỏa thuận có bao gồm tiêu hủy toàn bộ các tên lửa R-36M tuy nhiên nó không có hiệu lực và các tên lửa này vẫn còn đang hoạt động. Nga đã giảm dần số lượng R-36M hoạt động và tính đến tháng 3 năm 2013, chỉ còn lại 55 tên lửa (tất cả đều là phiên bản tên lửa Mod 5 trang bị 10 đầu đạn MIRV).[6] Khoảng 40 tên lửa sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2020. Với việc loại bỏ các đầu đạn 20 megaton SS-18 Mod 6, đương lượng nổ đầu đạn lớn nhất sẽ thuộc về đầu đạn 5 Mt trên các tên lửa ICBM Dong Feng 5 (DF-5) của Trung Quốc ICBM và tên lửa ICBM UR-100N.[cần dẫn nguồn]

Không quân MỹNational Air and Space Intelligence Center ước tính rằng đến tháng 6 năm 2017 đang có khoảng 50 giếng phóng tên lửa Mod 5 được triển khai.[7]

Cắt giảm

Thượng nghị sĩ Richard Lugar đang quan sát tên lửa ICBM SS-18 chuẩn bị được loại bỏ trong khuôn khổ chương trình Nunn-Lugar

Trong thập kỷ qua, các lực lượng vũ trang Nga đã giảm đều đặn số lượng tên lửa R-36M trong biên chế, rút bớt những tên lửa đã quá niên hạn hoạt động theo thiết kế của chúng. Khoảng 40 tên lửa thuộc biến thể hiện đại nhất R-36M2 (hoặc RS-20V) sẽ vẫn còn trong biên chế cho đến năm 2019.[8] Tính đến tháng 1 năm 2016, Lực lượng Tên lửa Chiến lược đang có 46 tên lửa R-36M2 hoạt động trong biên chế.[9]

Vào tháng 3 năm 2006, Nga đã ký một thỏa thuận với Ukraine sẽ điều chỉnh sự hợp tác giữa hai nước về việc bảo trì tên lửa R-36M2. Có thông tin cho rằng việc hợp tác với Ukraine sẽ cho phép Nga kéo dài thời gian phục vụ của tên lửa R-36M2 ít nhất từ 10 đến 28 năm.[10]

Chỉ huy lực lượng Tên lửa chiến lược, Trung tướng Andrei Shvaichenko tuyên bố vào ngày 16 tháng 12 năm 2009, Nga đã lên kế hoạch "phát triển một tên lửa ICBM nhiên liệu lỏng mới (RS-28 Sarmat) để thay thế tên lửa Voyevoda (SS-18 Satan), với khả năng mang được 10 đầu đạn vào năm 2016."[11]

Theo báo cáo của Interfax, hai tên lửa R-36M2 được lên kế hoạch tháo dỡ trước ngày 30 tháng 11 năm 2020. Quá trình này sẽ được thực hiện theo các quy trình của hiệp ước New START.[12]

Thiết kế

Đa đầu đạn

Tên lửa R36M trong khuôn viên bảo tàng ngoài trời

Các tên lửa thuộc họ R-36M/SS-18 chưa bao giờ được triển khai với hơn 10 đầu đạn, nhưng với tải trọng đầu đạn lớn (8,8 tấn), như giới hạn của START), chúng vẫn có khả năng hủy diệt lớn. Trong số các dự án mà Liên Xô xem xét vào giữa những năm 1970 có tên lửa 15A17-phiên bản cải tiến tiếp theo của tên lửa R-36MUTTH (15A18).[13] Tên lửa sẽ có tải trọng đầu đạn lớn hơn nữa—9,5 tấn—và có khả năng mang số lượng lớn đầu đạn. Năm phiên bản khác nhau của tên lửa cũng được tính đến, với ba phiên bản mang đầu đạn thông thường, với đương lượng nổ — 38 đầu đạn 250 kt, 24 đầu đạn 500 kt, hoặc 15–17 đầu đạn 1 Mt. Hai phiên bản tên lửa có khả năng mang đầu đạn có điều khiển ("upravlyaemaya golovnaya chast") — 28 đầu đạn 250 kt hoặc 19 đầu đạn 500 kt.[13] Tuy nhiên, không một phiên bản nâng cấp nào được phát triển do Hiệp ước SALT II, được ký năm 1979, đã cấm việc tăng số lượng đầu đạn con mà các tên lửa ICBM có thể trang bị.[cần dẫn nguồn]

Việc triển khai tên lửa R-36M/SS-18 bao gồm cả triển khai tên lửa R-36MUTTH, có khả năng mang 10 đầu đạn 500 kt, và phiên bản tiếp theo của nó-R-36M2 (15A18M), có thể mang 10 đầu đạn 800 kt (hoặc một đầu đạn đương lượng nổ 8,3 Mt hay 20 Mt). Để cải thiện hiệu suất của tên lửa mà không cần số lượng quá lớn đầu đạn theo thỏa thuận SALT II, tên lửa được bổ sung 40 mồi nhử.[14] Những mồi nhử này sẽ hiển thị dưới dạng đầu đạn trên radar hệ thống phòng thủ, khiến hệ thống tên lửa đánh chặn bị quá tải và không thể tiến hành đánh chặn hiệu quả.[cần dẫn nguồn]

Giếng phóng tên lửa kiên cố hóa

Một ước tính của quân đội Hoa Kỳ vào khoảng năm 1994 cho biết "... những hầm chứa SS-18 đó đã được đánh giá là chịu được áp suất từ một vụ nổ lớn hơn 7000 psi..."[15]

Các phiên bản

R-36 (SS-9)

R-36

Tên lửa R-36 nguyên bản (SS-9) là một tên lửa hai tầng nhiên liệu sử dụng chất đẩy lỏng bipropellant, với nhiên liệu là UDMHnitrogen tetroxide là chất oxy hóa. Tên lửa mang theo hai kiểu khoang đầu đạn hồi quyển được thiết kế riêng cho loại tên lửa này:

  • SS-9 Mod 1: một đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 18 megaton TNT,
  • SS-9 Mod 2: một đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 25 megaton TNT.

R-36ORB

Việc phát triển tổ hợp tên lửa R-36 trang bị khoang đầu đạn 8К69 (ORB viết tắt của Fractional Orbital Bombardment System, tên ký hiệu của NATO SS-9 Mod 3) bắt đầu từ 16/4/1962. Phiên bản tên lửa này có nhiều tính năng nâng cấp hơn so với ICBM truyền thống. Tầm bắn của tên lửa chỉ bị giới hạn bởi các thông số của quỹ đạo mà khoang chứa đầu đạn hồi quyển được đưa lên, đầu đạn có thể thâm nhập khí quyển từ bất kỳ một hướng nào, dẫn đến việc bên phòng thủ sẽ phải cân nhắc bổ sung thêm nhiều hệ thống phòng thủ tốn kém. Và vì các đầu đạn con có thể lưu lại trên quỹ đạo trong một khoảng thời gian, nó có khả năng làm giảm thời gian tấn công hạt nhân xuống còn chỉ vài phút. Đồng thời cũng khó dự đoán được thời gian chính xác mà đầu đạn sẽ rơi xuống mục tiêu. Đầu đạn khi ở trên quỹ đạo chỉ là một mục tiêu rất nhỏ, và rất khó có thể phát hiện và theo dõi. Thêm vào đó, do đầu đạn là có điều khiển nên nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào nằm trên đường chiếu của quỹ đạo đầu đạn lên mặt đất, kể cả phát hiện được đầu đạn trên quỹ đạo cũng không thể dự đoán được mục tiêu chính xác của đầu đạn.

Các tên lửa R-36 thế hệ đầu sử dụng dẫn đường bằng tín hiệu radio mặt đất do chúng chính xác hơn nhiều so với dẫn đường quán tính, tuy nhiên, các kỹ sư vẫn sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính do nó đủ độ chính xác cần thiết.

Cấu trúc và thiết kế của hệ thống tên lửa R-36ORB bắn phá mục tiêu từ quỹ đạo (fractional orbit bombardment system) tương tự như hệ thống tên lửa R-36 nguyên bản. Sự khác biệt chính của ICBM R-36 nguyên bản nằm ở thiết kế của khoang đầu đạn hồi quyển, chứa một đầu đạn 2,4 Mt, một động cơ hãm tốc độ để hạ thấp quỹ đạo (a de-orbit engine), và khối điều khiển (control block). Hệ thống điều khiển sử dụng dẫn đường quán tính và radar đo cao một cách độc lập để xác định các thông số quỹ đạo hai lần, lần đầu là lúc bắt đầu đi vào quỹ đạo và một lần nữa ngay trước khi kích hoạt động cơ để hạ thấp quỹ đạo. Giếng phóng tên lửa và trung tâm chỉ huy được kiên cố hóa để bảo vệ trước vụ nổ hạt nhân.

Liên Xô xây dựng hai bệ phóng mặt đất tại Baikonur để thử nghiệm tên lửa R-36 là bệ phóng LC-67/1 và LC-67/2, cùng với sáu giếng phóng tên lửa (hai giếng tại khu vực LC-80 và một giếng tại LC-140, LC-141, và LC-142).[cần dẫn nguồn]

Liên Xô đã cho tên lửa R-36ORB (8К69) ngừng hoạt động vào tháng 1 năm 1983 như một phần của hiệp ước SALT II.[cần dẫn nguồn]

Tên lửa đẩy Tsyklon của Ukraine được phát triển dựa trên thiết kế của tên lửa R-36ORB (8К69).[16]

R-36P

Tên lửa R-36P (SS-9 Mod 4) có khả năng mang được ba đầu đạn hồi quyển. Giống như tên lửa R-36, R-36P được phóng "nóng" (hot launch) từ giếng phóng.

R-36M (SS-18)

Tên lửa R-36M (SS-18), biệt danh Satan bởi NATO, có thiết kế tương đồng với R-36, nhưng có khả năng mang tải trọng đầu đạn MIRV với 10 đầu đạn, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 550–750 kt, hoặc một đầu đạn với đương lượng nổ lên tới 20 Mt. Tải trọng đầu đạn của tên lửa là 8.800 kg. Giúp cho nó trở thành tên lửa ICBM hạng nặng nhất của Liên Xô; để so sánh, tên lửa ICBM hạng nặng nhất của Mỹ (đã loại biên) là LGM-118 Peacekeeper, có khả năng mang 10 đầu đạn, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 300 kt) tổng tải trọng đầu đạn (4,000 kg) chỉ bằng non nửa của R-36M. R-36M có hai tầng đẩy. Tầng 1 trang bị động cơ bốn miệng xả với lực đẩy 460,000 kgf (4,5 MN). Động cơ của tầng 2 có lực đẩy 77.000 kgf (755 kN).

R-36M được đặt trong giếng phóng sâu 39m. Tên lửa sử dụng kỹ thuật phóng mềm, theo đó, tên lửa được đẩy ra khỏi giếng phóng bằng khí gas, sau khi tên lửa đã được đẩy khỏi ống phóng, động cơ chính của tên lửa mới được kích hoạt. Trái ngược với kỹ thuật phóng cứng là tên lửa khởi động động cơ ngay trong giếng/ống/container phóng.[17] Động cơ tên lửa được kích hoạt khi tên lửa ở độ cao khoảng 10 mét bên trên giếng phóng. Phương pháp phóng mềm giúp giảm thiểu sóng nổ và quá áp khi tên lửa được kích hoạt bên trong không gian chật hẹp của giếng phóng.

R-36M (SS-18 Mod 1)

Tên lửa SS-18 Mod 1 có khả năng mang 1 đầu đạn hồi quyển cỡ lớn, với đương lượng nổ của đầu đạn là 18-25 Mt, tầm bắn của tên lửa là 11.000 kilômét (6.000 nmi). Tháng 1 năm 1971, thử nghiệm phóng lạnh được tiến hành, và phương pháp phóng kiểu đạn cối đã được hoàn thiện. Thử nghiệm lần đầu với 1 đầu đạn hồi quyển RV Mod 1 diễn ra vào 21/2/1973, một số nguồn khẳng định tên lửa được thử nghiệm từ tháng 10/1972. Giai đoạn thử nghiệm của tên lửa R-36M với các kiểu đầu đạn khác nhau đã hoàn tất vào tháng 10/1975 và ngày 30/12/1975 tên lửa được đưa vào trang bị. Tổng cộng 56 tên lửa được triển khai vào năm 1977. Các tên lửa này được thay thế bằng phiên bản Mod 3 và Mod 4 vào năm 1984.

R-36M (SS-18 Mod 2)

Tên lửa SS-18 Mod 2 mang 8 đầu đạn có động cơ đẩy riêng, các đầu đạn có đương lượng từ 0,5 đến 1,5 Mt, với tầm bắn khoảng 10,186 kilômét (5,500 nmi). Đầu đạn MIRV được đặt theo các cặp, và động cơ đẩy cùng với cơ cấu điều khiển được đặt trong mũi của tên lửa R-36M. Các lần phóng thử nghiệm của tên lửa mang đầu đạn MIRV Mod 2 bắt đầu từ tháng 9/1973, với IOC vào năm 1975. Khoảng 132 tên lửa được triển khai vào năm 1978, nhưng thiết kế động cơ của đầu đạn không thực sự hoàn thiện, thiết kế này đã bị thay thế bằng tên lửa Mod 4 vào năm 1983.[cần dẫn nguồn]

R-36M (SS-18 Mod 3)

SS-18 Mod 3 mang theo một đầu đạn hồi quyển cỡ lớn và là phiên bản cải tiến của SS-18 Mod 1. Ngày 16 tháng 8 năm 1976, một vài tháng sau khi R-36M đi vào hoạt động, việc phát triển một tên lửa cải tiến của R-36M (15A14) đã được phê duyệt. Tên lửa này sau đó nhận được định danh R-36MUTTKh (15A18) (улучшенные тактико-технические характеристики-có đặc tính kỹ-chiến thuật cải tiến) và được phát triển bởi KB Yuzhnoye (OKB-586) cho đến tháng 12 năm 1976. R-36MUTTKh có khả năng mang hai nón mũi khác nhau. Tên lửa SS-18 Mod 3 được đưa vào trang bị ngày 29/11/1979, với khả năng mang một đầu đạn đương lượng nổ 18–25 Mt. Loại tên lửa này hiện đã bị loại khỏi trang bị.[18]

R-36MUTTKh (SS-18 Mod 4)

Tên lửa SS-18 Mod 4 có lẽ được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các căn cứ ICBM cũng như các mục tiêu chiến lược được bảo vệ của Mỹ. Độ chính xác ngày càng tăng của nó khiến nó có thể giảm đương lượng nổ của đầu đạn và cho phép tăng số lượng đầu đạn từ 8 lên 10. Theo một số ước tính của phương Tây, SS-18 Mod 4 có thể mang tới 14 đầu đạn MIRV. Các cuộc thử nghiệm của tên lửa R-36MUTTKh bắt đầu vào ngày 31 tháng 10 năm 1977 và kết thúc vào tháng 11 năm 1979. Ba lữ đoàn tên lửa SS-18 Mod 4 đầu tiên được đặt trong tình trạng trực chiến vào ngày 18 tháng 9 năm 1979. Trong năm 1980, tổng cộng 120 tên lửa SS-18 Mod 4 đã được triển khai, thay thế cho các tên lửa R-36 (SS-9) cuối cùng còn sót lại. Trong các năm 1982–1983, các tên lửa R-36M còn lại cũng được thay thế bằng tên lửa R-36MUTTKh mới và nâng tổng số tên lửa được triển khai đến mức tối đa 308 tên lửa được quy định trong hiệp ước SALT-1. Các tên lửa SS-18 Mod 4 ước tính có khả năng phá hủy 65 đến 80% các hầm chứa ICBM của Mỹ nhờ sử dụng hai đầu đạn hạt nhân tấn công cùng một mục tiêu. Ngay cả trong trường hợp này, vẫn còn tới 100 tên lửa SS-18 Mod 4 sẵn sàng nhắm vào các mục tiêu khác của Mỹ. Sau năm 2009, các tên lửa SS-18 Mod 4 đều bị loại biên để chuyển sang tên lửa SS-18 Mod 5 mới hơn[cần dẫn nguồn]

R-36M2 Voevoda (SS-18 Mod 5)

Phiên bản SS-18 Mod 5 mới hơn, chính xác hơn cho phép tên lửa SS-18 duy trì khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược. Tên lửa Mod 5 có khả năng mang 10 đầu đạn MIRV, mỗi đầu đạn con có đương lượng nổ lớn hơn đầu đạn con của phiên bản Mod 4. Đầu đạn tên lửa Mod 5 ước tính có đương lượng nổ gần gấp đôi so với phiên bản Mod 4 theo ước tính của phương Tây. Theo như công bố của Nga, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ từ 550–750 kt. Sự gia tăng về đương lượng nổ của đầu đạn trên phiên bản tên lửa Mod 5, cùng với đó là độ chính xác cao hơn, sẽ khiến nước Nga duy trì khả năng tiêu diệt mục tiêu chiến lược trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, ngay cả khi cắt giảm 50% số lượng tên lửa đạn đạo hạng nặng theo hiệp ước START. Các đề xuất kỹ thuật để chế tạo một ICBM hạng nặng hiện đại hóa được đưa ra vào tháng 6 năm 1979. Tên lửa này sau đó nhận được định danh R-36M2 Voevoda và chỉ số công nghiệp 15A18M. Thiết kế của R-36M2 được hoàn thành vào tháng 6 năm 1982. R-36M2 có một loạt các tính năng kỹ thuật mới. Động cơ của tầng đẩy thứ hai được đặt chìm trong bể nhiên liệu (trước đó điều này chỉ áp dụng trên các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm) và thiết kế của xe mang phóng tên lửa cũng được thay đổi. Khác với R-36M, 10 đầu đạn nằm trên giá đặc biệt theo hai vòng tròn. Tên lửa SS-18 Mod 5 được thử nghiệm lần đầu vào tháng 3 năm 1986 và việc thử nghiệm hoàn tất vào tháng 3 năm 1988. Lữ đoàn tên lửa đầu tiên vận hành tên lửa này từ ngày 30/7/1988 và triển khai đầy đủ vào 11/8/1988. Tên lửa Mod-5 là phiên bản duy nhất của SS-18 đang còn hoạt động của Nga.[cần dẫn nguồn]

Một trong những tính năng quan trọng nhất của tên lửa là tên lửa có thể được bảo quản trong container, đặt trong giếng phóng. Đáy container chứa tên lửa có dạng như một "piston". "Pít-tông" giống như cái trống sản sinh khí từ thuốc phóng cháy chậm, đẩy tên lửa khỏi container giống như đạn súng cối. Chỉ khi tên lửa được đẩy lên cao hơn giếng phóng vài mét thì "piston" được đẩy sang một phía bởi một động cơ tên lửa nhỏ, tránh sự gia tốc về phía giếng phóng khi kích hoạt động cơ chính. Do đó giếng phóng sẽ tránh được việc bị thiêu cháy bởi lửa phụt từ động cơ chính và container chứa tên lửa trống sẽ có thể được thay thế nhanh chóng, cho phép nhanh chóng tiến hành loạt phóng tên lửa tiếp theo trước khi đầu đạn tên lửa của kẻ địch đánh trúng giếng phóng tên lửa. Tính năng này của tên lửa là mối lo ngại lớn của Mỹ trong quá trình ký hiệp ước SALT/START, do nó giúp Liên Xô có khả năng tấn công hạt nhân bồi thêm một lần nữa sau khi thực hiện đòn tấn công đầu tiên.

R-36M2 Voevoda (SS-18 Mod 6)

Việc thử nghiệm tên lửa R-36M2 mang 1 đầu đạn đơn (SS-18 Mod 6) có đương lượng nổ 20 Mt đã đươc hoàn tất vào tháng 9/1989 và việc triển khai được tiến hành vào tháng 8/1991. Đã có 10 tên lửa Mod 6 được triển khai. Mục đích của việc trang bị những đầu đạn lớn này là kích nổ ở độ cao lớn để làm mất khả năng liên lạc và điện tử thông qua một xung điện từ rất lớn, tuy nhiên, mục đích chủ yếu là tấn công các trung tâm điều khiển phòng thủ tên lửa giống như mục đích thiết kế của đầu đạn Mod 3. Toàn bộ tên lửa SS-18 Mod 6 đã bị loại biên từ cuối năm 2009.

Các tên lửa dựa trên R-36

Một số tên lửa R-36M còn lại đã được sửa đổi để thực hiện các vụ phóng tên lửa thương mại từ các hầm chứa, mang các vệ tinh lên Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO), bao gồm cả các vệ tinh của nước ngoài.

Tên lửa đẩy Tsyklon-2 có khả năng mang tải trọng 2.820 kg lên quỹ đạo LEO và tên lửa Tsyklon-3 có khả năng mang tải trọng 4.100 kg lên quỹ đạo LEO. Chúng đã nghỉ hưu lần lượt vào các năm 2006 và 2009.[cần dẫn nguồn]

Tên lửa đẩy Dnepr có khả năng mang tải trọng 4.500 kg lên quỹ đạo LEO. Có 150 tên lửa R-36M có sẵn để chuyển đổi thành tên lửa Dnepr tính đến năm 2020.

Đã có đề xuất nâng cấp để sử dụng tên lửa Voyevoda R-36M Satan trong việc phá hủy các thiên thạch có đường kính lớn đến 100 m, tương tự như thiên thạch Chelyabinsk.[19]

Tất cả các phiên bản tên lửa R-36 đều được thiết kế để phóng từ giếng phóng tên lửa.

Các phiên bản của tên lửa R-36M[20][21][22]
Tên hệ thống tên lửa: R-36M R-36M R-36M R-36MUTTKh R-36M2 R-36M2
Mã định danh: RS-20A RS-20A1 RS-20A2 RS-20B RS-20B RS-20V
GRAU: 15A14 15A14 15A14 15A18 15A18 15A18M
Tên ký hiệu của NATO: SS-18 Satan Mod 1 SS-18 Satan Mod 2 SS-18 Satan Mod 3 SS-18 Satan Mod 4 SS-18 Satan Mod 5 SS-18 Satan Mod 6
Thời gian triển khai: 1974–1983 1976–1980 1976–1986 1979–2005 1988–nay 1991–2009
Số lượng triển khai tối đa: 148 10 30 278 104 58
Chiều dài: 32.6 m 32.6 m 32.6 m 36.3 m 36.3 m 34.3 m
Đường kính: 3.00 m 3.00 m 3.00 m 3.00 m 3.00 m 3.00 m
Trọng lượng phóng: 209,600 kg 209,600 kg 210,000 kg 211,100 kg 211,100 kg 211,100 kg
Số lượng đầu đạn: 1 8 1 10 10 1
Đương lượng nổ: 20 Mt 0.5-1.3 Mt 25 Mt 0.55 Mt 1 Mt 20 Mt
Tầm bắn: 11.200 km 10.200 km 16.000 km 16.000 km 11.000 km 16.000 km
CEP: 1000 m 1000 m 1000 m 920 m 500 m 500 m

Trang bị trong

 Nga

Lực lượng tên lửa chiến lược[23] có trang bị 46 tên lửa phóng từ giếng phóng trong biên chế của:

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Helms, Richard; Hood, William (2004). A Look Over My Shoulder: A Life in the Central Intelligence Agency. tr. 385. ISBN 0812971086.
  2. ^ Willick, Frances (ngày 12 tháng 5 năm 2021). “Canso spaceport secures $10.5M, aims for first launch next year”. CBC News. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ “Krivonosov, Khartron: Computers for rocket guidance systems”. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ “57th Missile Division”. Ww2.dk. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  5. ^ “38th Missile Division”. Ww2.dk. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  6. ^ “Russian nuclear forces, 2013”. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ http://www.nasic.af.mil/LinkClick.aspx?fileticket=F2VLcKSmCTE%3d&portalid=19
  8. ^ “Russia to test launch 14 ICBMs in 2009 - missile forces chief”. RIA Novosti. ngày 10 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  9. ^ http://russianforces.org/missiles/
  10. ^ “Russia and Ukraine will maintain R-36M2 missiles - Blog - Russian strategic nuclear forces”. Russian strategic nuclear forces. ngày 24 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  11. ^ “Russia says destroyed 9 ICBMs in 2009 under START 1 arms pact”. Sputnik. ngày 16 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  12. ^ “Россия утилизирует в 2020 году две межконтинентальные ракеты "Воевода". Interfax (bằng tiếng Nga). ngày 3 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2020.
  13. ^ a b Multiple (as in "up to 38") warheads - Blog - Russian strategic nuclear forces
  14. ^ “Moscow extends life of 144 cold war ballistic missiles”. The Guardian. London. ngày 20 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2006.
  15. ^ “9.3.1.2.1 (S) SSPK Against 52L7”. Joint DOD/DOE Trident Mk4/Mk5 Reentry Body Alternate Warhead Phase 2 Feasibility Study Report (U) (Bản báo cáo). United States Department of Defense and Department of Energy. tháng 1 năm 1994. When the W88/Mk5 was developed, this was the assessed VNTK of the hardest Soviet silos. Although those SS-18 silos have since been assessed to be much harder than 7000 psi, the SPETWG considers 52L7 to be a significant figure of effectiveness for this system because of the history of its use.
  16. ^ CYCLONE-2 (archive.org)
  17. ^ “R-36M / SS-18 SATAN”. Federation of American Scientists. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  18. ^ “R-36M family”. RussianSpaceWeb.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  19. ^ SpaceDaily, "Russian scientist: Soviet-era missiles can destroy asteroids", ngày 23 tháng 6 năm 2013
  20. ^ “R-36M / SS-18 SATAN”. FAS. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  21. ^ “Pavel Podvig: The Window of Vulnerability That Wasn't: Soviet Military Buildup in the 1970s--A Research Note. International Security, Summer 2008, Vol. 33, No. 1: 118–138”. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  22. ^ “Nuclear Notebook: U.S. and Soviet/Russian intercontinental ballistic missiles, 1959–2008”. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  23. ^ “Strategic Rocket Forces”. russianforces.org. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  • Podvig, Pavel (2001). Russian Strategic Nuclear Forces. Cambridge, MA: The MIT Press.

Liên kết ngoài

Read other articles:

AgnathaRentang fosil: 530–0 jtyl[1] PreЄ Є O S D C P T J K Pg N Lampetra fluviatilis Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Animalia Filum: Chordata Superkelas: AgnathaCope, 1889 Agnatha (hewan tidak berahang) atau Cyclostomata (hewan bermulut lingkar) adalah salah satu superkelas dari Craniata (hewan bertengkorak). Walaupun hidup di air, agnatha tidak dapat dikatakan sebagai ikan secara biologi karena tidak berahang[2], siripnya tidak berpasangan,dan rangka tubuhnya tersusun ...

 

 

City in Michigan, United States Grand Rapids redirects here. For other uses, see Grand Rapids (disambiguation). Not to be confused with Big Rapids, Michigan. City in Michigan, United StatesGrand RapidsCityImages from top to bottom, left to right: downtown cityscape, Meyer May House, Gerald R. Ford Presidential Museum,La Grande Vitesse, pedestrian bridge over the Grand River, Van Andel Arena, Van Andel Institute on the Medical Mile FlagSealLogoNicknames: GR, River City, Beer City, Furnitu...

 

 

Chronologies Données clés 1576 1577 1578  1579  1580 1581 1582Décennies :1540 1550 1560  1570  1580 1590 1600Siècles :XIVe XVe  XVIe  XVIIe XVIIIeMillénaires :-Ier Ier  IIe  IIIe Chronologies thématiques Art Architecture, Arts plastiques (Dessin, Gravure, Peinture et Sculpture), (), Littérature () et Musique (Classique)   Ingénierie (), Architecture et ()   Politique Droit   Religion (,)   Science () et Santé...

Kentaro Shigematsu Informasi pribadiNama lengkap Kentaro ShigematsuTanggal lahir 15 April 1991 (umur 33)Tempat lahir Tokyo, JepangPosisi bermain PenyerangKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2010-2012 FC Tokyo 2011 →Avispa Fukuoka 2012 Ventforet Kofu 2013 Ehime FC 2014 Tochigi SC 2015- FC Machida Zelvia * Penampilan dan gol di klub senior hanya dihitung dari liga domestik Kentaro Shigematsu (lahir 15 April 1991) adalah pemain sepak bola asal Jepang. Karier Kentaro Shigematsu pernah ber...

 

 

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

 

 

此條目可参照英語維基百科相應條目来扩充。 (2021年5月6日)若您熟悉来源语言和主题,请协助参考外语维基百科扩充条目。请勿直接提交机械翻译,也不要翻译不可靠、低品质内容。依版权协议,译文需在编辑摘要注明来源,或于讨论页顶部标记{{Translated page}}标签。 约翰斯顿环礁Kalama Atoll 美國本土外小島嶼 Johnston Atoll 旗幟颂歌:《星條旗》The Star-Spangled Banner約翰斯頓環礁�...

  「俄亥俄」重定向至此。关于其他用法,请见「俄亥俄 (消歧义)」。 俄亥俄州 美國联邦州State of Ohio 州旗州徽綽號:七葉果之州地图中高亮部分为俄亥俄州坐标:38°27'N-41°58'N, 80°32'W-84°49'W国家 美國加入聯邦1803年3月1日,在1953年8月7日追溯頒定(第17个加入联邦)首府哥倫布(及最大城市)政府 • 州长(英语:List of Governors of {{{Name}}}]]) •&...

 

 

Ця стаття потребує додаткових посилань на джерела для поліпшення її перевірності. Будь ласка, допоможіть удосконалити цю статтю, додавши посилання на надійні (авторитетні) джерела. Зверніться на сторінку обговорення за поясненнями та допоможіть виправити недоліки. Мат...

 

 

Pour les articles homonymes, voir Balkany. Patrick Balkany Patrick Balkany en 2019. Fonctions Maire de Levallois-Perret 23 mars 2001 – 6 mars 2020(18 ans, 11 mois et 12 jours) Élection 18 mars 2001 Réélection 22 septembre 2002mars 2008mars 2014 Groupe politique UMP (2002-2015)LR (2015-2017) Prédécesseur Olivier de Chazeaux Successeur Jean-Yves Cavallini (intérim)Agnès Pottier-Dumas 13 mars 1983 – 18 juin 1995(12 ans, 3 mois et 4 jours) Élection mars ...

本條目存在以下問題,請協助改善本條目或在討論頁針對議題發表看法。 此條目需要編修,以確保文法、用詞、语气、格式、標點等使用恰当。 (2013年8月6日)請按照校對指引,幫助编辑這個條目。(幫助、討論) 此條目剧情、虛構用語或人物介紹过长过细,需清理无关故事主轴的细节、用語和角色介紹。 (2020年10月6日)劇情、用語和人物介紹都只是用於了解故事主軸,輔助�...

 

 

صورة تذكارية للمناولة الأولى لأطفال المان، تعود الصورة لعام 1949. طفل يُمنح المناولة الأولى. أول قربانة أو المناولة الأولى هو طقس احتفالي تختص فيه الكنيسة الكاثوليكية بموجبه يتم مناولة ومنح الأطفال سر التناول في سن محدد وهو بعد بلوغ الطفل سن الثامنة. يعتبر هذا الطقس حدث هام �...

 

 

Railway line in India Barkakana-Netaji S.C.Bose Gomoh lineRanchi Road, an important railway station on Barkakana–Netaji S.C.Bose Gomoh lineOverviewStatusOperationalOwnerIndian RailwaysLocaleJharkhandTerminiN.S.C.Bose GomohBarkakanaStations20ServiceSystemElectrifiedOperator(s)East Central RailwayHistoryOpened1902TechnicalLine length105 km (65 mi)Number of tracks2Track gauge5 ft 6 in (1,676 mm) broad gaugeOperating speedup to 130 km/h Route map Legend ...

2001 video game Fission Mailed redirects here. For the video game, see Among Us. 2001 video gameMetal Gear Solid 2: Sons of LibertyNorth American box artDeveloper(s)Konami Computer Entertainment Japan[a]Publisher(s)KonamiDirector(s)Hideo KojimaProducer(s)Hideo KojimaDesigner(s)Hideo KojimaProgrammer(s)Kazunobu UeharaArtist(s)Yoji ShinkawaWriter(s)Hideo KojimaTomokazu FukushimaComposer(s)Harry Gregson-WilliamsNorihiko HibinoSeriesMetal GearPlatform(s)PlayStation 2XboxWindowsRelease Nov...

 

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Anna KuzmenkoKuzmenko pada tahun 2019Informasi PribadiNama lengkapAnna Alexandrovna KuzmenkoMewakili negara PrancisBekas negara yang diwakili RusiaLahir27 Februari 2004 (umur 20)Moscow, RusiaDaerah asalParis, PrancisTinggi161 m (52...

 

 

Opioid analgesicParafluorofentanylClinical dataOther names4-Fluorofentanyl; Para-fluorofentanyl; pFFATC codenoneLegal statusLegal status BR: Class F1 (Prohibited narcotics) CA: Schedule I DE: Anlage I (Authorized scientific use only) UK: Class A US: Schedule I Identifiers IUPAC name N-(4-fluorophenyl)-N-[1-(2-phenylethyl)piperidin-4-yl]propanamide CAS Number90736-23-5 YPubChem CID62300ChemSpider56096 YUNIII45R05QM0ZKEGGC22769ChEBICHEBI:61074 YCompTox Da...

Landscape alteration Since their invention, heavy equipment such as bulldozers have been useful for earthmoving in land development. Land development is the alteration of landscape in any number of ways such as: Changing landforms from a natural or semi-natural state for a purpose such as agriculture or housing Subdividing real estate into lots, typically for the purpose of building homes Real estate development or changing its purpose, for example by converting an unused factory complex into...

 

 

美人計蔡依林的单曲收录于专辑《Myself》发行日期2010年7月14日 (2010-07-14)类型流行唱片公司 華納音樂 天熹娛樂 作曲 Danielle Senior(英语:Danielle Senior) Scott Wild 作词 崔惟楷 陳天佑 编曲小安制作人小安蔡依林单曲年表 大丈夫(2009年) 美人計 (2010年) 美人計(Dance with Me remix)(2010年) 音乐视频YouTube上的《美人計》 美人計(Dance with Me remix) 蔡依林单曲年表 美人計(2...

 

 

Italian painter Job and his children Domenico Piola (1627 – 8 April 1703) was a Genoese painter of the Baroque period. He was the leading artist in Genoa in the second half of the 17th century, working on ceiling frescoes for many Genoese churches and palaces and canvas paintings for private collectors. His family studio was highly prolific and frequently collaborated with other artists.[1] Biography Piola was an Italian painter, draughtsman, printmaker and designer. He was the lead...

Town in SlovakiaPodolínecTownA church in Podolínec Coat of armsPodolínecLocation of Podolínec in SlovakiaCoordinates: 49°15′26″N 20°31′51″E / 49.25722°N 20.53083°E / 49.25722; 20.53083CountrySlovakiaRegionPrešovDistrictStará ĽubovňaFirst mentioned1235Government • MayorMichal Marhefka[1]Area[2] • Total33.76 km2 (13.03 sq mi) (2022)Elevation565[3] m (1,854[3] ft)Popu...

 

 

Bob NewhartNewhart tahun 1987.LahirGeorge Robert Newhart5 September 1929 (umur 94)Oak Park, Illinois, Amerika SerikatMeninggal18 Juli 2024(2024-07-18) (umur 94)Los Angeles, California, Amerika SerikatPekerjaanPemeran, pelawakTahun aktif1958–2024Suami/istriVirginia Ginnie Quinn ​ ​(m. 1963; meninggal 2023)​Anak4 Penghargaan(2013) Primetime Emmy Award for Outstanding Guest Actor in a Comedy Series (en) (2002) Mark Twain Prize for...