México và Việt Nam là hai quốc gia có chung lịch sử trong thực tế là cả hai quốc gia đều cùng chịu ảnh hưởng của Đệ Nhị Đế chế Pháp: Thuộc địa của Liên bang Đông Dương (bao gồm cả Việt Nam) và Đệ Nhị Đế chế México do Pháp hậu thuẫn.[1] Năm 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập khỏi Pháp và ngay sau đó Việt Nam tham gia Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) và sau đó là Chiến tranh Việt Nam (1955-1975). Trong Chiến tranh Việt Nam, México vẫn giữ trung lập. Sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 4 năm 1975, cả hai quốc gia đã sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau cùng năm đó.[2] Cuối năm đó, Việt Nam đã mở một đại sứ quán ở Thành phố México và Mexico theo đó bằng cách mở một đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1976; tuy nhiên, México đã đóng cửa đại sứ quán vào năm 1980 vì lý do tài chính. México mở lại đại sứ quán vào tháng 10 năm 2000.
Cả hai quốc gia đã ký một số thỏa thuận song phương như Thỏa thuận về việc bãi bỏ các yêu cầu Visa đối với người mang hộ chiếu chính thức và ngoại giao của cả hai quốc gia (2002); Bản ghi nhớ về việc thiết lập một cơ chế tham vấn và thỏa thuận hợp tác văn hóa và giáo dục (2002); Hiệp định về hợp tác khoa học và kỹ thuật (2011); Hiệp định về Nông nghiệp và Lâm nghiệp (2011) và Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư (2016).[6]
Quan hệ thương mại
Năm 2018, thương mại hai chiều giữa cả hai quốc gia lên tới 4 tỷ USD.[7] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Mexico sang Việt Nam bao gồm: tôm, tôm hùm, mực, máy kéo, bột mì, thịt và rượu (bia). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico bao gồm: điện tử, mạch điện và dệt may.[6] Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Mexico tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cả hai quốc gia đã hợp tác chặt chẽ với tư cách là thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.