Po Klong M'hnai

Po Klong M'hnai
Chánh vương Panduranga
Vua Panduranga
Ủy trị1622 - 1627
Tiền nhiệmPo Ehklang
Kế nhiệmPo Rome
Thông tin chung
Sinh?
Băl Cau, Panduranga
Mất1627
Băl Cau, Panduranga
An tángBình Thuận
Thê thiếp?
Bản danh
Không rõ
Niên hiệu
Po Klong M'hnai
Thụy hiệu
Không có
Miếu hiệu
Không có
Tước hiệuPo-tana-raya
Chính phủPanduranga
Thân mẫu?

Po Klong M'hnai hay Po Klaong Mah Nai[1] là tước hiệu của một nhà cai trị Panduranga trong giai đoạn 1622 - 1627.

Tiểu sử

Dưới tiền triều Po Ehklang, Po Klong M'hnai được ban tước hiệu Maha Taha (महा तह). Ông đăng cơ vào năm 1622 và tại vị đến năm 1627 thì băng hà, ngai vàng lại được chuyển cho con rể. Tương truyền, Po Klong M'hnai không có con trai nên đã truyền ngôi cho một mục phu người Churu được ông yêu quý, lại gả con gái cho, đấy là Po Rome.

Theo huyền tích và sử ký Panduranga, Po Klong M'hnai có hai người vợ: Một là hoàng hậu Bia Som người Chăm và người còn lại là thứ phi Nguyễn Thị Ngọc Thương người Việt. Bà Ngọc Thương là ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên.

Di sản

Mặc dù tại vị trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng Po Klong M'hnai để lại cho hậu thế cụm lăng vào hạng đẹp nhất Champa ở nơi hiện nay là thôn Lương Bình, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận[2].Nhưng trải qua chiến tranh bị xuống cấp trầm trọng nên đã được hậu duệ trùng tu lại. Ngoài ra, còn khá nhiều bảo vật bằng vàng của hoàng tộc Po Klong M'hnai được chính các hậu duệ của ông gìn giữ nghiêm cẩn ở Bình Thuận[3]. Họ cũng giữ được khá nguyên vẹn công thư giao thiệp giữa hai triều đình Pandurangachúa Nguyễn[4]. Hiện nay, truyền nhân kế thừa các di sản này là bà Nguyễn Thị Yến sau khi mẹ mình là bà Nguyễn Thị Đào ( con nuôi của công chúa Nguyễn Thị Thềm) qua đời. Nhưng một số hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử đã được hậu duệ tặng cho Trung Tâm Trưng bày Văn Hóa Chăm Bình Thuận[5]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Giới thiệu đền Po Klaong Mah Nai, Phan Rí”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ Đền thờ Po Klong M'hnai
  3. ^ Ngôi nhà chứa bảo vật ngàn xưa
  4. ^ Những báu vật vô giá của hoàng tộc Panduranga
  5. ^ “Tận mắt thấy những báu vật vàng ròng trong kho báu Champa”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2016.

Liên kết ngoài