Phạm Khắc Rậu

Phạm Khắc Rậu
Phạm Khắc Rậu năm 1965
Chức vụ
Nhiệm kỳ1963 – 1964
Tiền nhiệmTrần Văn Chương (Đại sứ)
Kế nhiệmTrần Thiện Khiêm (Đại sứ)
Thông tin cá nhân
Sinh(1921-04-30)30 tháng 4, 1921
Nam Định, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất30 tháng 5, 2002(2002-05-30) (81 tuổi)
Hoa Kỳ
Nghề nghiệpLuật sư, nhà ngoại giao

Phạm Khắc Rậu[1][2] (30 tháng 4 năm 1921 – 30 tháng 5 năm 2002) là luật sư và nhà ngoại giao người Việt Nam, từng giữ chức Lãnh sự Quốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòa tại Singapore, đồng thời là Đại biện lâm thời Công sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Malaya.

Tiểu sử

Phạm Khắc Rậu sinh ngày 30 tháng 4 năm 1921 tại Nam Định, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương.[3] Tên "Rậu" của ông bắt nguồn từ năm sinh (năm Đinh Dậu).[1] Năm 1942, ông tốt nghiệp Khoa Luật Viện Đại học Đông Dương.[3]

Năm 1948, ông trở thành kiểm toán viên cao cấp về thuế thu nhập tại Hà Nội.[3] Năm 1950, ông bắt đầu bước chân vào phục vụ trong ngành ngoại giao.[3] Năm 1952, ông giữ chức vụ Trưởng phòng Pháp chế và Lãnh sự Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam.[3]

Năm 1954, ông được bổ nhiệm làm Lãnh sự đầu tiên của Quốc gia Việt Nam (sau này là Việt Nam Cộng hòa, được biết đến rộng rãi là Nam Việt Nam) tại Singapore,[1][4] và từ năm 1957 trở đi, ông đồng thời giữ chức Đại biện lâm thời tại Malaya.[2][3] Về sau, ông còn làm Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.[5]

Ông qua đời ngày 30 tháng 5 năm 2002 tại Hoa Kỳ.[6]

Đời tư

Phạm Khắc Rậu đã kết hôn và có bốn người con.[1][7]

Tham khảo

  1. ^ a b c d “越南駐星首任領事范克酉氏昨日抵星 將與輔政司商設置領館事宜” [Lãnh sự đầu tiên của Việt Nam tại Singapore là Phạm Khắc Rậu đã đến Singapore ngày hôm qua và sẽ thảo luận về việc thành lập lãnh sự quán với Ngoại trưởng]. Nam Dương thương báo (bằng tiếng Trung). 31 tháng 8 năm 1954. tr. 5. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b “南越將在隆設領事館” [Nam Việt Nam sẽ mở lãnh sự quán tại Long Thiết]. Tinh Châu nhật báo (bằng tiếng Trung). 22 tháng 6 năm 1957. tr. 9. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f Le Minh (1958). “Vietnam”. Trong Wu, Felix L. (biên tập). The Asia Who's Who (bằng tiếng Anh). Hong Kong: Pan-Asia Newspaper Alliance. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “Foreign Office, 4th October, 1954”. The London Gazette (bằng tiếng Anh) (40310): 6068. 26 tháng 10 năm 1954. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Diplomatic List November 1964 (bằng tiếng Anh). Washington D.C.: U.S. Government Printing Office. 1964. tr. 65. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Rau K Pham”. FamilySearch (bằng tiếng Anh). 8 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “Evacuation of Vietnamese”. WikiLeaks (bằng tiếng Anh). 25 tháng 4 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài