Phòng Thượng viện Hoa Kỳ

Phòng Thượng viện
Phòng Thượng viện nhìn từ Phòng trưng bày báo chí Thượng viện
ThuộcĐiện Capitol Hoa Kỳ
Vị tríWashington, DC
Quốc giaHoa Kỳ
Mục đíchPhòng họp cho Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Hình ảnh Phòng Thượng viện tại Quốc hội khóa 111 vào năm 2009.

Phòng Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate Chamber) là một căn phòng ở cánh bắc của Điện Capitol Hoa Kỳ, là phòng họp chính thức của Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng viện lần đầu tiên họp địa điểm hiện tại vào ngày 4 tháng 1 năm 1859. Trước đó, Thượng viện từng họp tại Hội trường Liên bang, Hội trường Quốc hộiPhòng Thượng viện cũ trong tòa nhà Capitol.[1]

Căn phòng được thiết kế bởi Kiến trúc sư của Điện Capitol lúc bấy giờ là Thomas Ustick Walter. Căn phòng được thiết kế chiếm hai tầng hình chữ nhật với 100 bàn làm việc cá nhân xếp theo hình bán nguyệt, mỗi bàn làm việc cho mỗi Thượng nghị sĩ, đối diện với một bàn làm việc cho chủ tọa và thư ký. Phòng Thượng viện có thể được quan sát từ bốn phía bởi một phòng trưng bày trên tầng hai. Phòng Thượng viện có diện tích 9.040 foot vuông (840 m2).

Nguồn gốc và Lịch sử

Thượng viện có thời gian ngắn họp trong Hội trường Liên bang ở New York, sau đó họp tại một căn phòng trên tầng hai trong Hội trường Quốc hội ở Philadelphia, Pennsylvania, cho đến khi chuyển đến Phòng Tòa án Tối cao cũ trong tòa nhà Capitol vào năm 1800. Từ năm 1810 đến năm 1859, Thượng viện sử dụng Phòng Thượng viện cũ cho các chức năng lập pháp.[2]

Trong thời gian này, Thượng viện đã tăng gần gấp đôi quy mô khi các bang mới được kết nạp vào Liên bang. Do quy mô tăng lên của cả hai viện quốc hội, hai cánh mới đã được bổ sung vào Điện Capitol Hoa Kỳ. Bắt đầu từ năm 1851, Capitol đã trải qua một số lần mở rộng bao gồm bổ sung các cánh mới và các phòng tương ứng của chúng, cũng như một mái vòm mới.[3]

Thiết kế và xây dựng

Ngoài việc mở rộng không gian cho Thượng viện sử dụng, các nhà thiết kế của căn phòng còn lo ngại rằng căn phòng có chất lượng âm thanh và tầm nhìn chỉ tương đương với chất lượng của một nhà hát thông thường. Việc xây dựng căn phòng bắt đầu vào năm 1851 cho đến khi các thượng nghị sĩ bắt đầu sử dụng căn phòng để họp vào năm 1859. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu sử dụng phòng, các thượng nghị sĩ đã phàn nàn về chất lượng âm thanh kém và căn phòng xuất hiện nhiều âm thanh khi mưa gió xảy ra.[4]

Căn phòng có hình chữ nhật, chiếm hai tầng ở trung tâm của cánh phía bắc của Điện Capitol, bao gồm 100 bàn làm việc riêng lẻ được sắp xếp theo hình bán nguyệt, đối diện với bàn làm việc của chủ tọa và thư ký. Trên tầng thứ hai của phòng là một phòng trưng bày, nơi du khách có thể quan sát phiên họp Thượng viện.[5] Thượng viện lần đầu tiên cho phép du khách quan sát các phiên họp của mình vào năm 1795. Phòng trưng bày là điểm đến phổ biến cho khách du lịch cũng như người dân trong suốt thế kỷ XIX. Phía trên bàn của chủ tọa và thư ký là phòng trưng bày báo chí. Tại đây, các phóng viên và nhà báo có thể quan sát và đưa tin về quá trình lập pháp của Thượng viện.[6]

Sử dụng sớm

Phòng Thượng viện Hoa Kỳ, khoảng năm 1873.

Do chất lượng và kích thước giống của phòng giống như rạp hát thông thường, nhiều yêu cầu đã được đưa ra và đã được đáp ứng để sử dụng phòng cho các chức năng khác với quy định. Năm 1863, căn phòng được sử dụng để trình bày bài thơ tự sự Người tình ngủ trong rừng về một người lính của Quân đội Liên bang, William Scott, người đã ngủ gật tại vị trí của mình và bị kết án xử bắn. Trong số những khán giả đến xem buổi biểu diễn có Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ Abraham Lincoln, người đã ân xá cho Scott nhiều tháng trước đó.[7]

Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ đã cảm thấy mệt mỏi với cuộc cạnh tranh về việc sử dụng phòng, và lần cuối phòng được sử dụng mà không phải mục đích lập pháp là bài diễn thuyết về tái thiết sau Nội chiến, sau đó, Thượng viện ban hành một quy tắc quy định rằng phòng sẽ không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác mục đích lập pháp.[8]

Năm 1923, bác sĩ hành nghề và cựu ủy viên của Ủy ban Y tế Thành phố New York Royal Copeland bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình với tư cách Thượng nghị sĩ. Ông nhanh chóng để ý đến chất lượng không khí trong phòng kém, cho rằng cái chết sớm của 34 thượng nghị sĩ đang phục vụ trong mười hai năm trước đó là do không khí quá nóng và ẩm thấp, mà ông cho là nguyên nhân lây lan các bệnh thông thường vào mùa đông và sự khó nóng bức của căn phòng vào mùa hè.

Vào tháng 6 năm 1924, Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua một đề xuất của Copeland để cải thiện "điều kiện làm việc của Phòng Thượng viện." Carrere & Hastings, công ty kiến trúc đã thiết kế Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell, đệ trình một kế hoạch cải tiến, bao gồm việc dỡ bỏ các bức tường bên trong và hạ trần, sau đó đã được Thượng viện phê duyệt vào ngày 11 tháng 5 năm 1928. Tuy nhiên, vào ngày 16 tháng 5, Copeland đã yêu cầu hoãn vô thời hạn đề xuất của mình vì một hệ thống thông gió mới đã nhận được sự tán thành của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế công cộng. Hệ thống thông gió và hệ thống điều hòa không khí đầu tiên của Thượng viện, được thiết kế bởi Carrier Corporation, đã được lắp đặt vào năm 1929.[9]

Thiết kế hiện đại và sử dụng

Cánh bắc của Điện Capitol, có Phòng Thượng viện.

Tái thiết 1949–50

Vào năm 1949–50, Phòng Thượng viện đã trải qua một đợt trùng tu bao gồm việc loại bỏ giếng trời và thiết kế lại các bức tường của căn phòng. Thay cho các tấm lót tường bằng gang nguyên bản của căn phòng, các tấm lót bằng đá cẩm thạch Levanto màu đỏ mới hơn đã được lắp đặt. Hiên bằng gỗ đã được thay thế bằng một phiên bản mới hơn, lớn hơn làm bằng đá cẩm thạch. Trần nhà bằng sắt và kính, bao gồm cả giếng trời, đã được thay thế bằng trần nhà bằng thép không gỉ và thạch cao. Đợt tái thiết này, ngoài việc cải thiện đặc tính âm học của căn phòng, còn thay thế các kiểu trang trí giữa thế kỷ 19 của căn phòng bằng cách trang trí hiện đại hơn. [10]

Chụp ảnh trong phòng

Quy tắc IV của Thượng viện cấm chụp ảnh bên trong Phòng Thượng viện. Thượng viện đã đình chỉ quy định này vào ngày 24 tháng 9 năm 1963, để cho phép chụp bức ảnh chính thức đầu tiên về Thượng viện. Trong cùng năm đó, Hiệp hội Địa lý Quốc gia đã yêu cầu sự cho phép để chụp bức ảnh chính thức đầu tiên của Thượng viện trong phiên họp cho của mình để đăng tải lên bài báo We, the People. Mỗi kỳ họp hai năm một lần của Quốc hội Hoa Kỳ, Nhiếp ảnh gia của Thượng viện có nhiệm vụ chụp ảnh chính thức cho một phiên họp Thượng viện.[11]

Phiên tòa xét xử Tổng thống Bill Clinton

Truyền hình

Bắt đầu từ năm 1979, Hạ viện bắt đầu đưa tin về các phiên họp hàng ngày của họ trên kênh C-SPAN (Mạng lưới các vấn đề công cộng qua vệ tinh). Các thượng nghị sĩ ban đầu phản đối việc đưa tin qua truyền hình về các phiên họp hàng ngày của Thượng viện, nhiều người bày tỏ lo ngại rằng các thủ tục qua truyền hình sẽ thay đổi đáng kể việc tiến hành quy trình lập pháp. Tuy nhiên, vào năm 1986, các nhà lãnh đạo của Thượng viện Bob DoleRobert Byrd đã chính thức đề xuất truyền hình trực tiếp về phiên họp của Thượng viện. Vào ngày 2 tháng 6 cùng năm, các thủ tục hàng ngày bắt đầu được phát sóng trên kênh C-SPAN 2.[12]

Tham khảơo

  1. ^ “The Senate Chamber 1859-2009”. United States Senate. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ “The Senate Chamber 1859-2009”. United States Senate. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “The Senate Chamber 1859-2009”. United States Senate. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “1851-1877 Constructing a Senate Theater”. United States Senate. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ “U.S. Capitol Senate”. Architect's Virtual Capitol. Office of the Architect of the Capitol. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ “The Senate Chamber 1859-2009”. United States Senate. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ “1851-1877 Constructing a Senate Theater”. United States Senate. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  8. ^ “1851-1877 Constructing a Senate Theater”. United States Senate. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ “1921-1940 Senators Vote to Knock Out Walls”. United States Senate. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  10. ^ “U.S. Capitol Senate”. Architect's Virtual Capitol. Office of the Architect of the Capitol. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  11. ^ “The Senate Chamber 1859-2009”. United States Senate. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  12. ^ “The Senate Chamber 1859-2009”. United States Senate. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.

Liên kết ngoài