Phái phản động Quốc dân Đảng

Phái phản động Quốc dân Đảng (tiếng Trung: 国民党反动派; Hán-Việt: Quốc dân Đảng phản động phái; bính âm: Guómíndǎng fǎndòngpài) còn gọi là Chính phủ phái phản động Quốc dân Đảng[1] (国民党反动派政府), Tập đoàn thống trị phản động Quốc dân Đảng[2] (国民党反动统治集团), Phái ngoan cố Quốc dân Đảng[3] (国民党顽固派), là từ miệt thị chính trị của Đảng Cộng sản Trung QuốcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Chính phủ Trung Hoa Dân QuốcTrung Quốc Quốc dân Đảng.[2][4] Từ tháng 4 năm 1927 khi Tưởng Giới Thạch thành lập Chính phủ Quốc dân Nam Kinh cho đến năm 1949 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm được Nam Kinh trong chiến dịch vượt sông Trường Giang, thời kỳ này được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gọi là "Hai mươi hai năm nền thống trị phản động của Quốc dân Đảng".

Tổng quan

Bắt đầu từ thập niên 1910, từ "phản động" dần trở thành một thuật ngữ mang tính cách mạngTrung Quốc đại lục. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành "Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tình hình hiện nay", lần đầu tiên sử dụng khái niệm "phản động" nhằm ám chỉ quân phiệt Bắc Dương Đoàn Kỳ Thụy và những "quân phiệt phản động" khác.[5]:10—11 Lúc bắt đầu Quốc-Cộng hợp tác lần thứ nhất , Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành khái niệm phái tảphái hữu Quốc dân Đảng. Ban đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc không coi phái hữu Quốc dân Đảng là phái phản động.[5]:13

Tháng 8 năm 1925, Liêu Trọng Khải bị ám sát. Sự hiểu biết của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng phái hữu Quốc dân Đảng là "phái phản động" tiếp tục ngày càng sâu sắc. Tháng 4 năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch phát động sự kiện ngày 12 tháng 4, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chống lại nhau. Sau này, các tác giả của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mô tả việc Tưởng Giới Thạch phát động Biến cố ngày 12 tháng 4 và thành lập Chính phủ Quốc dân riêng biệt ở Nam Kinh là "dấu hiệu cho thấy phái hữu Quốc dân Đảng đã trở thành phái phản động".[6][7]

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, "Tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc về vụ Tưởng Giới Thạch thảm sát nhân dân cách mạng" do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành đã phân biệt Tưởng Giới Thạch với Trung Quốc Quốc dân Đảng và chỉ có đặc điểm Tưởng Giới Thạch mới bị coi là "kẻ phản cách mạng". Sau vụ sáp nhập Ninh Hán diễn ra vào tháng 9, nhiều phe phái khác nhau của Quốc dân Đảng đã đoàn kết nhằm đả kích Đảng Cộng sản. Vào lúc này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn coi Quốc dân Đảng và Chính phủ Quốc dân là phái phản cách mạng và phản động.[5]:15

Cách sử dụng

Ngoài thuật ngữ phái phản động Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn sử dụng các thuật ngữ tương tự như phái ngoan cố Quốc dân Đảng, chính phủ phái phản động Quốc dân Đảng,[1]:159 chính phủ phản động Quốc dân Đảng, tập đoàn phản động Quốc dân Đảng,[2] chính quyền phản động Quốc dân Đảng, v.v... để chỉ Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Chính phủ Quốc dân) dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch và Trung Quốc Quốc dân Đảng, cũng như Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc (Quốc dân Cách mạng Quân).[3]:76—77[4] Để nêu bật "độc tài cá nhân" của Tưởng Giới Thạch, người ta gọi là chính quyền Tưởng Giới Thạch,[2] băng đảng Tưởng Giới Thạch,[8] tập đoàn Tưởng Giới Thạch,[9] tập đoàn thống trị phản động Tưởng Giới Thạch, chính phủ độc tài Tưởng Giới Thạch,[8] chính phủ bán nước Tưởng Giới Thạch,[2] quân Tưởng, v.v... Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông thường sử dụng thuật ngữ phái ngoan cố Quốc dân Đảng trong các bài viết của mình trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật.[3]:78 Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau khi dời sang Đài Loan năm 1949 vẫn còn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là phái phản động Quốc dân Đảng.

Ý nghĩa của những từ như vậy cũng thay đổi do những người dùng khác nhau và những thời kỳ khác nhau. Trong nội chiến Quốc-Cộng lần thứ hai, phái phản động Quốc dân Đảng được phái Đảng Dân chủ ngoài Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản nhắc đến, tức những phần tử "ích kỷ, ngoan cố, phản động và phản dân chủ" bên trong Trung Quốc Quốc dân Đảng là "phe đương quyền" và "phe hiếu chiến" của Quốc dân Đảng. Nó không bao gồm Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo Trung Quốc Quốc dân Đảng lúc bấy giờ. Sau đó phạm vi này được mở rộng. Từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc Quốc dân Đảng cho đến các quan chức quan trọng của các cơ quan khác nhau của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do họ lãnh đạo, "từ các khía cạnh quân sự, chính trị đến kinh tế", họ đều thuộc phái phản động Quốc dân Đảng.[10]:261—262

Tuyên truyền

Trong lĩnh vực tuyên truyền chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có một quan niệm cố hữu cho rằng đảng, chính quyền và quân đội do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo ngang hàng với phái phản động Quốc dân Đảng.[3]:76[11]:159 Người ta thường tin rằng Tưởng Giới Thạch và "phái phản động Quốc dân Đảng" đại diện cho lợi ích của giai cấp đại địa chủđại tư sản.[3]:76[4][7] Một số học giả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng ý gọi Quốc dân Đảng trong nội chiến Quốc-Cộng là "phái phản động Quốc dân Đảng", thế nhưng Chính phủ Quốc dân và Quốc dân Cách mạng Quân do Quốc dân Đảng lãnh đạo trong kháng chiến chống Nhật không nên bị gọi là "phái phản động Quốc dân Đảng".[3]:76—77 Đối với Chính phủ Quốc dân trước khi dời sang Đài Loan năm 1949 và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, thuật ngữ không mang nghĩa xúc phạm là Chính phủ Quốc dân Đảng.[2] Khi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xử lý vấn đề Đài Loan, họ có thể gọi Tập đoàn Tưởng Giới Thạch[9]nhà đương cục Đài Loan là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Tham khảo

  1. ^ a b 列文, Liệt Văn (1959). “《关于上海人民反美蒋爱用国货的斗争》” [Về cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Thượng Hải và việc Tưởng Giới Thạch ưa dùng hàng nội]. Độc thư (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Tam liên thư điếm (8). ISSN 0257-0270. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f Tào Hiểu Hiên biên tập (19 tháng 8 năm 2014). “中华人民共和国诞生大事记” [Những sự kiện chính về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]. Gov.cn (bằng tiếng Trung). Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023. 中国共产党自1921年成立之日起[......]围绕着"建什么国" 的问题,同国民党反动统治集团展开了激烈的斗争。1946年6月下旬,国民党政府不顾全国人民迫切要求[......]蒋介石政权很快就处在全民的包围之中[......]1948年[......]5月2日 中共中央电示中共上海局[......]在反对美帝国主义侵略及蒋介石卖国政府的斗争中加强各民主党派[......]12月30日 新华社发表毛泽东写的1949年新年献词[......]美帝国主义和国民党反动派正在策划"和平"阴谋[......]1949年[......]1月14日 新华社发表[......]接收南京国民党反动政府及其所属各级政府的一切权力[......]4月1日 以张治中为首席代表的国民党政府代表团抵达北平[......]4月23日 人民解放军占领南京,宣告国民党22年反动统治覆亡[......]
  3. ^ a b c d e f 曹仲彬, Tào Trọng Bân; 周晓晶, Chu Hiểu Tinh (1991). “《抗日战争时期的国民党不宜称谓"反动派"》” [Quốc dân Đảng trong thời kỳ chiến tranh kháng Nhật không nên bị gọi là "phái phản động"]. Trương Bạch học san (bằng tiếng Trung). Hợp Phì, An Huy: Hội Liên hiệp Khoa học Xã hội tỉnh An Huy (1): tr. 76–78. ISSN 1002-1698. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ a b c “四、团结争取民族资产阶级” [Bốn. Đoàn kết đấu tranh vì giai cấp tư sản dân tộc]. Dangshi.people.com (bằng tiếng Trung). 15 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023. 1939年12月至1940年3月间,国民党反动派掀起了全面抗战以来的第一次反共高潮[......]1940年3月,毛泽东在《目前抗日统一战线中的策略问题》中提出:"抗日战争胜利的基本条件[......]孤立顽固势力,就是孤立以蒋介石为代表的大地主、大资产阶级的顽固派。[......]
  5. ^ a b c 陈瑞, Trần Thụy; 蔡胜, Sái Thắng (2022). “《20世纪20年代中国共产党对"反动"话语的建构》” [Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng diễn ngôn "phản động" thập niên 1920]. Tạp chí Đại học Giao thông Tây Nam (Ấn bản Khoa học Xã hội) (bằng tiếng Trung). Thành Đô, Tứ Xuyên: Đại học Giao thông Tây Nam (3): tr. 9–18. ISSN 1009-4474. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “【百年党史诗百篇】之十四:中国左翼作家联盟成立” ["Bách niên Đảng sử thi bách thiên" số 14: Liên minh Nhà văn Cánh tả Trung Quốc được thành lập]. Heshan.gov.cn (bằng tiếng Trung). 31 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2023. 1927年,蒋介石在南京成立国民政府并发动血腥的"四一二事变",标志着国民党右派已经变成了反动派。国民党反动统治者[......]
  7. ^ a b 沈建中, Thẩm Kiến Trung (2011). “四一二政变的前前后后——第一次国共合作从形成到破裂” [Thông tin chi tiết về Cuộc chính biến ngày 12 tháng 4 — sự hình thành và sụp đổ của Quốc-Cộng hợp tác lần thứ nhất]. Djnb.cn (bằng tiếng Trung). Tạp chí Đại Giang Nam Bắc số 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2023. 从此,以蒋介石为首的国民党反动派从民族资产阶级右翼完全转变为大地主大资产阶级的代表,完全从革命统一战线中分裂出去。[......]1927年2月21日[......]最后,蒋介石终于冒天下之大不韪,在上海发动了"四一二"反革命政变,由新右派彻底变成了反动派。[......]
  8. ^ a b 毛泽东, Mao Trạch Đông (31 tháng 7 năm 2019). “目前形势和我们的任务 (一九四七年十二月二十五日)” [Tình hình hiện tại và nhiệm vụ của chúng ta (25/12/1947)]. Qstheory.cn (bằng tiếng Trung). Tuyển tập Mao Trạch Đông tập 4. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023. 中国人民解放军已经在中国这一块土地上扭转了美国帝国主义及其走狗蒋介石匪帮的反革命车轮,使之走向覆灭的道路,推进了自己的革命车轮,使之走向胜利的道路。这是一个历史的转折点。这是蒋介石的二十年反革命统治由发展到消灭的转折点。[......]七 一九四七年十月,人民解放军发表宣言,其中说[......]打倒蒋介石独裁政府,成立民主联合政府[......]只是在美国帝国主义和蒋介石反动统治集团的罪恶已经在中国人民面前暴露无遗之后[......]
  9. ^ a b “驻北马其顿大使张佐发表《台湾从来都是中国领土不可分割的一部分》署名文章” [Đại sứ tại Bắc Macedonia Trương Tá đã đăng một bài viết có chữ ký "Đài Loan luôn là một phần không thể thiếu của lãnh thổ Trung Quốc"]. Mk.china-embassy.gov.cn (bằng tiếng Trung). 14 tháng 6 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023. 第二,联大第2758号决议在国际法上确认了一个中国原则[......]若其中的"中国"不包括台湾,则无需驱逐"蒋介石的代表"。当时蒋介石集团声称其代表包括台湾在内的全中国,上述措辞表明[......]
  10. ^ 陈红民, Trần Hồng Dân; 胡馨仪, Hồ Hinh Nghi (2022). “《从"国民党的反动派"到"国民党反动派"——舆论的丧失与国民党大陆统治的崩溃》” [Từ "phái phản động của Quốc dân Đảng" đến "phái phản động Quốc dân Đảng" —— sự mất mát của dư luận và sự sụp đổ của nền thống trị đại lục của Quốc dân Đảng]. Học thuật giới (bằng tiếng Trung). Hợp Phì, An Huy: Hội Liên hiệp Khoa học Xã hội tỉnh An Huy (4): tr. 130–139. ISSN 1002-1698. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ 骆新强, Lạc Tân Cường (2015). “《中国国民党党史专题》” [Chuyên đề đặc biệt về lịch sử Trung Quốc Quốc dân Đảng]. Trung học chính sử địa: áp dụng cho bậc sơ trung (bằng tiếng Trung). Trịnh Châu, Hà Nam: Nhà xuất bản Đại học Hà Nam (7): tr. 159–167. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023. 国内刊号:41-1380/G4