Vụ Somerset năm 1772 giúp bắt đầu phong trào Anh để bãi bỏ chế độ nô lệ. Trong vụ này, một nô lệ bỏ trốn giành được tự do tại Anh vì chế độ nô lệ không tồn tại theo thông luật Anh và do đó bị cấm tại Anh. Tuy ý kiến chống lại chế độ nô lệ đã rộng rãi vào cuối thế kỷ 18, nhưng các thuộc địa và quốc gia mới độc lập tiếp tục có chế độ nô lệ: các lãnh thổ Tây Ấn thuộc Hà Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha; Nam Mỹ; và miền Nam Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ giành độc lập trong Cách mạng Mỹ, các tiểu bang miền bắc thông qua các đạo luật bãi nô, đôi khi từ từ, bắt đầu với Pennsylvania vào năm 1780 và tiếp tục cho 20 năm. Massachusetts thông qua hiến pháp tiểu bang công bố công bằng giữa mọi công dân; các vụ kiện tự do dùng nguyên lý này để dẫn đến sự kết thúc của chế độ nô lệ trong tiểu bang này. Vào năm 1777, 14 năm trước khi được công nhận là tiểu bang, Vermont kết thúc chế độ nô lệ cho người lớn. Trong các tiểu bang khác như Virginia, các tòa án quyết định rằng các tuyên bố quyền lợi tương tự không có hiệu lực đối với người gốc Phi. Vào các thập niên về sau, phong trào bãi nô trở nên mạnh mẽ tại các tiểu bang miền bắc, và Quốc hội điều chỉnh sự mở mang của chế độ nô lệ tại các tiểu bang gia nhập Liên bang.
Ngày nay, chế độ nô lệ và lao động cưỡng bức đối với trẻ em hoặc người lớn đều là bất hợp pháp tại phần nhiều quốc gia và cũng vi phạm luật quốc tế; tuy nhiên, chế độ buôn người nhằm mục đích lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục tiếp tục xảy ra nhiều, có ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và người lớn (xem Nô lệ hiện đại). Quốc gia cuối cùng bãi bỏ tình trạng pháp lý của sự nô lệ là Mauritanie, theo một sắc lệnh tổng thống vào năm 1981 và một đạo luật năm 2007 công bố tội chủ nô. Tuy nhiên, theo ước lượng năm 2012, 10–20% dân cư Mauritanie (từ 340.000 đến 680.000 người) vẫn là nô lệ.[2]
Chú thích
^Wilson, Thomas. The Oglethorpe Plan. tr. 201–206.