Phan Đỗ Phúc

Phan Đỗ Phúc
Thông tin nghệ sĩ
Sinh1990 (34–35 tuổi)
Việt Nam
Thể loạiCổ điển
Nghề nghiệpNhạc công
Nhạc cụCello
Năm hoạt động2008–nay

Phan Đỗ Phúc là một nhạc trưởng, nghệ sĩ cello người Việt Nam.

Tiểu sử

Phan Đỗ Phúc sinh năm 1990.[1][2] Anh được bố mẹ cho học đàn organ từ năm 4 tuổi.[3] Khi thi vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), có nhiều học sinh thi chuyên ngành organ nên các giáo viên đã giới thiệu anh sang học đàn cello.[3] Anh được đào tạo dưới sự dẫn dắt bởi giáo viên cello Ngọc Hiền.[4]

Sự nghiệp

Năm 2008, anh giành giải nhất cuộc thi hòa tấu thính phòng tại Ý và giải nhất cuộc thi Concert Competition tại Đại học Luther, Mỹ. Năm 2012, anh giành giải nhất cuộc thi hòa tấu thính phòng tại New York năm 2017.[5]

Phan Đỗ Phúc cùng làm giảng viên một lúc hai trường nghệ thuật lớn ở Mỹ (Đại học Stony Brook và Trường năng khiếu âm nhạc Herald, New York)[1][3][4], đồng thời từng là bè trưởng của nhiều dàn nhạc uy tín của Mỹ và thế giới như dàn nhạc giao hưởng Napa Valley Festival, Dàn nhạc giao hưởng Pacific Music Festival (dưới sự chỉ huy lừng danh người Nga Valery Gergiev), dàn nhạc giao hưởng New York Classical Players.[2][4]

Năm 2020, sau khi tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Tiến sĩ biểu diễn Cello tại Đại học Stony Brook tại New York, anh trở về Việt Nam hoạt động với tư cách bè trưởng cello của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời (the Sun Symphony Orchestra) tại Hà Nội.[1][6] Anh từng hợp tác biểu diễn cùng nhiều tên tuổi lớn như nghệ sĩ cello Colin Carr, nghệ sĩ violin Eugene DruckerPhilip Setzer, nghệ sĩ viola Larry Dutton của nhóm tứ tấu dây Emerson.[1][6] Anh cũng là một trong những thành viên sáng lập của nhóm tam tấu piano dây Trio de Novo tại New York.[1] Gần đây, anh cùng nhóm hoà tấu đã giành giải nhất cuộc thi Lauren V. Ackerman Chamber Music Competition tại New York băn 2018, và cùng nhóm tứ tấu piano Amici giành giải nhì cuộc thi hoà tấu thính phòng Vietnam International Chamber Music Competition 2019.[1]

Anh đã thực hiện nhiều dự án âm nhạc thử nghiệm, kết hợp với tổ chức nghiên cứu và thực hành giáo dục nghệ thuật Wonder Art mang âm nhạc cổ điển đến với các đối tượng là trẻ em như các buổi hòa nhạc “Từ Trịnh: Những lời gió mới”; Chuỗi hòa nhạc “Schubert in a mug”,...[5]

Hiện anh là nhạc trưởng của Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam.[7]

Nhạc cụ

Từ năm 2011, anh đang sử dụng cây đàn cello mang tên Zimmerman chế tác năm 1919 do quỹ Carlsen Cello Foundation, Seattle, Mỹ trao tặng.[4][8]

Nguồn tham khảo

  1. ^ a b c d e f Lan Tường (8 tháng 9 năm 2020). "Tôi muốn kết nối âm nhạc với những lĩnh vực nghệ thuật khác". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b Lâm Anh (27 tháng 8 năm 2019). “Thử sức khi pha trộn nhạc cổ điển và nhạc Trịnh”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b c Ngọc Hà (3 tháng 3 năm 2021). “Nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc: Tìm con đường riêng để chinh phục khán giả”. baotnvn.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ a b c d Nguyễn Phương (6 tháng 9 năm 2019). “Hy vọng vào tương lai nhạc cổ điển nước nhà”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ a b V.Hà (14 tháng 1 năm 2022). “Nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc: Âm nhạc là sự thấu cảm”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ a b Thụy Du. “Kết nối âm nhạc hàn lâm với công chúng”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ Hạnh Nguyên (10 tháng 2 năm 2022). “Kết nối và giáo dục cộng đồng nên được coi là vai trò của nghệ sĩ”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ N.H. (19 tháng 9 năm 2019). “Nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc: Nỗ lực để tạo dấu ấn Việt Nam trên "bản đồ" âm nhạc thế giới”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài