Phân họ Cẩm quỳ

Phân họ Cẩm quỳ
Malva neglecta
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae
Phân họ (subfamilia)Malvoideae
Burnett, 1835
Các tông
Xem văn bản.

Phân họ Cẩm quỳ (danh pháp khoa học: Malvoideae) là một phân họ, tối thiểu là bao gồm chi Malva. Nó được Burnett sử dụng lần đầu tiên năm 1835[1], nhưng đã không được sử dụng nhiều cho tới tận gần đây, khi mà trong phạm vi khuôn khổ của hệ thống APG người ta hợp nhất các họ Malvaceae nghĩa hẹp, Bombacaceae, SterculiaceaeTiliaceae của hệ thống Cronquist để mở rộng họ Malvaceae và chia nó ra thành 9 phân họ, trong đó có phân họ Malvoideae.

Phân họ Malvoideae trong hệ thống Kubitzki bao gồm 4 tông là Malveae, Gossypieae, Hibisceae và Kydieae cùng 2-3 chi không đặt vào tông nào là Jumelleanthus, Howittia và có lẽ cả Alyogyne. Phân họ Malveae bao gồm các loài cẩm quỳ, cối xay và một số loài đồng minh khác. Gossypieae bao gồm bông và các loài đồng minh. Hibisceae bao gồm dâm bụt và các loài đồng minh khác.

Baum và ctv. đã mở rộng khái niệm (về mặt miêu tả theo nhánh, tất cả các loài thực vật này đều có quan hệ họ hàng gần gũi với Malva sylvestris hơn là so với Bombax ceiba) của phân họ Malvoideae để gộp thêm cả tông Matisieae (gồm 3 chi là Matisia, Phragmotheca, Quararibea chứa các loài cây gỗ ở vùng nhiệt đới Tân thế giới, nhưng điều này là không chắc chắn, do tông này có thể có quan hệ gần với phân họ Gạo.) và các chi Camptostemon, Lagunaria, Pentaplaris cùng Uladendron[2].

Phân loại

Phân họ Malvoideae bao gồm khoảng 78 chi với khoảng 1.670 loài[3]. Các chi đa dạng nhất về loài trong phân họ là dâm bụt (Hibiscus spp.) với khoảng 550-580 loài. Phân họ này chia thành 4 tông như nói trên đây cùng 3 chi (Alyogyne, Howittia, Jumelleanthus) không đặt trong tông nào và có lẽ cả hai tông (Matisieae, Fremontodendreae) cùng 4 chi khác nữa (Camptostemon, Pentaplaris, LagunariaUladendron), nhưng điều này là chưa chắc chắn.

Eumalvoideae

Tông Malveae

Tông Malveae: Chứa khoảng 69 chi:

Tông Gossypieae

Tông Gossypieae chứa 9-10 chi:

Tông Hibisceae

Tông Hibisceae chứa khoảng 27 tới 30 chi[4]:

Tông Kydieae

Tông Kydieae chứa khoảng 4 chi[5]. Có lẽ lồng trong tông Hibisceae[6].

Chi độc lập trong Eumalvoideae

  • Alyogyne: 4 loài tại Australia. Vị trí không chắc chắn. Kubitzki & Bayer[7] đặt nó như là chi dị thường trong tông Gossypieae trên cơ sở công trình của La Duke và Doebley. Hutchinson[8] không chỉ đặt nó trong tông Gossypieae, mà còn giảm nó thành từ đồng nghĩa của Cienfuegosia. Tuy nhiên, các nghiên cứu cpDNA của Pfeil và ctv.[9] cho thấy vị trí không chắc chắn của chi Alyogyne[10].

Không thuộc Eumalvoideae

  • Howittia: 1 loài Howittia trilocularis F. Mueller tại đông nam Australia. Có thể gán vào tông Hibisceae hoặc tông Malveae[11] hay không vào đâu như đề cập tại đây.
  • Jumelleanthus

Không chắc chắn

Tông Matisieae

Có thể thuộc phân họ Gạo.

Tông Fremontodendreae

4 loài trong 2-3 chi. Có thể thuộc phân họ Gạo.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ James L. Reveal, Indices Nominum Supragenicorum Plantarum Vascularium[liên kết hỏng]
  2. ^ Baum D. A., S. D. Smith, A. Yen, W. S. Alverson, R. Nyffeler, B. A. Whitlock và R. L. Oldham (2004). “Phylogenetic relationships of Malvatheca (Bombacoideae and Malvoideae; Malvaceae sensu lato) as inferred from plastid DNA sequences”. American Journal of Botany. 91: 1863–1871. doi:10.3732/ajb.91.11.1863.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết), tóm tắt tại đây Lưu trữ 2010-06-21 tại Wayback Machine, toàn văn tại đây Lưu trữ 2008-06-16 tại Wayback Machine.
  3. ^ Malvoideae trên website của APG
  4. ^ “Mục từ tại GRIN”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
  5. ^ “Mục từ tại GRIN”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
  6. ^ Classification: Malvatheca (Malvoideae and Bombacoideae)
  7. ^ Kubitzki & Bayer, Malvaceae, in Kubitzki & Bayer, The Families and Genera of Vascular Plants V (2003)
  8. ^ Hutchinson, The Genera of Flowering Plants (1967)
  9. ^ B.E. Pfeil và L.A. Craven, The Australian Alyogyne cravenii Transferred to Hibiscus (Malvaceae), Novon 14: 322-323 (2004)
  10. ^ The Alyogyne Page
  11. ^ The Howittia Page
  12. ^ Pentaplaris Notes
  13. ^ The Lagunaria Page
  14. ^ Uladendron Notes
  • Bayer C. và K. Kubitzki, 2003. Malvaceae, trang 225-311. Trong K. Kubitzki (chủ biên), The Families and Genera of Vascular Plants, quyển 5, Malvales, Capparales and non-betalain Caryophyllales.