Paul Verlaine

Paul Verlaine
Sinh(1844-03-30)30 tháng 3 năm 1844
Metz, Pháp
Mất8 tháng 1 năm 1896(1896-01-08) (51 tuổi)
Paris, Pháp
Nghề nghiệpNhà thơ

Paul-Marie Verlaine (30 tháng 3 năm 18448 tháng 1 năm 1896) là nhà thơ Pháp, một trong những nhà thơ lớn nhất của Pháp thế kỷ XIX.

Tiểu sử

Tranh Henri Fantin-Latour vẽ các nhà thơ Pháp, trong số này có Paul Verlaine và Rimbaud

Paul-Marie Verlaine sinh ở Metz. Bố là kỹ sư xây dựng trong quân đội, mẹ xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả. Năm 1851 gia đình ông chuyển về Paris. Năm 1855 Verlaine vào học trường Lycée BonapartParis và đã bộc lộ sự say mê thơ ca. Năm 1858, ông gửi cho Victor Hugo trường ca La Mort (Cái chết). Năm 1862 ông nhận bằng cử nhân hùng biện, cũng trong năm này vào học luật tại Đại học Sorbonne nhưng một thời gian sau bỏ học.

Từ tháng 10 năm 1863 ông làm ở công ty bảo hiểm, sau đó vào làm ở tòa thị chính Paris, tham gia nhóm thơ Parnasse. Năm 1866 ông in cuốn sách đầu tiên Poèmes saturniens chịu sự ảnh hưởng của nhóm Parnasse. Năm 1867 ông sang Brussele gặp Victor Hugo. Năm 1870 ông in tập thơ La bonne chanson (Bài ca tốt lành) tặng người yêu Mathilde Mauté. Sau khi chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra, Verlaine phải vào lính nhưng thường xuyên lẩn tránh nghĩa vụ nên phải bị tống vào trại giam một tuần.

Paul Verlaine vẽ hình Rimbaud

Thời gian sau đó là những năm tháng tình ái của ông với nhà thơ trẻ Arthur Rimbaud[1]. Hai người đi sang BỉAnh. Đây là quãng thời gian Verlaine viết những bài thơ hay nhất của mình. Năm 1874 ông in tập thơ Romances sans paroles (Những khúc lãng mạn không lời). Tháng 10 năm 1873 Verlaine cãi nhau với Rimbaud, dùng súng lục bắn vào tay Rimbaud nên bị vào tù hai năm và bị phạt 200 frans. Sau khi mãn hạn tù Verlaine bị vợ và gia đình từ chối nên ông sang Anh dạy tiếng Pháp, dạy vẽ, và làm gia sư. Năm 1882 ông trở về Pháp sống và làm việc ở nhiều nơi. Năm 1894 ông được bầu là "Ông hoàng của các nhà thơ". Năm 1895 ông viết bài giới thiệu cho "Tuyển tập tác phẩm Arthur Rimbaud". Năm 1896 ông in cuốn sách cuối cùng La Mort (Cái chết).

Ông mất ở Paris và được mai táng tại nghĩa trang Cimetière de Batignolles. Có ba ngàn người đến dự lễ tang của ông.

Các nhà thơ phái thơ tượng trưng gọi Verlaine là ông tổ của mình, còn nghệ thuật thi ca gọi tập thơ Romances sans paroles của ông là tuyên ngôn. Tuy vậy sự ảnh hưởng của Verlaine không chỉ giới hạn trong phạm vi một trường phái thơ. Verlaine là người sáng tạo một nghệ thuật thơ mới, phục hồi mối liên hệ với thơ ca dân gian, giữ gìn truyền thống nghệ thuật của thơ ca Pháp mà sau đấy được các nhà thơ lớn của Pháp trong thế kỷ XX tiếp tục.

Tác phẩm

Paul-Marie Verlaine
Paul-Marie Verlaine trong quán cà phê François uống cồn 85 độ
Tranh của Paterne Berrichon vẽ Paul-Marie Verlaine

Thơ

  • La Mort (Cái chết, 1858) trường ca
  • Poèmes saturniens (Thơ sao Thổ, 1866) tập thơ
  • Les Amies (1867)
  • Fêtes galantes (Lễ hội duyên tình, 1869) tập thơ
  • La Bonne chanson (Bài ca đẹp, 1870) tập thơ
  • Romances sans paroles (Những khúc lãng mạn không lời, 1874) tập thơ
  • Sagesse (Minh triết, 1880) tập thơ
  • Jadis et naguère (Jadis và Naguere, 1884) tập thơ
  • Amour (1888)
  • Parallèlement (1889)
  • Dédicaces (1890)
  • Femmes (1890)
  • Hombres (1891)
  • Bonheur (1891)
  • Chansons pour elle (1891)
  • Liturgies intimes (1892)
  • Élégies (1893)
  • Odes en son honneur (1893)
  • Dans les limbes (1894)
  • Épigrammes (1894)
  • Chair (1896)
  • Invectives (1896)
  • Biblio-sonnets (1913)
  • Oeuvres oubliées (1926—1929)

Văn xuôi

  • Les Poètes maudits (1884)
  • Louise Leclercq (1886)
  • Les mémoires d’un veuf (1886)
  • Mes hôpitaux (1891)
  • Mes prisons (1893)
  • Quinze jours en Hollande (1893)
  • Vingt-sept biographies de poètes et littérateurs (parues dans «Les Hommes d’aujourd’hui»)
  • Confessions (1895)

Một số bài thơ tiêu biểu

Paul-Marie Verlaine chết ở ngôi nhà này
Mộ Paul-Marie Verlaine
Một bảo tàng Paul-Marie Verlaine
Tranh vẽ hình Paul-Marie Verlaine
Tượng Paul-Marie Verlaine
Tranh vẽ Verlaine và Rimbaud
Tranh của Cazals vẽ Verlaine
Tranh của Rimbaud vẽ Verlaine
Thu ca
 
Mùa thu nức nở
Rót ra nỗi buồn
Và tiếng vĩ cầm
Cho lòng đau thắt.
Chất đầy trong ngực
Nỗi buồn cô đơn.
 
Nỗi buồn nặng hơn
Khi tiếng chuông ngân
Trong đêm vắng vẻ
Xao xuyến ngập lòng.
Nhớ về ngày cũ
Nước mắt trào dâng.
 
Ta chạy ra đồng
Hỡi cơn gió độc
Bao nhiêu mơ ước
Mi hãy cuốn phăng
Vào đêm tối mịt
Như chiếc lá vàng.
 
Tiếng mưa
 
Mưa rơi lặng lẽ trên thành phố
Arthur Rimbaud
 
Tiếng nức nở trong tim
Như mưa trên thành phố
Có điều chi mệt lử
Đang ngự trị trong lòng?
 
Tiếng mưa rơi dịu êm
Trên đất và trên mái
Con tim này khắc khoải
Nghe tiếng mưa nhẹ nhàng!
 
Khóc chẳng cần nguyên nhân
Con tim mình, trái lại
Có điều chi phản bội?
Buồn bã như đám tang.
 
Cứ thế, một nỗi buồn
Con tim không biết được
Không yêu và không ghét
Chẳng có gì buồn hơn.
 
Phụ nữ và mèo
 
Phụ nữ chơi với mèo – trò chơi cổ điển
Như núi đồi với mũ trắng trên đầu
Thâu đêm suốt sáng, liên tục với nhau
Bàn tay trắng vuốt ve bàn chân trắng.
 
Một bên giận dữ, âm thầm bí ẩn
Khi vuốt ve vị chúa tể của mình
Giấu sau găng tay mềm mại tơ nhung
Là con dao mổ lẹ làng của móng.
 
Bên kia giấu vẻ dữ dằn sâu kín
Dịu dàng vuốt ve chúa tể của mình
Nhưng quỷ sứ ở nơi này trú ẩn.
 
Trong bóng đêm, giữa chăn êm gối ấm
Sau tiếng cười của phụ nữ vang lên
Bốn mắt lửa như lân tinh phát sáng.
 
Không bao giờ nữa
 
Kỷ niệm ơi, mi hành hạ gì ta?
Trời mùa thu nhuốm sắc màu buồn bã
Những con chim đang bay tìm xứ lạ
Ngọn gió vờn những chiếc lá mùa thu.
 
Ta với nàng sánh bước giữa ngày thu
Mà cứ ngỡ hai người trong giấc mộng
Bằng một giọng của trời xanh, nàng bỗng
Hỏi: "Anh hạnh phúc với những ngày qua?"
 
Giọng nói ngọt ngào, ánh mắt xao xuyến
Ta lặng im đáp lại một nụ cười
Và bờ môi nhẹ hôn bàn tay trắng.
 
Ôi bông hoa đầu thơm ngát xinh tươi!
Ôi giọng nói êm đềm trong gió thoảng
Và lời "vâng" âu yếm tự bờ môi!
 
Bài ca dành cho người đẹp
 
Người ta bảo anh rằng em tóc vàng
Rằng gái tóc vàng vô thủy vô chung
Rồi lại nói: "Người đâu mà mảnh khảnh…"
Nhưng mà anh không một chút bận lòng.
Mắt em long lanh hơn cả giọt sương
Và bờ môi gợi cho lòng ước muốn.
 
Người ta bảo anh rằng em tóc đen
Mắt người tóc đen như ngọn lửa hồng
Không ít kẻ thiêu rụi tim trong đó
Nhưng mà anh thấy nhảm nhí vô cùng!
Em thành thạo, cho dù anh lớ ngớ
Và anh yêu bầu nhiệt huyết của em.
 
Người ta bảo: "Chớ yêu người tóc hung
Họ nhạt nhẽo và hay bỗng chốc buồn…"
Anh chỉ cười trước những lời như vậy!
Anh hít vào mái tóc đượm mùi hương
Yêu tất cả những gì thuộc về em
Nữ hoàng của anh – xin em đứng dậy
Hãy áp sát vào lồng ngực của anh!
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Chanson d’Automne
 
Les sanglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon cœur
D’une langueur
Monotone.
 
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;
 
Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Deçà, delà,
Pareil à la
Feuille morte.
 
Romances sans paroles
 
Il pleut doucement sur la ville.
Arthur Rimbaud
 
II pleure dans mon coeur
Comme il pleut sur la ville.
Quelle est cette langueur
Qui penetre mon coeur?
 
O bruit doux de la pluie
Par terre et sur les toits!
Pour un coeur qui s'ennuie,
O le chant de la pluie!
 
Il pleure sans raison
Dans ce coeur qui s'ecoeure.
Quoi! nulle trahison?..
Ce deuil est sans raison.
 
C'est bien la pire peine
De ne savoir pourquoi,
Sans amour et sans haine
Mon couer a tant de peine.
 
Femme et Chatte
 
Elle jouait avec sa chatte,
Et c'était merveille de voir
La main blanche et la blanche patte
S'ébattre dans l'ombre du soir.
 
Elle cachait — la scélérate ! —
Sous ces mitaines de fil noir
Ses meurtriers ongles d'agate,
Coupants et clairs comme un rasoir.
 
L'autre aussi faisait la sucrée
Et rentrait sa griffe acérée,
Mais le diable n'y perdait rien...
 
Et dans le boudoir où, sonore,
Tintait son rire aérien,
Brillaient quatre points de phosphore.
 
Nevermore
 
Souvenir, souvenir, que me veux-tu ? L'automne
Faisait voler la grive à travers l'air atone,
Et le soleil dardait un rayon monotone
Sur le bois jaunissant où la bise détone.
 
Nous étions seul à seule et marchions en rêvant,
Elle et moi, les cheveux et la pensée au vent.
Soudain, tournant vers moi son regard émouvant:
"Quel fut ton plus beau jour ?" fit sa voix d'or vivant,
 
Sa voix douce et sonore, au frais timbre angélique.
Un sourire discret lui donna la réplique,
Et je baisai sa main blanche, dévotement.
 
- Ah ! les premières fleurs, qu'elles sont parfumées !
Et qu'il bruit avec un murmure charmant
Le premier "oui" qui sort de lèvres bien-aimées !
 
Chanson pour elles
 
Ils me disent que tu es blonde
Et que toute blonde est perfide,
Même ils ajoutent " comme l'onde ".
Je me ris de leur discours vide !
Tes yeux sont les plus beaux du monde
Et de ton sein je suis avide.
 
Ils me disent que tu es brune,
Qu'une brune a des yeux de braise
Et qu'un coeur qui cherche fortune
S'y brûle... Ô la bonne foutaise !
Ronde et fraîche comme la lune,
Vive ta gorge aux bouts de fraise !
 
Ils me disent de toi, châtaine:
Elle est fade, et rousse trop rose.
J'encague cette turlutaine,
Et de toi j'aime toute chose
De la chevelure, fontaine
D'ébène ou d'or (et dis, ô pose-
Les sur mon coeur), aux pieds de reine.

Tham khảo

  1. ^ "Paul Verlaire" lưu trữ từ bài gốc vào 7/8/2007

Liên kết ngoài