Người ta thường tin rằng Nã pháo vào Bộ Tư lệnh nhắm trực tiếp vào Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình lúc đó đang phụ trách các công việc hàng ngày của chính phủ Trung Quốc và đã cố gắng làm dịu phong trào quần chúng đang hình thành ở một số trường đại học ở Bắc Kinh kể từ khi ban hành Thông báo 16 tháng 5, qua đó Mao chính thức phát động Cách mạng Văn hóa. Nhiều cuộc đàn áp hàng loạt quy mô lớn hơn đã xảy ra sau khi bài viết này được xuất bản, dẫn đến tình trạng hỗn loạn khắp cả nước và cái chết của hàng nghìn "kẻ thù giai cấp", trong đó có Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ.
Nội dung
Nã pháo vào Bộ Tư lệnh hoàn toàn không phải là một bài đại tự báo mà chỉ là một đoạn lời phê nhưng cách dùng từ hết sức gay gắt. Nguyên văn của bài viết này như sau:
Bài đại tự báo Marxist – Leninist đầu tiên trong cả nước và bài bình luận của bình luận viên Nhân Dân nhật báo, viết hay biết chừng nào! Xin mời các đồng chí hãy đọc lại lần nữa bài đại tự báo và bài bình luận này. Nhưng trong hơn 50 ngày, một số đồng chí lãnh đạo nào đó từ Trung ương đến địa phương lại đi ngược lại con đường đó, đứng trên lập trường tư sản phản động, dập tắt phong trào đại cách mạng văn hóa đang sôi động của giai cấp vô sản, đảo lộn phải trái, đánh lận trắng đen, vây quét phái cách mạng, áp chế những ý kiến bất đồng, thực hiện khủng bố trắng, tự cho là đắc ý, khuyến khích uy phong của giai cấp tư sản, diệt chí khí của giai cấp vô sản, độc ác biết chừng nào! Liên hệ đến những khuynh hướng sai lầm hữu khuynh năm 1962 và bề ngoài là “tả” nhưng thực chất là hữu năm 1964, lại không thể làm cho người ta tỉnh ra hay sao?
Tham khảo
^Hoàng Tranh, Lưu Thiếu Kỳ qua tự thuật và ghi chép, Hương Thảo dịch, Nxb. Văn Học, Hà Nội, 2013, tr. 268.