Khác với triều đại Antipatros thừa hưởng phần lớn Macedonia, Antigonos cai trị chủ yếu là ở Tiểu Á và miền bắc Syria. Những cố gắng của ông nhằm để kiểm soát toàn bộ đế chế của Alexandros đã dẫn đến thất bại và cái chết của ông tại trận Ipsus vào năm 301 TCN. Demetrios I Poliorcetes con trai của Antigonos sống sót sau trận chiến, và đã tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền cai trị Macedonia cho bản thân ông ta một vài năm sau đó, nhưng cuối cùng ông ta cũng bị mất ngôi, rồi qua đời trong tù đày ở Syria. Sau một thời gian hỗn loạn, con trai của Demetrios là Antigonos II Gonatas đã có thể thiết lập sự kiểm soát của gia đình ở Vương quốc Macedonia cổ, cũng như đối với hầu hết các thành bang Hy Lạp vào năm 276 TCN.[2]
Triều đại này tiếp tục tồn tại trải qua nhiều cuộc chiến tranh và biến động cho tới giai đoạn trị vì của Perseus của Macedonia, ông trị vì giữa giai đoạn từ 179-168 TCN, được công nhận là người vô địch của người Hy Lạp tự do chống lại Rome. Tuy nhiên ông đã chứng minh là không thể ngăn chặn sự tiến quân của người La Mã và thất bại của người Hy Lạp trong trận Pydna báo hiệu sự kết thúc của triều đại.[3]
^Britannica, Antigonid dynasty, 2008, O.Ed. "Philip’s successor, Perseus (reigned 179–168 bc), was recognized as a champion of Greek freedom against Rome. But Perseus’ failure to deploy his full resources brought about his defeat (168) at Pydna in Macedonia and signaled the end of the dynasty."