Người Kurd ở Syria

Người Kurd ở Syria
Talhat Hamdi
Khalid Taja
Tổng dân số
Ước tính từ 2.0 tới 2.5 triệu[1][2][3]
Khu vực có số dân đáng kể
Al-Hasakah, Qamishli, Tell Tamer, Kobanî, Afrin
Ngôn ngữ
chủ yếu tiếng Kurd (Kirmanji), nhưng cũng tiếng Ả Rập, tiếng Syriac
Tôn giáo
Hồi giáo Sunni, Hồi giáo Shia, Kitô Kurd[4]
Sắc tộc có liên quan
Người Kurd khác
Bản đồ phân tích các dân tộc Syria, khu vực người Kurd ở được tô màu hồng 1976

Người Kurd ở Syria đề cập đến những người sinh ra hoặc sinh sống ở Syria có nguồn gốc người Kurd. Người Kurd là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Syria, chiếm từ 10% đến 15% dân số theo số liệu của Nhóm quốc tế về Quyền người thiểu số (MNQ), CIA và các nguồn thân chính quyền. [ [1][2][5][6] Người Kurd Syria đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và quấy rối thường xuyên của chính quyền.[7][8]

"Syria Kurdistan" là một tên không chính thức được sử dụng bởi một số người để mô tả các khu vực có người Kurd ở phía bắc và đông bắc Syria [9]. Khu vực đông bắc vùng người Kurd ở bao gồm phần lớn của tỉnh Hasakah. Các thành phố chính trong khu vực này là Qamishlo QamishliAl-Hasakah. Một khu vực khác có đông dân số người Kurd là Kobanî (tên chính thức là Ayn al-Arab) ở phía bắc của Syria gần thị trấn Jarabulus và cũng ở thành phố Afrin và khu vực xung quanh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều người Kurd đòi hỏi quyền tự trị chính trị cho các khu vực người Kurd sống ở Syria, tương tự như Iraq Kurdistan ở Iraq, hoặc hoàn toàn độc lập như một phần của Kurdistan. Tên gọi Rojava (Kurdish: Rojavayê Kurdistanê) cũng được người Kurd sử dụng để đặt tên khu vực có người Kurd có liên quan đến Kurdistan.[10][11][12][13]

Nhân khẩu học

Người Kurd là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Syria, chiếm khoảng từ 7 đến 15 phần trăm dân số Syria tính đến năm 2011- khoảng 1,6 đến 2,5 triệu người.[2][14][15] Dân số người Kurd ở Syria tương đối nhỏ so với dân số người Kurd ở các nước gần đó, như Thổ Nhĩ Kỳ (14,4-16 triệu người), Iran (7,9 triệu) và Iraq (4,7 - 6,2 triệu)[16]. Phần lớn người Kurd ở Syria nói tiếng Kurmanji, một thổ ngữ người Kurd được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Bắc Iraq và Iran.[17]

Vào đầu thế kỷ 20 theo ước tính khoảng 12.000 người Kurd sống ở Damascus; một số người Kurd không biết rõ con số ở khu vực Kurd-Dagh; 16.000 người Kurd sống ở vùng Jarabulus; và một số không rõ sống ở tỉnh Jazira, nơi họ có thể chiếm đa số[18]. Trong những năm 1920 sau cuộc nổi dậy của người Kurd ở Kemalist Thổ Nhĩ Kỳ, có một lượng lớn người Kurd đến tỉnh Jazira của Syria sinh sống. Người ta ước tính rằng 25.000 người Kurd chạy trốn vào thời điểm này đến Syria [19]. Theo Stefan Sperl, những người Kurd mới đến chiếm không hơn 10% dân số người Kurd tại Jazira vào thời điểm đó và tất cả đều được các cơ quan có thẩm quyền người Pháp, công nhận kỹ năng nông nghiệp của họ, cấp cho quyền công dân [20]. Tuy nhiên, các báo cáo chính thức của Pháp cho thấy sự tồn tại của 45 ngôi làng người Kurd ở Jazira trước năm 1927. Một làn sóng người tị nạn mới đến vào năm 1929.[21] Đến năm 1939, con số các làng lên đến từ 700 đến 800.[21] Ước tính của Sperl cũng mâu thuẫn với ước tính của các nhà địa lý người Pháp Fevret và Gibert, ước tính năm 1953 trong tổng số 146.000 cư dân Jazira, nông dân Kurds chiếm 60.000 người (41%), 50.000 du mục người Arab (34%), và một phần tư dân số là Kitô hữu,[22].

Mặc dù người Kurd có lịch sử lâu dài ở Syria, chính phủ đã sử dụng cơ sở lý luận, là nhiều người Kurd đã trốn sang Syria trong những năm 1920 để tuyên bố rằng người Kurd không phải là người bản xứ và biện minh cho chính sách phân biệt đối xử của chính phủ chống lại họ.[23][24]

Chú thích

  1. ^ a b “Syria”. Central Intelligence Agency. tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ a b c “Syria Overview”. Minority Rights Group International. tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ “Syria rejects Russian proposal for Kurdish federation”. Al-Monitor (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ “Alawite Kurds in Syria: Ethnic discrimination and dectarian privileges. By Maya Ehmed”. Ekurd.net. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ Desk, News (ngày 20 tháng 9 năm 2016). “Syria Kurds hold population census”. AMN - Al-Masdar News | المصدر نيوز. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ Desk, News (ngày 20 tháng 9 năm 2016). “Syria Kurds hold population census”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ “Syria: End Persecution of Kurds”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
  8. ^ Ian Black. Syrian human rights record unchanged under Assad, report says, The Guardian, ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ Morris, Loveday (ngày 9 tháng 8 năm 2012). “Syrian President Bashar al-Assad accused of arming Kurdish separatists for attacks against Turkish government”. The Independent. London.
  10. ^ “Ankara Alarmed by Syrian Kurds' Autonomy”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2012.
  11. ^ “Syrian Kurds more a chance than challenge to Turkey, if…”. Al-Arabiya. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2012.
  12. ^ “Syrian Kurdish moves ring alarm bells in Turkey”. Reuters. ngày 24 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  13. ^ “Kurds seek autonomy in a democratic Syria”. BBC World News. ngày 16 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2012.
  14. ^ Darke, Diana (ngày 1 tháng 1 năm 2010). Syria (bằng tiếng Anh). Bradt Travel Guides. ISBN 9781841623146.
  15. ^ “KURDISH POPULATION IN SYRIA”. Sahipkıran Stratejik Araştırmalar Merkezi - SASAM. Truy cập 11 tháng 11 năm 2017.
  16. ^ “CIA Factbook”. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.
  17. ^ Tejel, Jordi (2009). Syria's kurds history, politics and society. London: Routledge. tr. 8. ISBN 0-203-89211-9. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  18. ^ Jordi Tejel, translated from the French by Emily Welle; Welle, Jane (2009). Syria's kurds history, politics and society . London: Routledge. tr. 10. ISBN 0-203-89211-9.
  19. ^ McDowell, David (2005). A modern history of the Kurds . London [u.a.]: Tauris. tr. 469. ISBN 1850434166.
  20. ^ Kreyenbroek, Philip G.; Sperl, Stefan (1992). The Kurds: A Contemporary Overview. London: Routledge. tr. 147. ISBN 0415072654.
  21. ^ a b Tejel, Jordi (2009). Syria's kurds history, politics and society. London: Routledge. tr. 144. ISBN 0-203-89211-9. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  22. ^ Fevret, Maurice; Gibert, André (1953). “La Djezireh syrienne et son réveil économique”. Revue de géographie de Lyon (bằng tiếng Pháp) (28): 1–15. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.
  23. ^ Yildiz, Kerim (2005). The Kurds in Syria: the forgotten people . London [etc.]: Pluto Press, in association with Kurdish Human Rights Project. tr. 25. ISBN 0-7453-2499-1.
  24. ^ Youssef M. Choueiri (2005). A companion to the history of the Middle East . Wiley-Blackwell. tr. 475. ISBN 1-4051-0681-6.