Ngô Khắc Tỉnh

Ngô Khắc Tỉnh
Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
1971–1975
Tiền nhiệmNguyễn Lưu Viên
Kế nhiệmNguyễn Duy Xuân
Tổng trưởng Bộ Thông tin
Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
1969–1971
Tiền nhiệmNguyễn Ngọc An
Kế nhiệmHoàng Đức Nhã
Thông tin cá nhân
Sinh(1923-05-01)1 tháng 5, 1923[1][2]
Ninh Thuận, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương[1]
Mất15 tháng 11, 2005(2005-11-15) (82 tuổi)[2]
San Jose, California, Hoa Kỳ[2]
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpDược sĩ, chính khách

Ngô Khắc Tỉnh[3] (1 tháng 5 năm 1923[1][2] – 15 tháng 11 năm 2005[2]), là chính khách và dược sĩ người Việt Nam, từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Thông tin và Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa.

Tiểu sử

Thân thế và học vấn

Ngô Khắc Tỉnh sinh ngày 1 tháng 5 năm 1923[1][2] (có người nói là năm 1922[4]) ở thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[4][1]

Ông tốt nghiệp Khoa Dược tại Đại học Toulouse ở Pháp và nhận bằng cử nhân dược sĩ.[4][1]

Sự nghiệp chính trị

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, ông là Dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hòa.[1]

Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, ông nhậm chức Tổng trưởng Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa từ năm 1969 đến năm 1971.[1]

Từ năm 1971 đến năm 1975, ông lên làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa.[4] Trước khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, đã thay ông ra làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa cuối cùng.[5][6] Nguyễn Duy Xuân chết trong trại cải tạo năm 1986.[6]

Sau năm 1975

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền cộng sản bắt giam và đưa đi học tập cải tạo gần 13 năm từ ngày 5 tháng 5 năm 1975 đến ngày 29 tháng 9 năm 1987.[7]

Đến lúc được trả tự do thì ít lâu sau ông sang Mỹ thông qua chương trình ODP theo diện đoàn tụ với gia đình.[4]

Ông qua đời ngày 15 tháng 11 năm 2005 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi.[2]

Đời tư

Ngô Khắc Tỉnh đã lập gia đình và có ít nhất sáu người con.[1] Vợ con ông rời khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 và định cư tại Mỹ.[7]

Ông có người anh trai là luật sư Ngô Khắc Tịnh từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa.[8][9] Còn thêm hai cô em gái tên là Ngô Thị Bích Đỏ và Ngô Thị Bích Hồng.[7]

Vinh danh

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i Vietnam Press (1974). Who's who in Vietnam (PDF). Saigon. tr. 817. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f g “Tinh Khac Ngo”. FamilySearch. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
  3. ^ 學人行蹤 [Tung tích học giả]. Tạp chí Đại học Trung văn Hồng Kông. tháng 10 năm 1973. tr. Tập 10, Số 2, Trang 6. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.(phồn thể)
  4. ^ a b c d e “Trại trừng giới: Vĩnh Biệt A20 Ngô Khắc Tỉnh”. Trại trừng giới. 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “Giữ huyết mạch cho Hòn ngọc Viễn Đông – Kỳ 6: Vị Tổng trưởng quyết không rời quê hương”. Báo Thanh Niên. 28 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ a b Thiện Tâm (30 tháng 4 năm 2000). “Cuối Tháng 4/75 Với Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục Vnch”. vietbao.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b c “Orderly Departure Program (ODP) Application File for Ngo Khac Tinh and Nguyen Van Em” (PDF). vva.vietnam.ttu.edu. 29 tháng 1 năm 1984. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ “Ngo Khac Tinh” (PDF). vva.vietnam.ttu.edu. tháng 2 năm 1980. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Nhân dịp tôn huynh Félicien Hùynh Công Lương tạ thế, giới thiệu đôi nét hệ thống Giáo Duc La San tại Việt Nam”. vietcatholic.net. 7 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ Tưởng Trung Chính, 蔣中正; Nghiêm Gia Cam, 嚴家淦; Ngụy Đạo Minh, 魏道明 (12 tháng 1 năm 1971). “總統令” [Sắc lệnh của Tổng thống]. Công báo Phủ Tổng thống (bằng tiếng Trung) (2235): 6.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Nguyễn Lưu Viên
Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa
1971 – 1975
Kế nhiệm:
Nguyễn Duy Xuân
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Nguyễn Ngọc An
Tổng trưởng Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa
1969 – 1971
Kế nhiệm:
Hoàng Đức Nhã