Nguyễn Thị Bích Châu

Chế Thắng phu nhân
制胜夫人
Trần Duệ Tông Hoàng phi
Thông tin chung
Sinh1356 (?)
Nam Định
Mất1377
Quy Nhơn
An tángCửa Khẩu, bến Kỳ La, huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan
Phu quânTrần Duệ Tông
Tên đầy đủ
Nguyễn Thị Bích Châu
(阮氏碧珠)
biểu tự: Bích Lưu (碧琉)
Thụy hiệu
Chế Thắng Phu nhân
(制胜夫人)
Tước hiệuCung phi (宮妃)
Nguyễn Cơ (阮姬)
Thần phi (truy tặng)
Chế Thắng Phu nhân (truy phong)
Hoàng tộcnhà Trần
Thân phụNguyễn Tướng Công

Chế Thắng phu nhân (chữ Hán: 制胜夫人), còn gọi Bà Bích Châu (婆碧珠) hay Cung phi Bích Châu (宮妃碧珠), là một nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền là một phi tần rất được sủng ái của Trần Duệ Tông. Khi Trần Duệ Tông mở chiến dịch vào Chiêm Thành, bà đã đi theo và qua đời do dâng mình cho vị thần biển. Không lâu sau cái chết của bà, Trần Duệ Tông cũng tử trận trong chiến dịch này.

Theo truyền thuyết, bà có nhan sắc và mưu lược, tuy nhiên có kết cục bi thảm khi bị hiến tế cho thần biển. Tính xác thực về hành trạng của bà chung quy vẫn còn là bí ẩn, vì những ghi chép về bà chỉ tồn tại ở những cuốn sách truyền kỳ cũng như thần phả.

Câu chuyện

Cung phi được sủng ái

Cứ theo Truyền kỳ tân phả của bà Đoàn Thị Điểm, một tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kỳ chứ không phải là lịch sử[1], có một câu chuyện về "Chế Thắng phu nhân", một phi tần của Trần Duệ Tông đã hi sinh cho thần biển. Bà quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, sinh vào khoảng năm Thiệu Phong thứ 15 (1356) dưới thời Trần Dụ Tông. Bà được cha mẹ nâng niu đặt tên Nguyễn Thị Bích Châu (阮氏碧珠), biểu tựBích Lưu (碧琉), cái tên này ngụ ý con gái của ông bà quý giá sánh với ngọc châulưu ly ở trên đời. Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, biết thi phú, thạo âm luật, lại có dung mạo xinh đẹp, nên rất nổi tiếng trong vùng.

Năm Long Khánh thứ 1 (1373), bà được Trần Duệ Tông tuyển làm cung nhân. Lúc đàn ca, khi ngâm vịnh, bà được Hoàng đế rất đỗi thương yêu, gọi là Nguyễn Cơ (阮姬).

Một hôm, nhân tết Trung thu, bà bày tiệc nhỏ trên gác tía, chung quanh treo đèn lồng sắc trắng chen đủ màu rất đẹp. Duệ Tông tỏ vẻ hài lòng hết ngắm trăng lại ngắm đèn, bỗng Hoàng đế cao hứng ra câu đối:"Trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng". Hàng quan dự tiệc đều buông đũa suy nghĩ. Họ đang mải miết tìm vần thì bà đã chắp tay, cất tiếng:"Sắc xuân đài trang mở gương báu, phù dung đáy nước"

Hoàng đế đắc ý khen hay và thưởng cho đôi "ngọc long kim nhĩ" (hoa tai vàng cẩn ngọc hình rồng nổi) và nhân đó lại đặt biệt hiệu cho bà là Phù Dung (芙蓉).

Sau một thời gian, Bích Châu nhận thấy Hoàng đế tính nóng nảy, lại lo dồn hết tâm huyết chinh phạt Chiêm Thành, nên triều chính đang có nguy cơ rạn nứt suy sụp. Bích Châu đăm chiêu chú tâm soạn thảo bản điều trần dâng Hoàng đế ngự lãm, nhan đề: "Kê minh thập sách" - nêu 10 kế sách trị nước an dân. Đại ý mượn tiếng gà gáy sáng để thức tỉnh Hoàng đế, với những lời tâm huyết được trải ra từng câu, ví như:

Phiên âm
...
Nhất viết: Phù quốc bản, hà bạo khứ, tắc nhân tâm khả an.
Nhì viết: Thủ cựu qui, phiền nhiễu cách tắc triều cường bất vẩn.
Tam viết: Ức quyền hành dĩ trừ quốc đố.
Tứ viết: Thải nhũng lại, dĩ tính dân ngự.
Ngũ viết: Nguyện chấn nho phong, sử tước hoả dữ nhật nguyện nhị tịnh chiếu.
Lục viết: Nguyện cầu trực gián, hội thành môn dữ ngôn lộ nhi tịnh khai.
Thất viết: Luyện binh đương tiên dũng lực nhi tả thân tài.
Bát viết: Tuyển tướng nghi hậu thế gia, nhi tiên thao lược.
Cửu viết: Khi giới qui kỳ khiên nhuệ, bất tài thi hoa.
Thập viết: Trận pháp giáo dĩ chỉnh tề, hà tu vũ đạo.
Dịch nghĩa
...
Điều một: Bền gốc nước, trừ kẻ bạo thì dân chúng được yên.
Điều hai: Giữ nếp xưa, phiền nhiễu nên bỏ thì triều cương không rối.
Điều ba: Ngăn kẻ lạm quyền để trừ mọt nước.
Điều bốn: Loại bọn quan tham nhũng để bớt vơ vét của dân.
Điều năm: Mở lối nho phong để ngọn lửa đóm được soi cùng mặt trời mặt trăng.
Điều sáu: Tìm những lời trực gián để đường ngôn luận được rộng mở như cửa thành.
Điều bảy: Rèn luyện binh sĩ cần lất hạng có dũng lực hơn là hạng vóc vạc lớn.
Điều tám: Chọn tướng trước nên lựa người thao lược sau mới đến là bậc thế gia.
Điều chín: Khí giới cốt tinh nhuệ hơn là lòe loẹt.
Điều mười: Tập trận pháp cần chỉnh tề không cần múa nhảy.

Xem xong bản điều trần của Bích Châu, Hoàng đế cảm kích vỗ trán thốt lên:"Không ngờ ái phi lại thông tuệ đến thế? May cho trong cung của trẫm xuất hiện một bậc Từ phi"[2]. Nhưng sau đó, bản điều trần ấy không được Hoàng đế quan tâm đến.

Kết cục

Năm Long Khánh thứ 4 (1376), tháng 5, Chiêm Thành đến cướp Hóa Châu. Tháng 6, Trần Duệ Tông giận dữ xuống chiếu ngự giá thân chinh đi dẹp giặc. Bích Châu bồn chồn lo lắng dâng biểu khuyên can. Rồi bà lại viết tiếp đoạn ngắn nhắc nhở Hoàng đế: "Việc trị đạo nước trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên lành. Trị cái rắn nên dùng cái mềm, phục rợ xa cốt lất đức… Đó là thượng sách, xin quan gia xét đoán cho minh."

Bài biểu dâng lên cũng không lay chuyển nổi Hoàng đế. Cung phi Bích Châu buồn lo than thở: "…Nghĩa lớn là vua tôi, ái tình là vợ chồng. Vậy mà không giỏi khuyên can để giữ nền bình trị, không biết khéo lời để ngăn lòng hiếu chiến, như thế ta đã là người vô dụng chăng?". Biết Hoàng đế nhất định không chịu nghe, bà đành xin đi theo hộ giá.

Cái chết của bà được mô tả rất hoành tráng:

Có một truyền thuyết khác về cái chết của bà:

Nghi vấn

Khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, trong tác phẩm Truyền kỳ tân phả của mình, Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dành nhiều tâm huyết để viết thiên truyện "Đền thiêng ở Hải Khẩu"; đó là câu chuyện về Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu của Trần Duệ Tông, và từ đây chính là bắt nguồn người đời đặt nghi vấn tính tồn tại của Bích Châu.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Na trong một công trình nghiên cứu công phu và có nhiều phát hiện về "Truyện ngắn trong sự phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại", đã đối chiếu các tình tiết trong trục chính của cốt truyện với chính sử Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư), phần Trần Duệ Tông và phần Lê Thánh Tông, và đi đến một nhận xét rằng: “Mọi chi tiết trong truyện Đền thiêng cửa bể của Đoàn phu nhân đầu thế kỷ XVIII đều “khớp” với lịch sử, chính xác đến từng năm, từng tháng và kể cả thời tiết... của thế kỷ XIV - XV”. Một đoạn đánh giá có nói:

Như vậy, do là nhân vật được sáng tác ở thời sau, nên độ chính xác về thông tin sự kiện hoàn toàn lý giải được, nhưng ta có thể thấy rằng có khả năng cao Chế Thắng phu nhân chỉ là nhân vật truyền thuyết, được tô dày qua rất nhiều thần tích và câu chuyện truyền miệng, từ đó được phong thần, thờ cúng.

Truy phong

Năm Hồng Đức (1471), Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, qua chỗ bà Bích Châu đã trầm mình. Bà hiện lên báo mộng cho vua Lê và xin làm lễ giải thoát. Biết chuyện bà Bích Châu, hôm sau, nhà vua liền viết một tờ hịch hạch tội Nam Minh đô đốc, sai thả xuống biển. Truyền thuyết kể lập tức vị này bị chém chết, xác nổi lên mặt nước.

Sau khi thắng trận trở về, vua hạ chiếu lập đền, cấp ruộng tế và người trông coi, sắc phong cho bà là Chế Thắng, nên đền được gọi là Chế Thắng Phu Nhân. Hàng năm, vào 12 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ. Đến nay, tại xã Kỳ Ninh và làng Hải Phong, Kỳ Lợi vẫn còn thờ bà Bích Châu.

Lê Thánh Tông còn làm một bài thơ điếu bà Bích Châu:

Phiên âm
...
Bản thị Hy Lăng[5] cung lý nhân,
Lâm nguy vị quốc độc vong thân.
Yên phong nhất trận đào hao lãng,
Xuân dạ tam canh độ nhược tân.
Hàn thủy vô đoan mai Sở phụ,
Hương hồn hà xứ điếu Tương quân?
Ta hồ, bách vạn hùng binh lữ,
Bất tận thư sinh nhất hịch văn!
Dịch thơ
...
Nàng xưa cung nữ của Hy Lăng,
Vì nước lâm nguy, quyết xả thân.
Một trận gió yêu gây sóng cả,
Hồn nương bến bãi suốt đêm xuân.
Bỗng dưng sông lạnh vùi thân gái,
Biết chốn nào đây viếng nữ thần?
Chán nhỉ, vạn ngàn quân tướng mạnh,
Chẳng bằng tờ hịch gã thư sinh!

Sáu câu đầu Lê Thánh Tông ca tụng đức xả thân cứu nước của bà Bích Châu, hai câu kết có ngụ ý chê Trần Duệ Tông và tự đề cao mình. Có lẽ hương linh của bà Bích Châu không vui, vì chạm vào tình cảm kính trọng chồng. Vì thế, khi Lê Thánh Tông thắng trận, lúc khải hoàn qua đây, bà lại báo mộng, tạ ơn Hoàng đế đã cứu mình, với lời van xin: "Bài thơ nhà vua đề ở Đền lời ý đều hay, duy hai câu kết có ý phẩm bình chuyện cũ, khiến lòng thiếp không được yên!"

Hoàng đế tỉnh dậy, sửa ngay hai câu kết thành: "Cương thường vạn cổ ưng vô quý/ từ hạ thư cưu hý thủy văn". Dịch rằng: "Vạn cổ cương thường lòng chẳng thẹn/ Thư cưu giỡn sóng dưới chân đền".

Ngoài ra, còn một bài thơ trong tập Minh lương cẩm tú, mang tên “Nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa” (Hà Hoa hải môn lữ thứ) cũng đề cập đến bà và ngôi đền. Bài thơ như sau:

Phiên âm
...
Hà Hoa đáo xứ vũ sùng triêu,
Hoàn hải mang nhiên tứ vọng diêu.
Xúc thạch du du vân luyến tụ,
Bài nham húng húng lãng tùy triều.
Thủy Tiên đàm thượng yên hà cổ,
Chế Thắng từ trung thảo mộc kiều.
Túy ỷ song bồng ngâm ý phát,
Thi hoài khách tứ bội vô liêu.
Dịch thơ
...
Mưa mai mù mịt cửa Hà Hoa,
Ngắm biển mênh mang bốn phía xa.
Mây mến đầu non lơ lửng đứng,
Sóng theo con nước rập rờn qua.
Thủy Tiên đầm nọ đầy sương ráng,
Chế Thắng đền kia rực cỏ hoa.
Say tựa bên mui càng nảy hứng,
Lòng thơ dạ khách khó khuây khoa.

Bài thơ có một lời nguyên chú ghi được hai mẩu chuyện truyền tụng trong dân gian về Đầm Thủy Tiên và Chế Thắng phu nhân rằng:"Bên trái cửa biển có núi Bàn Độ (Thiên Nam dư hạ chép là Bàn Khánh), dưới chân núi có đầm nước từ các nơi đổ về, dân địa phương thường thấy hai tiên nữ từ trong đầm đi ra, lên núi chơi ở chỗ bàn đá. Chế Thắng là cung nữ của vua Trần Duệ Tông. Nhà vua Nam chinh, tới Kỳ Hoa gặp gió to, thuyền không qua được, nhà vua bèn trai giới bí mật cầu đảo, đặt người cung nữ ấy lên chiếc mâm vàng, để trôi trên mặt nước dâng cho thủy thần. Do có chuyện báo ơn đó, nên thường linh ứng. Người dân bèn lập đền thờ ở bên trái cửa biển. Nay trong Tự điển là Thượng đẳng thần. Vũng dưới gọi là Vũng Nàng (Loan Nương)."

Tác phẩm

Toàn bộ bài "Kê minh thập sách" được trình bày như sau:

PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, trong tài liệu đã dẫn cho rằng:“... bài Kê minh thập sách của cung nữ Bích Châu thời Trần Duệ Tông (1373-1377) thế kỷ XIV cũng dường như được sao chép từ "Thập điều khải" của Thái thường Tự khanh Bùi Sĩ Tiêm dâng vua Lê Duy Phường năm 1731, thế kỷ XVIII”. Tuy nhiên khi so sánh có vài chỗ không thực sự giống dù khá tương đồng về kết cấu.

Bài "Thập điều khải" của Bùi Sĩ Tiêm như sau:

Chú thích

  1. ^ Nguyễn Thị Bích Châu - Từ văn chương đi vào lịch sử, Nguyễn Huệ Chi, www.talawas.org, 31.3.2007
  2. ^ Từ Hiền phi (chữ Hán: 徐賢妃, 627 - 650) tên là Từ Huệ (徐惠), người tỉnh Chiết Giang, là cung tần của Đường Thái Tông. Ban đầu là Tài nhân, Tiệp dư tiến phong thành Sung dung. Khi Đường Thái Tông chết, Từ Huệ chết theo, truy phong làm Hiền phi. Theo sử sách, bà thường hay đàm đạo chuyện chính trị cùng Thái Tông, rất được Thái Tông tín nhiệm.
  3. ^ Loại mũ cánh chuồn, mũ Ô Sa mà 2 cánh của nó chỉ lên trên trời. Một loại mũ xuất xứ từ Trung Hoa, sau được các vua nhà Trần dùng
  4. ^ Nguyên mẫu Chế Thắng phu nhân (Tạp chí Hán Nôm; Số 6 (85) 2007; Tr. 37 - 44)
  5. ^ Hy lăng: là mộ của Trần Duệ Tông

Read other articles:

Arne Duncan Menteri Pendidikan Amerika Serikat ke-9Masa jabatan21 Januari 2009 – 31 Desember 2015PresidenBarack ObamaWakilAnthony W. MillerJames H. Shelton IIIJohn King PendahuluMargaret SpellingsPenggantiJohn King Jr.CEO Chicago Public SchoolsMasa jabatan26 Juni 2001 – 21 Januari 2009Ditunjuk olehRichard M. Daley PendahuluPaul VallasPenggantiRon Huberman Informasi pribadiLahirArne Starkey Duncan6 November 1964 (umur 59)Chicago, Illinois, Amerika SerikatPartai polit...

 

Chris CillizzaCillizza pada Mei 2012LahirChristopher Michael Cillizza20 Februari 1976 (umur 48)Marlborough, Connecticut, Amerika SerikatPendidikanUniversitas Georgetown (Sarjana)PekerjaanKomentator politikTempat kerjaCNNSuami/istriGia Cillizza Christopher Michael Cillizza (/sɪˈlɪzə/; lahir 20 Februari 1976)[1] adalah seorang komentator politik Amerika Serikat untuk saluran berita televisi CNN. Sebelum masuk CNN, ia menulis untuk The Fix, blog politik harian The Washington Po...

 

American politician John Joseph CochranCochran in 1932Member of theU.S. House of Representativesfrom MissouriIn office1926–1947Preceded byHarry B. HawesSucceeded byFrank M. KarstenConstituency11th district (1926–1933)at-large district (1933–1935)13th district (1935–1947) Personal detailsBorn(1880-08-11)August 11, 1880Webster Groves, Missouri, U.S.DiedMarch 6, 1947(1947-03-06) (aged 66)St. Louis, Missouri, U.S.Resting placeCalvary CemeteryPolitical partyDemocratic John Joseph Coch...

PaléoneurologieMoulage endocrânien naturel d'un Tyrannosaurus, avec un bulbe olfactif étendu (à gauche).modifier - modifier le code - modifier Wikidata La paléoneurologie, paléoneurobiologie ou neuropaléontologie, est l'étude de l'évolution du cerveau fondée sur l'analyse des moulages endocrâniens des vertébrés fossiles. Elle est considérée comme une sous-discipline de la paléontologie[1] et des neurosciences. Comme les autres branches de la paléontologie, elle donne un aper�...

 

العلاقات الرواندية السيراليونية رواندا سيراليون   رواندا   سيراليون تعديل مصدري - تعديل   العلاقات الرواندية السيراليونية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين رواندا وسيراليون.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين:...

 

Ne doit pas être confondu avec Turboréacteur. Pour des articles plus généraux, voir Propulsion des aéronefs et Moteur à réaction. Cet article est une ébauche concernant l’aéronautique. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Un turbopropulseur est un système de propulsion dont l'énergie est fournie par une turbine à combustion et dont la poussée principale est obtenue par la rotation d'une...

追晉陸軍二級上將趙家驤將軍个人资料出生1910年 大清河南省衛輝府汲縣逝世1958年8月23日(1958歲—08—23)(47—48歲) † 中華民國福建省金門縣国籍 中華民國政党 中國國民黨获奖 青天白日勳章(追贈)军事背景效忠 中華民國服役 國民革命軍 中華民國陸軍服役时间1924年-1958年军衔 二級上將 (追晉)部队四十七師指挥東北剿匪總司令部參謀長陸軍�...

 

1806 siege during the War of the Third Coalition Siege of GaetaPart of the War of the Third CoalitionCapture of Gaeta, after a watercolor by Theodore JungDate26 February – 18 July 1806LocationGaeta (present-day Italy)Result French victoryBelligerents France Italy  Naples United KingdomCommanders and leaders André Masséna Nicolas de Lacour Jacques Campredon Louis von Hesse-Philippsthal (WIA) Col. HotzStrength 12,000 7,000Casualties and losses 1,000 7,000 vteInvasion of Naple...

 

Religious practice in Islam This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Fasting during Ramadan – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2017) (Learn how and when to remove this message) This is a sub-article to Fasting in Islam and Ramadan Part of a series on Aqidah SunniSix Articles of Beli...

本條目存在以下問題,請協助改善本條目或在討論頁針對議題發表看法。 此條目需要編修,以確保文法、用詞、语气、格式、標點等使用恰当。 (2013年8月6日)請按照校對指引,幫助编辑這個條目。(幫助、討論) 此條目剧情、虛構用語或人物介紹过长过细,需清理无关故事主轴的细节、用語和角色介紹。 (2020年10月6日)劇情、用語和人物介紹都只是用於了解故事主軸,輔助�...

 

Prehistoric continent comprising Australia and New Guinea This article is about the prehistoric continent. For the continental shelf of Western Australia, see Sahul Shelf. For the actual continent, see Australia (Continent). Not to be confused with Sahel. Map of Sahul with Sunda Sahul (/səˈhuːl/), also called Sahul-land, Meganesia, Papualand and Greater Australia,[1] was a paleocontinent that encompassed the modern-day landmasses of mainland Australia, Tasmania, New Guinea, and the...

 

جهاد شحادة معلومات شخصية اسم الولادة جهاد مهراج إبراهيم عبد الوهاب شحادة  الميلاد 18 فبراير 1999   طولكرم  الوفاة 6 نوفمبر 2023 (24 سنة)   طولكرم  سبب الوفاة إصابة بعيار ناري  قتله قوات اليمام  مواطنة دولة فلسطين  لون الشعر شعر أسود  عضو في كتيبة طولكرم،  وك...

العلاقات البلغارية الكوبية بلغاريا كوبا   بلغاريا   كوبا تعديل مصدري - تعديل   العلاقات البلغارية الكوبية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين بلغاريا وكوبا.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين: وجه المقارنة بلغاري�...

 

Prehistoric site in the Jordan Valley This article is about the prehistoric site. For other sites by this name, see Ubeidiya. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Ubeidiya prehistoric site – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2018) (Learn how and when to remove this message) Ubeidiy...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Sebastián Hurtado de Corcuera – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (December 2021) (Learn how and when to remove this message) In this Spanish name, the first or paternal surname is Hurtado and the second or maternal family name is de Corcuera...

United Kingdom postage stamp series One of four 1936 stamps The complete British series British stamps in a booklet pane featuring advertising for stamp dealer Charles Nissen The Edward VIII postage stamps are a definitive stamp series issued in the United Kingdom during the 20 January – 11 December 1936 reign of King Edward VIII. The definitive issue The profile portrait chosen was taken by Hugh Cecil's studio. The design was suggested by H.J. Brown, an 18-year-old man, and sent in Februar...

 

List of events ← 2012 2011 2010 2013 in Macau → 2014 2015 2016 Decades: 1990s 2000s 2010s 2020s See also:Other events of 2013History of Macau Events from the year 2013 in Macau, China. Incumbents Chief Executive - Fernando Chui President of the Legislative Assembly - Lau Cheok Va, Ho Iat Seng Events October 17–20 October - Men's Macau Open 2013. November 26 November - Start of 2013 Macau Open Grand Prix Gold at Macau Forum. December 1 December - End of 2013 Macau Open Grand Prix...

 

دوري ناصر بن حمد الممتاز تفاصيل الموسم 2021-2022 البلد  البحرين المنظم الاتحاد البحريني لكرة القدم  الصاعدون الحالة الخالدية كأس الاتحاد الآسيوي الرفاع مباريات ملعوبة 90 أهداف مسجلة 216 معدل الأهداف 2.4 الهداف مهدي عبد الجبار (المنامة) (16 هدف) أفضل حارس مرمى سيد شبر علوي (الخا...

Deputazione di storia patria per l'UmbriaUbicazioneStato Italia RegioneUmbria CittàPerugia Indirizzovia Podiani, 11 CaratteristicheApertura1896 Sito web Modifica dati su Wikidata · Manuale La Deputazione di storia patria per l'Umbria è un ente morale con sede a Perugia, presso il Palazzo della Penna in via Podiani. Creata nel 1894 come Società umbra di storia patria, è stata trasformata in deputazione nel 1896. Indice 1 Storia 2 Biblioteca 3 Note 4 Bibliografia 5 Altri progetti...

 

Partido Humanista de Chile Partei­vorsitzender Octavio González Gründung März 1984 Hauptsitz Santiago de Chile Ausrichtung Neuer Humanismus, linksliberal Linke Farbe(n) orange Sitze Abgeordnetenkammer 3 / 155 (1,9 %) Sitze Senat 0 / 50 (0 %) Mitglieder­zahl 19,756[1] Internationale Verbindungen Humanistische Internationale Website partidohumanista.cl Die Partido Humanista de Chile, zu Deutsch Humanistische Partei Chiles, bildete sich 1984. Werdegang 1988 stellt...