Nguyễn Hồng Sơn (thẩm phán)

Nguyễn Hồng Sơn
Chức vụ
Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Đà Nẵng
Nhiệm kỳ – tháng 5 năm 2015
Phó Chánh án
Tiền nhiệmTrần Mẫn
Kế nhiệmchức vụ bãi bỏ
Vị trí Việt Nam
Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Đà Nẵng
Nhiệm kỳ18 tháng 8 năm 2009 – 
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ – 18 tháng 8 năm 2009
Kế nhiệmNguyễn Anh Tiến
Vị tríTỉnh Quảng Ngãi
Nhiệm kỳ2007 – 2011
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh19 tháng 5, 1955 (69 tuổi)
Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Nghề nghiệpthẩm phán, chính trị gia
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấncử nhân luật

Nguyễn Hồng Sơn (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955) là một thẩm phánchính trị gia người Việt Nam. Ông là Chánh tòa cuối cùng của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Đà Nẵng, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.[2] Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2007-2011 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.[3]

Xuất thân

Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.[3]

Giáo dục

Ông có trình độ học vấn là cử nhân luật, trình độ chính trị là cao cấp lí luận chính trị.[3]

Sự nghiệp

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 25/10/1982.[3]

Từ 2007 đến 2011 ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời là Tỉnh ủy viên, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa 12.[3]

Trước năm 2009, ông là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.[4]

Ngày 18 tháng 8 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Phó chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng.[4]

Tháng 7 năm 2010, ông được Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung làm thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[5]

Tháng 6 năm 2012 - tháng 2 năm 2015, ông là Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Đà Nẵng.[1][6]

Từ ngày 1 tháng 6 năm 2015, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Đà Nẵng bị hủy bỏ, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Đà Nẵng được thành lập.[7] Ông Nguyễn Anh Tiến, Chánh thanh tra Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.[8]

Danh hiệu

Gia đình

Tham khảo

  1. ^ a b c Mạnh Cường (11 tháng 2 năm 2015). “Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ PV (16 tháng 5 năm 2014). “Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng khánh thành trụ sở làm việc mới”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b c d e “Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn”. Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ a b Minh Hương (19 tháng 8 năm 2009). “TAND tối cao: Trao Quyết định bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án TAND tỉnh Quảng Ngãi”. Công thông tin điện tử UBND tỉnh Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ Lê Kiên (22 tháng 7 năm 2010). “Băn khoăn quy định việc kiện quyết định của Thủ tướng”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ Mạnh Cường (12 tháng 6 năm 2012). “Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và Đà Nẵng tổ chức giao hữu bóng đá”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ Mai Thoa (16 tháng 5 năm 2015). “Hệ thống TAND có 5 TAND cấp cao, trước mắt 3 Tòa sẵn sàng hoạt động”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ Trọng Hùng (14 tháng 8 năm 2015). “Bổ nhiệm thẩm phán, ra mắt Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ “Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2016”. Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài