Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn (chữ Hán: 阮福永𧯢, 1914 - ?) là Hoàng thân triều Nguyễn.
Ông là cháu cố của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, là cháu nội của Kiên Quận công Nguyễn Phúc Ưng Quyền. Bà nội là Nguyễn Hữu Thị Uyển (1874-1924), là con gái thứ ba (hay thứ tư) của Vĩnh quốc công Nguyễn Hữu Độ với chánh thất Trần Thị Lựu. Bà là phu nhân của Kiên quận công Ưng Quyền, sinh ra các hoàng thân Bửu Phong và Bửu Thùy.
Cha ông là Nguyễn Phúc Bửu Phong làm tới chức Tôn nhân phủ Tả tôn khanh, nhận tước Kiên Hương hầu. Ông là em họ của vua Bảo Đại, thường xưng là Hoàng tùng đệ (皇從弟)
Tiểu sử
Ông sinh năm Duy Tân thứ 8 (1914) tại huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên.
Năm Khải Định thứ 7 (1922), hoàng thái tử Vĩnh Thụy (sau là vua Bảo Đại) sang Pháp du học, ông được lệnh đi theo hầu hạ. Khải Định năm thứ 10 (1925), Khải Định băng hà, vua Bảo Đại trở về nước làm lễ đăng cơ.
Năm 1926, ông theo vua Bảo Đại trở về Pháp để hoàn thành quá trình du học. Năm 1932, sau khi Bảo Đại hoàn thành quá trình học vấn, ông tháp tùng nhà vua về nước.
Năm Bảo Đại thứ 8 tức (1933). ông thụ phong Hồng lô Tự khanh. Bảo Đại năm thứ 11 (1936), ông nhậm chức ở bộ Tài chính. Sang năm, ông tới Ngự tiền Văn phòng để làm việc.
Bảo Đại năm thứ 13 (1938), ông theo vua Bảo Đại du tuần sang Pháp. Bảo Đại năm thứ 14 (1939), ông quản lí Đại Nam Long tinh viện. Bảo Đại 17 (1942), ông thăng làm Chính tam phẩm quan viên.
Bảo Đại năm thứ 20 (1945) Cách mạng tháng 8 bùng nổ, vua Bảo Đại thoái vị.
Gia đình
Ông cưới Công nữ Nguyễn Hữu Bích Tiên (阮有璧仙) là con gái của Tân Phong Công chúa Nguyễn Phúc Chu Hoàn (新豐公主阮福珠環). Tân Phong Công chúa (1883-?) là con gái thứ tám của vua Dục Đức, nên có tục gọi là bà chúa Tám, kết hôn với Nguyễn Hữu Khâm, con trai của Vĩnh quốc công Nguyễn Hữu Độ. Vợ chồng công chúa Tân Phong đã sinh ra cô Nguyễn Hữu Bích Tiên, vợ của hoàng thân Vĩnh Cẩn.[1]
Gia phả
Tổ tiên của Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn
|
|
Hình ảnh
-
Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn tại Paris
-
Bảo Đại và Vĩnh Cẩn cùng ông Si Abd Al Rahman Barjach, Tổng trấn Rabat (thủ đô Maroc) trong một chuyến công du tại
Maroc
-
Ảnh của Hoàng thân Vĩnh Cẩn khoảng năm 1930 hoặc đầu những năm 1940
-
Chân dung Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn (阮福永𧯢), trong cuốn sách Souverains et notabilites d'Indochine xuất bản năm 1943.
Chú thích
- ^ Hán Việt Tự Điển, Thiều Chửu, NXB Văn Hóa - Thông Tin.
Xem thêm