Ngổ Luông

Ngổ Luông
Xã Ngổ Luông
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhHòa Bình
HuyệnTân Lạc
Thành lập1956[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°29′50″B 105°15′17″Đ / 20,49722°B 105,25472°Đ / 20.49722; 105.25472
Ngổ Luông trên bản đồ Việt Nam
Ngổ Luông
Ngổ Luông
Vị trí xã Ngổ Luông trên bản đồ Việt Nam
Diện tích38,44 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng1275 người[2]
Mật độ33 người/km²
Khác
Mã hành chính05194[3]

Ngổ Luông là một thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Xã Ngổ Luông có diện tích 38,44 km², dân số năm 1999 là 1275 người,[2] mật độ dân số đạt 33 người/km².

Chú thích

  1. ^ 378/1956/TC-CB
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

Khái quát khu vực tt ngổ Luông 

Địa điểm thực tập thuộc khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn Ngổ Luông thuộc địa bàn huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, có diện tích gần 19.254 hecta, là khu vực trung tâm của khu sinh cảnh Pù Luông - Cúc Phương. KBTTN thành lập năm 2004 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2006.

KBTTN là một trong những khu rừng trên núi đá vôi còn sót lại ở phía Bắc Việt Nam, một hệ sinh thái đá vôi quan trọng trên thế giới. KBTTN có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều loài có trong danh sách các loài bị đe dọa của thế giới, nhiều loài được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Các điều tra nghiên cứu về thảm thực vật rừng, hệ đông thực vật, nguồn nước tự nhiên, sử dụng tài nguyên đất và rừng đã được Tổ chức AECID (Tây Ban Nha) tài trợ đã cung cấp thông tin cơ sở, tổng hợp, đầy đủ về KBTTN NSNL.

Hiện nay, Khu BTTN còn rất nhiều cánh rừng nguyên sinh như: rừng thường xanh trên núi đá vôi có độ cao dưới 300 m; từ 300 –700 m và trên 700 m; rừng tre nứa. Về động vật, ở đây còn 26 loài nguy cấp được liệt kê trong sách đỏ thế giói; 56 loài được xếp vào danh sách các loài nguy cấp của Việt Nam và có hai loại đặc hữu là gấu và sơn dương. Theo kết quả điều tra cho thấy, Khu BTNT có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, bao gồm 667 loài thực vật có mạch thuộc 373 chi của 140 họ đã được ghi nhận, nhiều loài thực vật quý hiếm và đặc hữu. Trong đó có 28 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, 7 loài ghi trong Nghị định so 32/2006/NĐ-CP, 10 loài ghi trong danh mục sách đỏ của IUCN/2008 và 14 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam.[1] Lưu trữ 2016-10-20 tại Wayback Machine