Ngồi

Một du khách đang ngồi bệt trên đường phố ở Bồ Đào Nha
Một cô gái đang ngồi bên cửa sổ
Ngồi tạo dáng

Ngồi là một động tác và tư thế nghỉ ngơi cơ bản trong đó trọng lượng cơ thể được trợ lực chủ yếu từ các đốt xương chậu với mông tiếp xúc với mặt đất hoặc một bề mặt nằm ngang như mặt ghế thay vì bằng chi dưới như khi đứng hoặc ngồi xổm, hoặc quỳ gối. Khi ngồi, toàn thân ít nhiều thẳng đứng, mặc dù đôi khi nó có thể dựa vào các vật thể khác để có tư thế thoải mái hơn. Ngồi quá nhiều trong ngày có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe, với một nghiên cứu cho thấy những người ngồi thường xuyên trong thời gian dài có thể có tỷ lệ tử vong cao hơn những người không thường xuyên ngồi lì[1]. Theo một đánh giá toàn cầu, một người trung bình ngồi 4,7 giờ mỗi ngày, đại diện cho 47% dân số trưởng thành trên toàn cầu[2]. Hiệp hội Chiropractic Anh cho biết vào năm 2006 rằng 32% dân số nước Anh dành hơn 10 giờ mỗi ngày để ngồi[3].

Tư thế bắt chéo chân phổ biến là phần dưới của cả hai chân gập về phía cơ thể, bắt chéo nhau ở mắt cá chân hoặc bắp chân, đặt cả hai mắt cá chân xuống sàn, đôi khi bàn chân đặt dưới đầu gối hoặc đùi. Tư thế này được gọi là tư thế của thợ may từ tư thế làm việc truyền thống của thợ may[4]. Trong thần thoại và ma thuật dân gian khác nhau, ngồi là một hành động khi làm phép mà kết nối người ngồi với những người khác hay trạng thái hoặc địa điểm khác[5]. Quyền được ngồi chỉ về luật pháp hoặc chính sách trao cho người lao động quyền được bố trí chỗ ngồi phù hợp tại nơi làm việc. Nhân viên thu ngân thường ngồi khi làm việc ở nhiều nước châu Âu. Điều này một phần là do nhiều chuỗi bán lẻ lớn ở châu Âu cho phép khách hàng tự đóng gói hàng tạp hóa thay vì nhờ nhân viên thu ngân đóng gói[6]. Ở phần lớn Châu Âu, nhân viên thu ngân phải ngồi khi làm việc, trong khi đứng lâu trong khi làm việc là tiêu chuẩn ở hầu hết Bắc Mỹ, Châu ÁÚc[7].

Chú thích

  1. ^ Mole, Beth (13 tháng 9 năm 2017). “The new study suggesting sitting will kill you is kind of a raging dumpster fire”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ on behalf of the Sedentary Behaviour Council Global Monitoring Initiative Working Group; Mclaughlin, M.; Atkin, A. J.; Starr, L.; Hall, A.; Wolfenden, L.; Sutherland, R.; Wiggers, J.; Ramirez, A.; Hallal, P.; Pratt, M. (tháng 12 năm 2020). “Worldwide surveillance of self-reported sitting time: a scoping review”. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity (bằng tiếng Anh). 17 (1): 111. doi:10.1186/s12966-020-01008-4. ISSN 1479-5868. PMC 7469304. PMID 32883294.
  3. ^ “Sitting straight 'bad for backs'. BBC. 28 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “The Art of the Cut”. History.org. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012.
  5. ^ Čajkanović, Veselin (1996). Živković, Marko biên dịch. “Magical Sitting”. Anthropology of East Europe Review. 14 (1). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2007. It is obvious from all the above that sitting, seen from the viewpoint of the history of religion, could be a magical act which, within the framework of analogic magic, will establish a certain relationship, a covenant.
  6. ^ “Sitting or Standing Cashiers (Continued)”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ Kottwitz, Maria U.; Rolli Salathé, Cornelia; Buser, Carina; Elfering, Achim (2017). “Emotion Work and Musculoskeletal Pain in Supermarket Cashiers: A Test of a Sleep Mediation Model”. Scandinavian Journal of Work and Organizational Psychology. 2. doi:10.16993/sjwop.25.

Xem thêm