Nam Trang Đầu (南莊頭遺址; k. 10.500—k. 9700 TCN)[1][2][3] là một di chỉ thuộc thời đại đồ đá mới nằm gần hồ Bạch Dương Điến thuộc huyện Từ Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Di chỉ được phát hiện dưới một bãi than bùn.[4] Người ta phát hiện được 47 mảnh gốm tại di chỉ này. Nam Trang Đầu cũng là di chỉ thời đại đồ đá mới có niên đại sớm nhất được phát hiện tại phương bắc Trung Quốc. Có bằng chứng cho thấy các cư dân Nam Trang Đầu đã thuần hóa chó.[5] Người ta cũng phát hiện thấy phiến mài và con lăn bằng đá, đồ tạo tác bằng xương tại di chỉ này.
Chú thích
- ^ YV Kuzmin 2006 Chronology of the earliest pottery in East Asia: progress and pitfalls
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2013.
- ^ The Chinese Neolithic: Trajectories to Early States, pp. 24
- ^ The Formation of Chinese Civilization: An Archaeological Perspective, pp 28
- ^ Archaeology of Asia, pp. 124
Thư mục
- Allan, Sarah (ed), The Formation of Chinese Civilization: An Archaeological Perspective, ISBN 0-300-09382-9
- Liu, Li. The Chinese Neolithic: Trajectories to Early States, ISBN 0-521-81184-8
- Sagart, Laurent, Roger Blench and Alicia Sanchez-Mazas (eds), The Peopling of East Asia ISBN 0-415-32242-1
- Stark, Miriam T. (ed), Archaeology of Asia, ISBN 1-4051-0213-6
Xem thêm
Liên kết ngoài