NGC 3893

Thiên hà NGC 3893 chụp bởi trạm quan sát Sloan Digital Sky Survey

NGC 3893 là tên của một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Đại Hùng. Khoảng cách thiên hà này nếu tính từ trái đất của chúng ta thì vào khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Điều này cho kích thước biểu kiến của nó là 70000 năm ánh sáng. Vào ngày 9 tháng 2 năm 1788, NGC 3893 được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel[1]. Thiên hà này tương tác với thiên thể vệ tinh của nó tên là NGC 3896.

Đặc tính

NGC 3893 là một thiên hà xoắn ốc với nhánh xoắn ốc rõ ràng và nổi bật. Nó có hai nhánh xoắn ốc chính với độ sáng bề mặt cao và nhiều vùng H II[2]. Có một nhánh xoắn ốc mờ kéo dài từ phía nam đến phía bắc tạo ra một vòng cung ở phía đông NGC 3893[3]. Nó được phân loại là SAB nhưng Hernández-Toledo và Puerari lại không quan sát được thanh chắn của nó[4]. Khối lượng của nó là xấp xỉ 2.3x1010 lần khối lượng mặt trời và chi phối động lực khí trong bán kính quang học của nó[5]. Sự hình thành sao của NGC 3893 có tỉ lệ là 5,62 lần khối lượng mặt trời/năm.[6]

Thiên hà lân cận

NGC 3893 tương tác với một thiên hà nhỏ hơn là NGC 3896. Điều này đã hình thành nên một luồng vật chất di chuyển qua lại giữa 2 thiên hà[7]. Hai thiên hà này nằm trong nhóm NCG 3877[8], nằm ở phía nam nhóm Đại Hùng, một phần siêu đám Xử Nữ[9].

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát đây là thiên hà nằm trong chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 48m 38.2s[10]

Độ nghiêng 48° 42′ 39″[10]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.003226 +/- 0.000003 [10]

Vận tốc hướng tâm 967 ± 1 km/s[10]

Cấp sao biểu kiến 10,2

Kích thước biểu kiến 4′.5 × 2′.8[10]

Tham khảo

  1. ^ Seligman, Courtney. “NGC 3893”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ Sandage, A., Bedke, J. (1994), The Carnegie Atlas of Galaxies. Volume I, Carnegie Institution of Washington
  3. ^ Gabbasov, R. F.; Rosado, M.; Klapp, J. (ngày 2 tháng 5 năm 2014). “An interaction scenario of the galaxy pair NGC 3893/96 (KPG 302). A single passage?”. The Astrophysical Journal. 787 (1): 39. arXiv:1405.1446. Bibcode:2014ApJ...787...39G. doi:10.1088/0004-637X/787/1/39.
  4. ^ Hernández-Toledo, H. M.; Puerari, I. (tháng 11 năm 2001). “BVRI surface photometry of (S+S) binary galaxies”. Astronomy & Astrophysics (bằng tiếng Anh). 379 (1): 54–71. arXiv:astro-ph/0010531. doi:10.1051/0004-6361:20011275. ISSN 0004-6361.
  5. ^ Kranz, Thilo; Slyz, Adrianne; Rix, Hans‐Walter (ngày 20 tháng 3 năm 2003). “Dark Matter within High Surface Brightness Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal. 586 (1): 143–151. arXiv:astro-ph/0212290. Bibcode:2003ApJ...586..143K. doi:10.1086/367551.
  6. ^ James, P. A.; Shane, N. S.; Beckman, J. E.; Cardwell, A.; Collins, C. A.; Etherton, J.; de Jong, R. S.; Fathi, K.; Knapen, J. H.; Peletier, R. F.; Percival, S. M.; Pollacco, D. L.; Seigar, M. S.; Stedman, S.; Steele, I. A. (ngày 12 tháng 1 năm 2004). “The Hα galaxy survey”. Astronomy & Astrophysics. 414 (1): 23–43. doi:10.1051/0004-6361:20031568.[liên kết hỏng]
  7. ^ Verheijen, M. A. W.; Sancisi, R. (ngày 15 tháng 5 năm 2001). “The Ursa Major cluster of galaxies”. Astronomy & Astrophysics. 370 (3): 765–867. doi:10.1051/0004-6361:20010090.
  8. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ “The Ursa Major Groups”. www.atlasoftheuniverse.com.
  10. ^ a b c d e “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3893. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài