Núi Rushmore

Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia
IUCN loại V (Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển)
(Từ trái sang phải) Tượng điêu khắc của George Washington, Thomas Jefferson, Theodore RooseveltAbraham Lincoln, biểu trưng cho lịch sử 130 năm đầu tiên của Hoa Kỳ.
Vị tríHạt Pennington, tiểu bang South Dakota, U.S.
Thành phố gần nhấtKeystone, tiểu bang South Dakota
Diện tích1.278,45 mẫu Anh (5,17 km2)
Thành lậpNgày 3 tháng 3 năm 1925
Lượng khách14.757.971 lượt khách (năm 2010)
Cơ quan quản lýTrung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia (National Park Service)

Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia là một tác phẩm điêu khắc được tạc vào khối đá granite trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, tiểu bang South Dakota, Hoa Kỳ. Là tác phẩm của Gutzon Borglum và sau này là con trai ông, Lincoln Borglum, Núi Rushmore thể hiện bốn gương mặt Tổng thống Hoa Kỳ với chiều cao 60 foot (18 m), từ trái sang phải lần lượt là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore RooseveltAbraham Lincoln.[1] Toàn thể khu tưởng niệm bao phủ trên diện tích 1.278,45 mẫu Anh (5,17 km2)[2] và cao 5.725 foot (1.745 m) so với mực nước biển.[3]

Người ta cho rằng nhà sử học bang South Dakota, Doane Robinson, là người đưa ra ý tưởng tạc chân dung của những người nổi tiếng tại vùng Black Hills thuộc bang South Dakota để thúc đẩy ngành du lịch trong vùng phát triển. Ban đầu Robinson muốn tạc tượng ở vùng Needles; tuy nhiên, Gutzon Borglum không đồng ý mà lại chọn vùng núi lớn hơn, núi Rushmore. Borglum cũng quyết định nên tạc tượng liên quan đến quốc gia, đồng thời chọn chân dung bốn vị tổng thống để tạc vào núi. Sau khi đảm bảo khoản ngân sách liên bang, việc xây dựng khu tưởng niệm bắt đầu vào năm 1927 và hoàn thành chân dung bốn vị tổng thống vào khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1939. Khi Gutzon Borglum qua đời vào tháng 3 năm 1941, con trai của ông là Lincoln Borglum đã đảm nhiệm công việc của cha. Mặc dù ý tưởng ban đầu là tạc tượng bốn vị tổng thống từ đầu đến thắt lưng, nhưng do thiếu kinh phí nên công việc chạm khắc chấm dứt vào năm 1941.

Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia bắt đầu quản lý khu tưởng niệm vào năm 1933 khi công trình còn đang dang dở và vẫn quản lý cho đến tận hôm nay. Hàng năm tại đây thu hút khoảng 2 triệu khách đến thăm.[4]

Lịch sử

Núi Rushmore trước khi xây dựng, ảnh chụp khoảng năm 1905
Việc chạm khắc Núi Rushmore có sử dụng thuốc nổ, tiếp sau đó là quá trình khảo sát bề mặt thô của đá.[5] Khoảng 450.000 tấn đá bị thổi bay khỏi sườn núi.[6]

Ban đầu ngọn núi tên là Lakota Sioux, nghĩa là Sáu vị cha già, sau này được đổi tên theo Charles E. Rushmore, một vị luật sư lỗi lạc ở New York qua chuyến thám hiểm năm 1885.[7] Ban đầu, dự án tạc tượng ở núi Rushmore nhằm kích thích ngành du lịch tại vùng Black Hills thuộc bang South Dakota. Sau những cuộc đàm phán kéo dài giữa đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thống Calvin Coolidge, Quốc hội đã thông qua dự án trên. Công việc chạm khắc bắt đầu vào năm 1927 và kết thúc vào năm 1941 với vài ca chấn thương nhưng không ai tử nạn.[4]

Mang tên Sáu vị cha già, ngọn núi là một phần trong chuyến đi tôn giáo đến đỉnh Harney Peak, dẫn đầu là vị tù trưởng của bộ lạc Lakota, Black Elk. Sau một loạt chiến dịch quân sự từ năm 1876 đến năm 1877, Hoa Kỳ đã chiếm lĩnh vùng đất này mặc dù vẫn còn những tranh cãi dựa trên Hiệp ước Fort Laramie năm 1868 (xem mục "Tranh cãi" dưới đây). Với cư dân da trắng Hoa Kỳ, ngọn núi này có nhiều tên gọi như Núi Cougar, Núi Sugarloaf, Núi Slaughterhouse và Vách đá Keystone. Ngọn núi mang tên Núi Rushmore qua một chuyến thám hiểm thăm dò của Charles Rushmore, David Swanzey (chồng của Carrie Ingalls) và Bill Challis.[8]

Năm 1923, nhà sử học Doane Robinson đưa ra ý tưởng tạc tượng trên Núi Rushmore nhằm khuyến khích phát triển du lịch ở tiểu bang South Dakota. Năm 1924, Robinson thuyết phục nhà điêu khắc Gutzon Borglum đến thăm vùng Black Hills nhằm đảm bảo hoàn thành công việc điêu khắc. Borglum đã từng tham gia điêu khắc tác phẩm Đài Tưởng niệm Hiệp hội (Confederate Memorial Carving), một đài tưởng niệm chạm nổi nông (bas-relief) khổng lồ dành cho các vị lãnh đạo Hiệp hội ở vùng núi Stone Mountain thuộc bang Georgia, nhưng các quan chức của tiểu bang lại không đồng ý.[9] Kế hoạch ban đầu là sẽ tiến hành tạc tượng trên những cột đá granite tên là Needles. Tuy nhiên, Borglum nhận thấy rằng những cột đá Needles đang bị xói mòn và không thể tạc tượng trên đó. Ông đã chọn Núi Rushmore với diện tích lớn hơn và vì vách núi quay về hướng Đông Nam nên nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Borglum, sau khi nhìn thấy Núi Rushmore, đã phát biểu như sau: "Nước Mỹ sẽ diễu hành theo đường chân trời ấy".[10] Quốc hội cho phép bắt đầu Chiến dịch Khu tưởng niệm Quốc gia - Núi Rushmore vào ngày 3 tháng 3 năm 1925.[10] Tổng thống yêu cầu ngoài bức tượng của Washington thì cũng cần phác thảo chân dung hai vị tổng thống Đảng Cộng hòa và một vị Tổng thống Đảng Dân chủ.[11]

Quá trình xây dựng trên Núi Rushmore

Từ ngày 4 tháng 10 năm 1927 đến ngày 31 tháng 10 năm 1941, Gutzon Borglum cùng 400 công nhân đã tạc những bức tượng khổng lồ, cao 60 foot (18m), thể hiện 4 vị Tổng thống Hoa KỳGeorge Washington, Thomas Jefferson, Theodore RooseveltAbraham Lincoln, biểu trưng cho lịch sử 130 năm đầu tiên của Hoa Kỳ. Borglum lựa chọn 4 vị tổng thống này dựa vào vai trò bảo vệ nền Cộng hòa và mở mang bờ cõi của họ.[10][12] Ban đầu người ta dự định tạc tượng Thomas Jefferson về phía bên phải của tượng Washington, nhưng sau khi tiến hành chạm khắc, người ta thấy khối đá ấy không phù hợp nên đã phá nổ khối đá mang hình Jefferson này và tạc một bức tượng mới bên trái tượng Washington.[10]

Năm 1933, Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia đã tiến hành quản lý Núi Rushmore. Kỹ sư Julian Spotts giúp đỡ dự án bằng cách cải thiện phần cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như ông đã nâng cấp tàu điện để tàu lên được đỉnh Núi Rushmore nhằm giúp công nhân làm việc dễ dàng hơn. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1934, bức tượng khuôn mặt tổng thống Washington đã hoàn thành và được khánh thành. Người ta khánh thành bức tượng tổng thống Thomas Jefferson vào năm 1936 và bức tượng tổng thống Abraham Lincoln vào ngày 17 tháng 9 năm 1937. Vào năm 1937, một dự luật được đệ trình lên Quốc hội nhằm tạc thêm tượng vị thủ lĩnh nhân quyền Susan B. Anthony, tuy nhiên Quốc hội đã bổ sung một phụ lục cho một dự luật đặc quyền, yêu cầu chỉ sử dụng ngân sách liên bang để hoàn thiện bốn bức tượng ban đầu.[13] Năm 1939, bức tượng tổng thống Theodore Roosevelt được khánh thành.

Xưởng Điêu khắc của Nhà Chạm khắc (Sculptor’s Studio) - một khu trưng bày mô hình và dụng cụ bằng nhựa độc nhất liên quan đến công trình điêu khắc — được xây dựng vào năm 1939 dưới dự chỉ đạo của Borglum. Borglum qua đời do bị tắc mạch máu vào tháng 3 năm 1941. Con trai ông, Lincoln Borglum, tiếp tục đảm nhiệm dự án này. Theo kế hoạch ban đầu, người ta sẽ tạc tượng từ đầu đến thắt lưng[14] nhưng do thiếu kinh phí nên buộc phải chấm dứt công trình. Borglum cũng dự tính dựng một tấm bảng lớn có hình dạng khu vực Louisiana Purchase với những chữ cái mạ vàng, tưởng nhớ bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp Hoa Kỳ, khu vực Louisiana Purchase cùng những vùng đất khác, từ Alaska, Texas cho tới Khu Kênh đào Panama.[12] Nơi đây trưng bày các mô hình bằng thạch cao và các công cụ từng được sử dụng để tạc khắc các pho tượng. Mô hình 4 pho tượng bằng thạch cao mô phỏng như tác phẩm thật được đặt ở gian đầu tiên có một cửa sổ nhìn thẳng ra 4 pho tượng trên ngọn núi.[15]

Một mô hình mô tả thiết kế cuối cùng của Núi Rushmore. Vì không đủ kinh phí nên việc xây dựng phải kết thúc vào tháng 10 năm 1941

Toàn bộ dự án tiêu tốn 989.992,32 USD.[16] Dự án trở nên nổi tiếng khi không có bất kỳ công nhân nào tử vong đối với một công trình tầm cỡ như vậy.[17]

Vào ngày 15 tháng 10 năm 1966, Núi Rushmore được liệt vào Danh sách Di tích Lịch sử Quốc gia. Một bài luận của sinh viên William Andrew Burkett từ bang Nebraska đã giành chiến thắng ở hạng mục đồng đội lứa tuổi đại học vào năm 1934, đồng thời được khắc trên bảng đồng tại Entablature vào năm 1973.[13] Năm 1991, Tổng thống George H. W. Bush chính thức khánh thành công trình Núi Rushmore.

Người ta xây dựng một căn phòng tại một hẻm núi phía sau nhóm tượng này, khoan vào lớp đá chỉ 70 feet (21 m), bao gồm một mái vòm với 16 bức phù điêu bằng sứ tráng men. Trên các bức phù điêu là bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp, tiểu sử của 4 vị Tổng thống cùng với Borglum và lịch sử Hoa Kỳ. Căn phòng được xem là lối vào của công trình nằm trong kế hoạch, tên là "Tiền sảnh các Kỷ lục"; mái vòm được lắp đặt vào năm 1998.[18]

Nhìn từ trên không toàn cảnh của Núi Rushmore và các tòa nhà

Mười năm tái phát triển công trình đã đạt đến thành tựu lớn lao nhất là việc hoàn tất các tiện ích và lối đi mở rộng cho du khách vào năm 1998, chẳng hạn như Trung tâm Đón khách, Bảo tàng Lincoln Borglum cùng với Con đường Tổng thống. Công việc bảo dưỡng khu tưởng niệm hàng năm đòi hỏi những nhà leo núi phải giám sát và bịt các vết nứt. Do ngân sách hạn hẹp nên thỉnh thoảng người ta mới cạo lớp địa y ở khu tưởng niệm. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 7 năm 2005, Alfred Kärcher GmbH - một nhà sản xuất máy giặt áp suất và máy chùi rửa bằng hơi nước người Đức, đã tiến hành chùi rửa miễn phí trong nhiều tuần bằng cách phun nước áp suất cao với nhiệt độ trên 200 °F (93 °C).[19]

Cùng với thời gian, quần thể tượng đài bất hủ này được những người ngưỡng mộ coi là “biểu tượng của mọi biểu tượng” ở nước Mỹ. Từ xa hơn 100 km vẫn có thể nhìn rõ hình 4 vị tổng thống lừng danh, những vĩ nhân tượng trưng cho các tính chất tiêu biểu cấu thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như đấu tranh giành độc lập (George Washington), vì nền dân chủ (Thomas Jefferson), mở mang kinh tế và bảo tồn môi trường thiên nhiên (Theodore Roosevelt) và bãi bỏ chế độ nô lệ (Abraham Lincoln).[15]

Quang cảnh núi Rushmore từ trên không trung
Khách du lịch và khu vực trung tâm thông tin và lối đi về phía đài quan sát
Mount Rushmore và cờ
Quang cảnh Núi Rushmore nhìn từ đường cao tốc
Bảng khắc tên những nhân công và công nhân đã làm việc

Tranh cãi

Toàn cảnh
Air Force One bay trên đỉnh núi Rushmore.

Núi Rushmore là chủ đề gây tranh cãi giữa những người Mỹ bản địa tại Hoa Kỳ do Mỹ đã chiếm vùng đất này từ tay bộ lạc Lakota sau cuộc Đại chiến Sioux năm 1876. Hiệp ước Fort Laramie năm 1868 đã trao quyền quản lý vô thời hạn vùng Black Hills cho bộ lạc Lakota. Các thành viên thuộc Phong trào Người da đỏ châu Mỹ đã tiến hành chiếm giữ khu tưởng niệm vào năm 1971, gọi là chiến dịch "Ngựa núi giận dữ". Trong số những thành viên này là những nhà hoạt động trẻ tuổi, các vị bô lão, trẻ em và con người thần Thánh Gioan Fire Lame Deer, là người đã tổ chức một nhóm cầu nguyện trên đỉnh núi. Lame Deer yêu cầu nhóm người trên phủ một tấm vải liệm tượng trưng lên khuôn mặt các vị tổng thống, cho rằng "đó vẫn sẽ là hình tượng bẩn thỉu cho đến khi hiệp ước được thực thi".[20]

Năm 2004, người ta đã bổ nhiệm người quản lý bản địa đầu tiên cho công viên. Gerard Baker tuyên bố rằng ông sẽ mở thêm "nhiều hướng thông hiểu" và rằng bốn vị tổng thống "chỉ là một hướng với một mục tiêu mà thôi".[21]

Khu tưởng niệm Crazy Horse Memorial sẽ được xây dựng ở một nơi khác trong vùng Black Hills để tưởng nhớ một thủ lĩnh bản địa Mỹ nổi tiếng và cũng để hưởng ứng cho Núi Rushmore. Dự kiến công trình này sẽ lớn hơn công trình Núi Rushmore và nhận được sự hỗ trợ từ các tù trưởng bộ lạc Lakota; Quỹ Crazy Horse Memorial Foundation đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ từ quỹ liên bang. Tuy nhiên, khu tưởng niệm này cũng là một chủ đề gây tranh cãi ngay cả trong cộng đồng dân bản địa Hoa Kỳ.[22]

Khu tưởng niệm này cũng gây tranh cãi do vài người viện cớ rằng cơ bản đây là một đề tài phân biệt chủng tộc được hợp pháp hóa theo ý tưởng của niềm tin Manifest Destiny (chiếm lĩnh lục địa Bắc Mỹ). Tác phẩm được Borglum lựa chọn để chạm khắc trên núi là bốn vị tổng thống đương quyền vào thời kỳ chiếm lĩnh đất đai của dân bản địa châu Mỹ. Chính Gutzon Borglum cũng hứng thú với cuộc tranh cãi này bởi vì ông là một thành viên tích cực của tổ chức white supremacist (ủng hộ học thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt), tên là đảng Ku Klux Klan.[9][23]

Biểu trưng

Bốn vị tổng thống này tượng trưng cho những điều khác nhau:[cần dẫn nguồn]

  • Lincoln (tổng thống thứ 16) tượng trưng cho sự tự do.
  • Washington (tổng thống đầu tiên) tượng trưng cho sự đấu tranh giành độc lập.
  • Jefferson (tổng thống thứ 3) tượng trưng cho nền dân chủ.
  • Roosevelt (tổng thống thứ 26) tượng trưng cho sự bảo vệ thiên nhiên.

Các thông số

Tham khảo

  1. ^ Rushmore National Memorial[liên kết hỏng]. ngày 6 tháng 12 năm 2005.60 SD Web Traveler, Inc. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2006.
  2. ^ McGeveran, William A. Jr. et al. (2004). The Word Almanac and Book of Facts 2004. New York: World Almanac Education Group, Inc. ISBN 0-88687-910-8.
  3. ^ Mount Rushmore, South Dakota (ngày 1 tháng 11 năm 2004). Peakbagger.com. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2006.
  4. ^ a b “Mount Rushmore National Memorial Frequently Asked Questions”. National Park Service. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ “Honeycombing process explained from”. nps.gov. ngày 14 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ “Geology Fieldnotes”. nps.gov. ngày 4 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ "Mt”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)
  8. ^ Keystone Area Historical Society Keystone Characters Lưu trữ 2006-09-09 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2006.
  9. ^ a b "People & Events: The Carving of Stone Mountain". American Experience. PBS. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  10. ^ a b c d Carving History (ngày 2 tháng 10 năm 2004). National Park Service.
  11. ^ Fite, Gilbert C. Mount Rushmore (May 2003). ISBN 0-9646798-5-X, the standard scholarly study.
  12. ^ a b Albert Boime, "Patriarchy Fixed in Stone: Gutzon Borglum's 'Mount Rushmore'," American Art, Vol. 5, No. 1/2. (Winter - Spring, 1991), pp. 142–67.
  13. ^ a b American Experience Lưu trữ 2009-03-04 tại Wayback Machine "Timeline: Mount Rushmore" (2002). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2006.
  14. ^ Mount Rushmore National Memorial Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine.
  15. ^ a b “Tượng đài tôn vinh 4 vị Tổng thống ảnh hưởng nhất lịch sử Hoa Kỳ”.
  16. ^ Mount Rushmore National Memorial Lưu trữ 2006-02-24 tại Wayback Machine. Tourism in South Dakota. Laura R. Ahmann. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2006.
  17. ^ Mount Rushmore National Memorial Lưu trữ 2010-05-13 tại Wayback Machine. Outdoorplaces.com. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2006.
  18. ^ “Tiền sảnh các Kỷ lục”. Trang web Núi Rushmore - Khu tưởng niệm Quốc gia. Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia. ngày 14 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
  19. ^ "For Mount Rushmore, An Overdue Face Wash". http://www.washingtonpost.com. ngày 11 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  20. ^ Matthew Glass, "Producing Patriotic Inspiration at Mount Rushmore," Journal of the American Academy of Religion, Vol. 62, No. 2. (Summer, 1994), pp. 265–283.
  21. ^ David Melmer (ngày 13 tháng 12 năm 2004). "Historic changes for Mount Rushmore". http://www.indiancountrytoday.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  22. ^ Lame Deer, John (Fire) and Richard Erdoes. Lame Deer Seeker of Visions. Simon and Schuster, New York, New York, 1972. Paperback ISBN 0-671-55392-5
  23. ^ "Gutzon Borglum, The Story of Mount Rushmore". Ralphmag.org. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài


Bản mẫu:Abraham Lincoln

Read other articles:

Pour les articles homonymes, voir EVM. Cet article est une ébauche concernant le chemin de fer. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. L'Elektronikus vonatmegállító (hongrois pour « dispositif électronique d'arrêt du train ») ou EVM est un système de sécurité ferroviaire utilisé par les chemins de fer d'État hongrois (MÁV). Il sert à contrôler l'indication donnée par les signa...

 

Johan van OldenbarneveltJohan van Oldenbarnevelt (Pengucapan dalam bahasa Belanda: [joɑŋ vɑŋ oldə(n)bɑrnəvəlt], 14 September 1547 – 13 Mei 1619) adalah negarawan Belanda yang berperan penting dalam perjuangan Belanda meraih kemerdekaan dari Spanyol. Ia merupakan pendiri perusahaan dagang terbesar pada masanya yaitu VOC pada 20 Maret 1602. Van Oldenbarnevelt lahir di Amersfoort. Dia belajar ilmu hukum di Leuven, Bourges, Heidelberg and Padua, lalu hijrah menuju Prancis ...

 

Village in New York, United StatesHagaman, New YorkVillageHagaman, New YorkLocation within the state of New YorkCoordinates: 42°58′39″N 74°9′2″W / 42.97750°N 74.15056°W / 42.97750; -74.15056CountryUnited StatesStateNew YorkCountyMontgomeryArea[1] • Total1.54 sq mi (4.00 km2) • Land1.50 sq mi (3.88 km2) • Water0.05 sq mi (0.12 km2)Elevation719 ft (219 m)Popula...

Jamésie Administration Pays Canada Province Québec Région Nord-du-Québec Statut municipal Territoire équivalent Démographie Population 14 232 hab. (2016[1]) Densité 0,04 hab./km2 Géographie Coordonnées 52° 00′ nord, 74° 45′ ouest Superficie 34 200 000 ha = 342 000 km2 Divers Langue(s) parlée(s) Français Localisation Géolocalisation sur la carte : Canada Jamésie Géolocalisation sur la carte : C...

 

2013 Android-based smartphone by HTC HTC Desire 500ManufacturerHTCSeriesHTC Desire seriesModel500Compatible networks2G 3G (Only one SIM card can be used at 3G at a time on the Dual SIM model)First releasedSeptember 1, 2013; 10 years ago (2013-09-01)TypeSmartphoneForm factorSlateDimensions131.8 mm (5.19 in) H 66.9 mm (2.63 in) W 9.9 mm (0.39 in) D [1]Mass123 g (4.3 oz)[1]Operating systemAndroid 4.1.2 Jelly Bean, Sense UI...

 

Brazilian footballer Titi Personal informationFull name Cristian Chagas TaroucoDate of birth (1988-03-12) 12 March 1988 (age 36)Place of birth Pelotas, BrazilHeight 1.89 m (6 ft 2+1⁄2 in)Position(s) Centre backTeam informationCurrent team FortalezaNumber 4Youth career2002–2006 InternacionalSenior career*Years Team Apps (Gls)2007–2011 Internacional 10 (0)2008 → Náutico (loan) 7 (0)2009–2010 → Vasco da Gama (loan) 57 (2)2011 → Bahia (loan) 51 (2)2012–201...

Laut JawaLokasi Laut JawaLaut JawaLetakPaparan SundaKoordinat5°16′00″S 111°43′52″E / 5.26667°S 111.73111°E / -5.26667; 111.73111Jenis perairanLautTerletak di negaraIndonesiaPanjang maksimal1.600 kilometer (990 mi)Lebar maksimal380 kilometer (240 mi)Area permukaan320.000 kilometer persegi (120.000 sq mi)Kedalaman rata-rata46 meter (151 ft)Suhu tertinggi31 °C (88 °F)Suhu terendah27 °C (81 °F)KepulauanSunda besa...

 

Senegalese passportPasseport sénégalaisThe front cover of a contemporary Senegalese passport.TypePassportIssued by SenegalFirst issuedaround 2007[1] (biometric passport)PurposeIdentificationEligibilitySenegalese citizenshipExpiration5 years Senegalese passports (French: Passeport sénégalais) are issued to Senegalese citizens to travel outside Senegal. Physical properties Surname Given names Nationality Senegalese Date of birth Sex Place of birth Date of Expiry Passport n...

 

LGBT rights in BoliviaBoliviaStatusLegal since 1832Gender identityRight to change legal gender since 2016Discrimination protectionsSexual orientation and gender identity protectionsFamily rightsRecognition of relationshipsFree unions officially recognised starting in 2020; nationwide since 2023RestrictionsSame-sex marriage banned by ConstitutionAdoptionSame-sex couples in a free union are permitted to adopt Lesbian, gay, bisexual, and transgender (LGBT) rights in Bolivia have expanded signif...

Food Macaroni soupMacaroni soup in Hong KongTypeSoupPlace of originItalyMain ingredientsMacaroniVariationsPasta e fagioli Macaroni soup is soup that includes macaroni. The food is a traditional dish in Italy, and is sometimes served with beans, which is known as pasta e fagioli,[1] and was also included in Mrs. Beeton's Book of Household Management, where the connection with Italy is mentioned and the dish includes Parmesan cheese.[2] In the early 19th century, macaroni soup w...

 

Dalam nama Tionghoa ini, nama keluarganya adalah Li. Li YifengLahir04 Mei 1987 (umur 37)Chengdu, Sichuan, TiongkokNama lainEvan LiAlmamaterUniversitas Normal SichuanPekerjaan Pemeran Penyanyi Tahun aktif2007–kiniAgenBravo Stars Li Yifeng Hanzi sederhana: 李易峰 Alih aksara Mandarin - Hanyu Pinyin: Lǐ Yìfēng Karier musikGenreMandopop Li Yifeng (Hanzi: 李易峰, lahir 4 Mei 1987) juga dikenal sebagai Evan Li, adalah seorang pemeran dan penyanyi Tiongkok, yang meraih ...

 

此條目含有不適合維基百科收錄的節目列表或內容列表。 (2024年5月12日)根據2021年6月達成的社群共識,缺乏充足可靠來源或收錄每集詳細節目內容的節目列表內容不適合收錄於維基百科。請將本條目的內容遷移至適當的外部站點(如不存在適合遷移的站點,可自行在Fandom平台創建新的站點,但請先至此處確認沒有重複主題的站點)。完成清理後,編者可自行提請刪除後重新�...

港鐵巴士K51綫MTR Bus Route K51概覽營運公司港鐵巴士所屬車廠洪水橋車廠/屯門車廠使用車輛Enviro 500 MMC(504-537)富豪B9TL(319-386)线路信息起點站富泰途經嶺南大學、兆康站、新墟站、屯門市中心、置樂花園、三聖邨、黃金海岸及小欖終點站大欖线路长度11.8公里运行周期45分鐘起點站服務時間05:45-23:45终点站运营时间06:00-23:45班次頻率星期一至六:6-20分鐘星期日及公眾假期:7-20分鐘...

 

ريبيكا سميث معلومات شخصية الميلاد 17 يونيو 1981 (العمر 43 سنة)لوس أنجلوس  الطول 1.75 م (5 قدم 9 بوصة) مركز اللعب مدافع الجنسية نيوزيلندا  المدرسة الأم جامعة ماسي (2012–2015)[1]جامعة ديوك (1999–2003)[1]  تخصص أكاديمي علم النفس، واقتصاد  شهادة جامعية بكالوريوس الآداب...

 

Richard Dix Información personalNombre de nacimiento Ernst Carlton BrimmerNacimiento 18 de julio de 1893 St. Paul (Minnesota), Estados Unidos de AméricaFallecimiento 20 de septiembre de 1949 (56 años) Los Ángeles, California, Estados Unidos de AméricaCausa de muerte Infarto agudo de miocardio Sepultura Forest Lawn Memorial Park Nacionalidad EstadounidenseLengua materna Inglés FamiliaCónyuge Winifred Coe (1931-1933) Virginia Webster (1934-1949)EducaciónEducado en Universidad de Minneso...

Societal transition away from religion For other uses, see Secularization (disambiguation). Church on Læsø, Denmark which was transformed into a spa in 2008 In sociology, secularization (British English: secularisation) is a multilayered concept that generally denotes a transition from a religious to a more worldly level.[1] There are many types of secularization and most do not lead to atheism, irreligion, nor are they automatically antithetical to religion.[2] Secularizati...

 

Astrid KirchherrBiographieNaissance 20 mai 1938Hambourg (Troisième Reich)Décès 12 mai 2020 (à 81 ans)HambourgNationalité allemandeActivités Photographe, peintre, productriceSignaturemodifier - modifier le code - modifier Wikidata Astrid Kirchherr, née le 20 mai 1938 à Hambourg et morte le 12 mai 2020, est une artiste photographe allemande. Elle est connue pour avoir été l'amie des Beatles depuis que ceux-ci ont fait leurs débuts à Hambourg au tout début des années 1960 et p...

 

1492–1504 voyages to the Americas The Voyages of Christopher ColumbusPart of the Age of DiscoveryThe four voyages of Columbus (conjectural)Date1492, 1493, 1498 & 1502LocationThe AmericasParticipantsChristopher Columbus and Castilian crew (among others)OutcomeEuropean discovery and colonization of the Americas Between 1492 and 1504, the Italian navigator and explorer Christopher Columbus[a] led four transatlantic maritime expeditions in the name of the Catholic Monarchs of Spain ...

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。 出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: 内部エネルギー – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL (2011年11月) 熱力学古典的カルノー熱機関(英語版) �...

 

Numerous cycling stage races award a white jersey to signify the current leader and overall winner of a certain competition, or to signify the best young rider in the race. The most prominent of these is the Tour de France, where the jersey is known as the maillot blanc and is awarded to the best-placed rider age under 26. The use of the white jersey to recognize the best young rider in a race is its most common use, though some tours award a white jersey for a different classification. Othe...