Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.(tháng 1/2022)
Bài này viết về Chương trình âm nhạc, giải trí. Đối với các định nghĩa khác, xem Mưa bụi (định hướng).
Mưa bụi nhạt nhòa thôi hết tình tôi. Nay người đi rồi tôi biết tìm đâu ?
Mưa bụi hay Tình đã bay xa là một loạt chương trình nghệ thuật do Hãng phim Trẻ, SAIGON Video và Trung tâm Băng nhạc Kim Lợi phối hợp sản xuất và phát hành trong thập niên 1990, có ảnh hưởng sâu sắc đến thị hiếu quần chúng cũng như tạo định hướng cho công nghiệp sản xuất âm nhạc Việt Nam hiện đại.[1] Loạt chương trình này là hình mẫu trong việc kết hợp âm nhạc với kịch nghệ và điện ảnh, tạo ra lượng minh tinh đông đảo ở nhều thể loại nghệ thuật, giúp thay đổi giới giải trítrong nước sau nhiều biến động lịch sử nửa sau thế kỷ XX.
Lịch sử
Bối cảnh
Những năm đầu thập niên 1990, âm nhạc Việt với những cái tên của dòng nhạc "tình ca đỏ" như Nhã Phương, Bảo Yến, Ngọc Tân dần lắng xuống, nhưng ca sĩ trẻ với dòng nhạc hiện đại hơn như Ngọc Ánh, Ngọc Sơn, Lê Tuấn chưa tạo được ấn tượng mạnh, cùng với hồi sinh dè dặt của những ca khúc nhạc vàng trước 1975.
Thời kỳ ấy, phương tiện truyền thông chưa phát triển mạnh, các sản phẩm giải trí được truyền tải qua băng catsette, VHS. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức những sản phẩm này, nếu có, thì đa phần là âm nhạc hải ngoại với những Ngọc Lan, Hương Lan, Linda Trang Đài... Vì thị trường âm nhạc trong nước chưa phát triển cạnh tranh nên khán giả nếu muốn thưởng thức âm nhạc trong nước chỉ còn cách đến những tụ điểm sân khấu để trực tiếp nghe những ca sỹ thời bấy giờ biểu diễn.
Ý tưởng
Nắm bắt được thực tại, nhạc sĩ Hữu Minh, chủ hãng đĩa Kim Lợi mong muốn thử nghiệm dòng âm nhạc mới mang hơi hướng dân ca kết hợp kỹ thuật nhạc nhẹ. Khi nghệ sĩ cải lương Tài Linh đến Kim Lợi, thu âm thử những sáng tác của Hữu Minh, được biên tập bởi nhạc sĩ Vinh Sử, đã tạo được ấn tượng với Hữu Minh, anh đề nghị Tài Linh làm quen với dòng nhạc nhẹ dù dòng nhạc này cô hoàn toàn không phải chuyên môn của cô.[2][1]
Qua thời gian làm quen dòng nhạc mới và thay đổi phong cách cùng với kỹ thuật vốn có, tiếng hát Tài Linh đã thuyết phục được ca sĩ Đình Văn cùng kết hợp thành một cặp song ca. Sản phẩm đầu tiên hai người kết hợp là chương trình Tùy hứng lý qua cầu được phát hành dưới dạng băng cassette với số lượng bán ra hơn 150.000 bản.[1][3] Sau thành công ban đầu đó, Hãng phim Trẻ và Kim Lợi đã đầu tư trang thiết bị cùng ý tưởng quay lại những khung cảnh đẹp cùng các ca sỹ trong dự án. Đây là một sự đổi mới cho các video âm nhạc Việt Nam khi mà khán giả còn khó tiếp cận với các MV của các nghệ sĩ nước ngoài còn các chương trình tại hải ngoại chủ yếu được quay trên sân khấu. Còn các ca sỹ trong nước rất ít người phát hành những MV ca nhạc được đầu tư công sức, máy móc hiện đại như vậy.[2]
Khai sinh
Trong một buổi chiều buồn đi quay cảnh làm karaoke trên Đà Lạt, thì đoàn của Hữu Minh gặp cơn mưa bụi, ông có ý định sẽ sử dụng hình ảnh cơn mưa bụi trong video của Tài Linh. Cái tên Mưa Bụi cũng chính thức được đặt cho các sản phẩm tuyển tập sau này, với những phong cảnh đặc trưng của Việt Nam lần lượt xuất hiện trong những MV ca nhạc này. Những bối cảnh từ các vùng miền được đưa vào những video ca nhạc của Mưa Bụi.
Dấu ấn khó phai nhất của Mưa Bụi là ca khúc "Giăng câu", nó gần gũi và phổ thông đến mức câu hát mở đầu trở thành câu chào hàng ngày của khán giả miền Tây và một số nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Video ca nhạc Mưa Bụi làm theo một công thức khá hấp dẫn: Ca khúc có âm hưởng dân ca + nhạc trữ tình + Hoạt cảnh hài + ca sĩ mới.… Từ Mưa Bụi, hai Tài Linh - Đình Văn, xuất hiện hàng loạt tên tuổi mới như Chế Thanh, Sỹ Ben, Mộng Na, Thùy Trang, Cảnh Hàn… diễn viên cải lương như Kim Tử Long và diễn viên hài Hồng Vân, Bảo Chung, Bảo Quốc, Duy Phương, Hồng Tơ, các nghệ sĩ Thành Lộc, Hồng Nga tạo được dấu ấn bằng những tiết mục hài rất vui nhộn, hợp thị hiếu, có tính chất sáng tạo, đầy thể nghiệm và tìm tòi trong thời kì đó.[4]
Sau 3 số đầu tiên với lượng phát hành hàng trăm ngàn bản, Mưa Bụi nhận về sự phản đối vì tên gọi quá bình dân, nhiều khán giả khó tính cho rằng tên gọi này không xứng tầm với chương trình. Để xoa dịu khán giả khó tính, Ê kíp & nhà sản xuất sau đó đã nghĩ cách là vẫn giữ nguyên tên là Mưa Bụi nhưng chỉ cần thêm tên chủ đề chương trình mới là Tình Đã Bay Xa. Kể từ đó, Mưa Bụi đã đến được với thị trường hải ngoại khó tính. Nhu cầu mua băng chươnng trình bấy giờ lớn đến nỗi các đại lý phải xếp hàng lấy số mới có thể đăng ký được số lượng mong muốn. Minh Vy kể lại: "Tôi vẫn nhớ trung tâm Kim Lợi mở cửa bán hàng vào 7h30 sáng, nhưng từ 4h30 đã có người xếp hàng để được mua trước như những ngày thời bao cấp".[3][2]
Phê bình
“
Những năm 1990, các video cải lương rất thịnh hành và trong quá trình quay các tuồng cải lương cho đạo diễn Hữu Minh thì anh ấy nhận thấy tôi có khả năng ca nhạc nên mời tôi làm CD ca nhạc. CD đó tôi hát với ca sĩ Đình Văn, có bài 'Ngẫu hứng lý qua cầu' rất được khán giả yêu thích, từ đó khán giả cũng chấp nhận mình hát tân nhạc. Sau đó thì đến băng 'Mưa bụi' mà mình cũng không ngờ lại thành công đến vậy.
Thành công như vậy, nhưng cát sê lúc đó của các ca sĩ chỉ được 2 triệu đồng, tính cả cho sản phẩm chứ không tính riêng từng bài. Sau thành công đó, các show diễn của tôi là 250USD/bài, quay video là 500-700USD. Các show diễn tới tấp, đến nỗi ăn ngủ đều ở trên xe là chính.
Mưa Bụi là kỷ niệm lớn, khán giả rất yêu thích. Một lần tôi ra Hà Nội diễn, khán giả Cung Việt Xô vỗ tay không ngớt. Kết thúc chương trình rất nhiều người tặng tôi tiền, không cầm hết được.
Những năm 1991-1993 là giai đoạn cực thịnh của nhạc trữ tình. Tôi vẫn nhớ trung tâm Kim Lợi mở cửa bán hàng vào 7h30 sáng, nhưng từ 4h30 đã có người xếp hàng để được mua trước như những ngày thời bao cấp.
Anh Đi Chài Tôm (Giao Tiên, Vinh Sử) - Đình Văn, Hồng Vân
Trống Vắng (Quốc Hùng) - Phương Thanh
Nụ Hồng Mong Manh (Nhạc Nước Ngoài, lời Việt: Minh Tâm) - Tú Châu, Cảnh Hàn
Huế Xưa (Châu Kỳ) - Hà Phương
Gõ Cửa Trái Tim (Vinh Sử, Vũ Đình Chiến) - Chế Thanh
Khi Người Yêu Tôi Khóc (Trần Thiện Thanh) - Cảnh Hàn, Cẩm Ly
Cô Gái Núi Lê (Nhạc Nước Ngoài, lời Việt: Minh Tâm) - Minh Thuận, Phương Thanh, Cẩm Ly, Cảnh Hàn, Mai Tuấn, Yến Khoa, Hà Phương, Hữu Nghĩa, Thùy Trang, Tú Châu
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mưa bụi (nhạc tập).