Muang

Muang (tiếng Lào: ເມືອງ mɯ́ang, phát âm tiếng Lào: [mɯaŋ˦]), Mueang (tiếng Thái: เมือง mɯ̄ang, phát âm tiếng Thái: [mɯaŋ˧]), Mường (phát âm tiếng Việt: [/mɨəŋ ˨˩/]) hay Mong (tiếng Shan: မိူင်း mə́ŋ, phát âm: [məŋ˦]) là tên thời cận đại được dùng để chỉ một vùng lãnh thổ bán độc lập có ở vùng cư trú truyền thống của những dân tộc thuộc ngữ hệ Tai-Kadai [1].

Phân bố của ngữ hệ Tai-Kadai

Về địa lý vùng này gồm bắc phần bán đảo Đông Dương và lân cận. Ngày nay vùng này ở trong lãnh thổ của Thái Lan, Lào, bắc Việt Nam, bắc Campuchia, phía nam tỉnh Vân Nam (Muang phiên âm chữ Hán gọi là 猛, hay 勐 (mãnh)) và tây tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, Myanmar, bang Assam ở đông bắc Ấn Độ.

Nguồn gốc

Từ "Mueang" ban đầu là một từ trong ngôn ngữ Tai-Kadai chỉ một thị trấn có bức tường phòng thủ và một người cai trị với cấp bậc quý tộc Thái ít nhất là khun (ขุน), cùng với các bản (tiếng Thái: บ้าน: muban hoặc ban) phụ thuộc của nó [2][3][4]. Từ nguyên của nó là "mueang fai" (tiếng Thái: เหมืองฝาย) có nghĩa "mương dẫn nước" (hay "mương phai" trong tiếng Việt), được biến nghĩa để chỉ vùng đất có người cư trú và làm thủy lợi [5].

Theo mô hình Mandala của các nước có tổ chức chính trị theo hệ thống phân cấp thì "mueang" nhỏ hơn phải phụ thuộc vào những người láng giềng mạnh hơn, và lần lượt phụ thuộc vào một vị vua hoặc lãnh đạo khác ở trung ương. Các "mueang" mạnh hơn, thường được gọi phân bậc là chiang, wiang, nakhon hoặc krung (ví dụ Bangkok là "Krung Thep Maha Nakhon") đôi khi cố gắng để giải phóng mình khỏi lệ thuộc và có thể có được những giai đoạn độc lập tương đối.

Mueang lớn hay nhỏ cũng thường chuyển lòng trung thành, và thường hướng tới một người hàng xóm hùng mạnh. Trong thời cận đại thì mạnh nhất là nhà Minh của Đế chế Trung Hoa. Mức độ duy trì độc lập tương đối của mueang tùy thuộc khả năng nội tại, vị trí địa lý, cũng như các yếu tố lịch sử khác. Tại vùng Lưỡng Quảng ở đông nam Trung Quốc thì quá trình Hán hóa cao và lâu dài, dẫn đến ở vùng người Choang thì "mueang" không còn được sử dụng, trong khi ở Vân Nam thì người Thái vẫn duy trì các mueang đến khi phân cấp hành chính của Trung Quốc thay thế.

Tại chính Thái Lan mueang hiện cũng không được sử dụng trong phân cấp hành chính. Xem: Đơn vị hành chính của Thái Lan.

Trong địa danh

Lịch sử đã để lại trong vùng những dân tộc thuộc ngữ hệ Tai-Kadai cư trú những địa danh có thành tố "mường" (muang) và "chiềng" (hay chiang, xiang, xieng). Nó có thể phản ánh vùng lãnh thổ đó đã từng tạo dựng được quyền bán tự trị.

Tại Việt Nam "mường" và "chiềng" tồn tại chủ yếu ở vùng tây bắc và bắc Trung bộ, tại vùng cư trú của người sắc tộc TháiLào. Sự giao thoa văn hóa dẫn đến "mường" xuất hiện ở một số vùng cư trú của người Mường, với ý nghĩa chưa được nghiên cứu làm rõ. Tại vùng người Tày-Nùng ở vùng đông bắc thì diễn biến giống như với người Choang ở vùng Lưỡng Quảng, Trung Quốc, thành tố "mường" không còn sử dụng. Ngày nay "mường" và "chiềng" đơn thuần là thành tố tạo địa danh mà không có ý nghĩa là một cấp vùng lãnh thổ, ví dụ có xã Mường Lý trong huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Trong tiếng Khmer, "moeang" (មឿង) là một từ mượn từ tiếng Thái có nghĩa là "thành phố nhỏ" hoặc "thị trấn nhỏ." Thường được dùng làm địa danh cho các làng.[6]

Trung Quốc

Địa danh Mueang được viết bằng chữ Hán là 勐 (mãnh) hoặc 孟, được viết bằng tiếng Thái Na là ᥛᥫᥒᥰ và tiếng Lự là ᦵᦙᦲᧂ.

Phiên âm các mường Tên tiếng Thái Na Tên tiếng Lự Chữ Hán Địa danh ngày nay tại Trung Quốc
Muang Mao[7] ᥛᥫᥒᥰ ᥛᥣᥝᥰ[8] 勐卯 Thụy Lệ
Muang Khon[7] ᥛᥫᥒᥰ ᥑᥩᥢᥴ[8] ᦵᦙᦲᧂ ᦃᦸᧃ[9] 勐焕 Mang, Đức Hoành
Muang Wan[7] ᥛᥫᥒᥰ ᥝᥢᥰ[8] 勐宛 Lũng Xuyên
Muang Ti[7] ᥛᥫᥒᥰ ᥖᥤᥰ[8] 勐底 Lương Hà
Muang La[7] ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥣᥲ[8] 勐腊 Doanh Giang
Meng La ᦵᦙᦲᧂ ᦟᦱ 勐拉 Tư Mao
Meng La ᦵᦙᦲᧂ ᦟᦱᧉ 勐腊 Mãnh Lạp
Meng Hai ᥛᥫᥒᥰ ᥞᥣᥭᥰ[8] ᦵᦙᦲᧂ ᦣᦻ[9] 勐海 Mãnh Hải
Meng Lem ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥥᥛᥰ[8] 孟连 Mạnh Liên
Meng Keng ᥛᥫᥒᥰ ᥐᥪᥒ[8] 勐耿 Cảnh Mã
Meng Long ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥨᥒ[10]:221 Long Lăng
Meng Meng ᥛᥫᥒᥰ ᥛᥫᥒᥰ[8] 勐勐 Song Giang, Lâm Thương
Meng Lam ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥣᥛᥰ[8] 勐朗 Lan Thương, Phổ Nhĩ
Meng Thong ᥛᥫᥒᥰ ᥗᥨᥒᥴ[8] 勐统 Xương Ninh
Meng Tsung ᥛᥫᥒᥰ ᥓᥧᥒᥰ[8] Nguyên Giang, Ngọc Khê
Meng Then ᥛᥫᥒᥰ ᥗᥦᥢᥴ[8] Phượng Khánh
Meng Men ᥛᥫᥒᥰ ᥛᥦᥢᥰ[8] 勐缅 Đằng Xung hoặc Lâm Thương
Mongsee[11] ᥛᥫᥒᥰ ᥔᥥᥴ[8] ᦵᦙᦲᧂ ᦵᦉ[9] Côn Minh
Meng Ha ᥛᥫᥒᥰ ᥑᥣᥰ[8] Kha Nhai
Meng Ha ᥛᥫᥒᥰ ᥑᥣᥴ[8] Loan Điền
Meng Khe ᥛᥫᥒᥰ ᥑᥫᥰ[8] Lộ Giang
Meng Yueng ᥛᥫᥒᥰ ᥒᥤᥛᥰ[8] 勐允 Thượng Duẫn
Meng Tse ᥛᥫᥒᥰ ᥓᥥ[8] ᦵᦙᦲᧂ ᦵᦵᦋᧈ 勐遮 Mãnh Già
Meng Hsa ᥛᥫᥒᥰ ᥔᥣᥴ[8] 勐撒 Mãnh Tản
Meng Yang ᥛᥫᥒᥰ ᥕᥣᥒᥰ[8] 勐养 Mãnh Dưỡng
Meng Tung ᥛᥫᥒᥰ ᥖᥧᥛᥰ[8] 勐董 Mãnh Đổng
Meng Ten ᥛᥫᥒᥰ ᥖᥦᥢᥰ[8] 勐典 Mãnh Điển (thuộc huyện Ấn Giang)
Meng Ting ᥛᥫᥒᥰ ᥖᥤᥒ[8] 孟定 Mãnh Định
Meng Lim ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥤᥛᥴ[8] Huỳnh Thảo Bá (黄草坝), địa danh thuộc huyện Long Lăng)
Meng Long ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥨᥒ[8] ᦵᦙᦲᧂ ᦷᦟᧂ[9] 勐龙 Mãnh Long
Meng Loong ᥛᥫᥒᥰ ᥘᥩᥒᥴ[8] 勐弄 Mãnh Lộng
Meng Mo ᥛᥫᥒᥰ ᥛᥨᥝᥱ[8] 勐磨 Cựu Thành, Vân Nam
Meng Ham ᥛᥫᥒᥰ ᥞᥛᥰ[8] ᦵᦙᦲᧂ ᦣᧄ[9] 勐罕 Mãnh Hãn
Meng Heu ᥛᥫᥒᥰ ᥞᥥᥝᥰ[12] 勐秀 Mãnh Tú
Meng Ka ᥛᥫᥒᥰ ᥐᥣ 勐戛 Mãnh Kiết
Meng Yue 勐约 Mãnh Ước
Meng Peng ᦵᦙᦲᧂ ᦘᦳᧂ 勐捧 Mãnh Phụng
Meng Dui 勐堆 Mãnh Đôi
Meng Ku 勐库 Mãnh Khố
Meng Yoong ᥛᥫᥒᥰ ᥕᥩᥒᥰ[13] 勐永 Mãnh Vĩnh
Meng Keng ᥛᥫᥒᥰ ᥐᥦᥒᥰ[13] 勐简 Mãnh Giản
Meng Seng ᥛᥫᥒᥰ ᥔᥫᥒᥴ[13] 勐省 Mãnh Tỉnh
Meng Jiao 勐角 Mãnh Giác
Meng Nuo 勐糯 Mãnh Nhu
Meng Xian 勐先 Mãnh Tiến
Meng Nong 孟弄 Châu tự trị dân tộc Di Mãnh Lộng, Vân Nam
Meng Ban 勐班 Mãnh Ban
Meng Da 勐大 Mãnh Đại
Meng Lie 勐烈 Mãnh Liệt
Meng Ma 勐马 Mãnh Mã
Meng Suo 勐梭 Mãnh Thoa
Meng Ka 勐卡 Mãnh Ca
Meng La 勐拉 Mãnh Lạp
Meng Qiao 勐桥 Mãnh Khiêu
Meng Wang 勐旺 Châu tự trị Thái Mãnh Vượng, Cảnh Hồng
Meng Hun 勐混 Mãnh Cổn
Meng Man 勐满 Mãnh Mãn
Meng A 勐阿 Mãnh A
Meng Song 勐宋 Mãnh Tống
Meng Wang 勐往 Mãnh Vãng
Meng Lun 勐仑 Mãnh Luân
Meng Ban 勐伴 Mãnh Phán

Huyện của Lào

Tại Lào muang hay mouang (theo cách viết kiểu tiếng Pháp) hiện được sử dụng để chỉ vùng hành chính cấp huyện (district), như "Muang Nong Het", khi viết tắt là "M. Nong Het".

Khi sắp xếp lại thành "huyện" thì nhiều muangxiang có trong lịch sử nay vẫn có thể được giữ lại trong địa danh, nhưng không phải là "huyện" [14]. Ví dụ tại muang Vangvieng tỉnh Viêng Chăn có những bản tên là Muangsom, Muangsao hay Namuang.

Các tỉnh của Lào hiện nay được chia thành những nơi thường được dịch là các huyện của Lào, với một số vẫn giữ lại Muang như một phần của tên:

Ngoài ra, các muang cũ của Lào gồm:

Huyện của Thái Lan

Thái Lan được gọi thông tục là Mueang Thai. Sau cuộc cải cách Thesaphiban của Hoàng tử Damrong Rajanubhab, các thành phố dưới quyền Xiêm được tổ chức thành monthon (มณฑล, bản dịch tiếng Thái của Hệ thống Mandala), được đổi thành changwat (จังหวัด) vào năm 1916. Mueang vẫn có thể được tìm thấy như là thuật ngữ của các quận thủ phủ của các tỉnh (amphoe mueang), cũng như đối với tình trạng thành phố trực thuộc trung ương tương đương với thị trấn (thesaban mueang). Trong tiếng Thái chuẩn, thuật ngữ cho đất nước Thái Lan là Prathet Thai (tiếng Thái: ประเทศไทย; RTGS: prathet thai; Phát âm tiếng Thái: [Pratheṣ̄thịy]; phiên âm:Prathét Thay).[15]

Về phần địa danh học, mueang vẫn là một phần của địa danh của một số nơi, đặc biệt là huyện Don Mueang, nơi có Sân bay Quốc tế Don Mueang; và trong Chuyển tự tiếng Thái sang ký tự Latinh (เมือง พัทยา) cho đô thị tự quản Pattaya.

Nakhon mueang (Nákhon mường)

Nákhon (นคร) nghĩa là "thành phố" đã được sửa đổi thành thếtsàbàn nákhon (เทศบาล นคร), thường được dịch là "đô thị thành phố". Nó vẫn là một phần của tên một số nơi tại Thái Lan như:

Chỉ dẫn

Tham khảo

  1. ^ Curzon Pr. (2007). Tai-kadai Languages. ISBN 978-0-7007-1457-5.
  2. ^ Terwiel, Barend Jan (1983). “Ahom and the Study of Early Thai Society” (PDF). Journal of the Siam Society. Siamese Heritage Trust. JSS Vol. 71.0 (digital): image 4. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013. khun: ruler of a fortified town and its surrounding villages, together called a mu'ang. In older sources the prefix ph'o ("father") is sometimes used as well.
  3. ^ Vickery, Michael (1995). “Piltdown3: Further Discussion of The Ram Khamhaeng Inscription” (PDF). Journal of the Siam Society. Siam Heritage Trust. JSS Vol. 83.0j (digital): image 11. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013. Examples of the first are söaṅ, the name of Ram Khamhaeng's mother, and möaṅ. Khun Phasit said that these terms should in fact be read as /söŋ/ and /möŋ/....
  4. ^ Wyatt, D.K. (1991). “Chapter 11: Contextual arguments for the authenticity of the Ram Khamhaeng inscription” (PDF). Trong Chamberlain, J.R. (biên tập). The Ram Khamhaeng Controversy (PDF) |format= cần |url= (trợ giúp). Bangkok: The Siam Society. Quoted text is found in image 7. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013. ...Lord Sam Chon, the ruler of Müang Chot, came to attack Müang Tak....
  5. ^ Volker Grabowsky: Bevölkerung und Staat in Lan Na. Ein Beitrag zur Bevölkerungsgeschichte Südostasiens. Harrassowitz-Verlag, Wiesbaden, 2004. Insbesondere Abschnitt „Müang und maṇḍala", p. 4–15.
  6. ^ Headley, Robert K. "SEAlang Library Khmer", SEAlang Library, 05/14/2018
  7. ^ a b c d e Santasombat, Yos (2008). Lak Chang: A reconstruction of Tai identity in Daikong. Canberra: ANU Press. tr. 20. ISBN 978-1740760812.
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad Gong, Jiaqiang; Meng, Zunxian (2007). 傣汉词典 [Tai Nuea-Chinese Dictionary]. Côn Minh: Yunnan Nationalities Publishing House. tr. 1347-1350. ISBN 978-7-5367-3790-7.
  9. ^ a b c d e Yu, Cui-rong; Luo, Meizhen (2003). 傣仂汉词典 [Tai Lue-Chinese Dictionary]. Beijing: Publishing House of Minority Nationalities. tr. 274. ISBN 7-105-05834-X.
  10. ^ Daniels, Christian (2018). “The Mongol-Yuan in Yunnan and ProtoTai/Tai Polities during the 13th-14th Centuries”. Journal of the Siam Society. 106: 201-243.
  11. ^ CAPT. R. Boileau Pemberton (1835). Report on the Eastern Frontier of British India, with an Appendix, and Maps. Calcutta: British Mission Press. tr. 111.
  12. ^ People's Government of Ruili County (1987). 云南省瑞丽县地名志 [Toponymy Dictionary of Ruili County, Yunnan]. tr. 149.
  13. ^ a b c People's Government of Gengma Dai and Wa Autonomous County (1985). 云南省耿马傣族佤族自治县地名志 [Toponymy Dictionary of Gengma Dai and Wa Autonomous County, Yunnan]. tr. 勐永:198, 勐简:201, 勐省:208.
  14. ^ Raendchen, Jana (ngày 10 tháng 10 năm 2005). "The socio-political and administrative organisation of müang in the light of Lao historical manuscripts" (PDF 316 KB). In paper 31. The Literary Heritage of Laos: Preservation, Dissemination and Research Perspectives, Vientiane: National Library of Laos. The Literary Heritage of Laos Conference, 2005.
  15. ^ ประกาศกระทรวงมหาดไทย เรื่อง ทรงพระกรุณาโปรดเกล้า ฯ ให้เปลี่ยนคำว่าเมืองเรียกว่าจังหวัด (PDF). Royal Gazette (bằng tiếng Thái). 33 (ก): 51. ngày 28 tháng 5 năm 1916. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.

Xem thêm

Liên kết ngoài