Maria Anna Carolina của Sardegna

Maria Anna Carolina của Sardegna
Công tước phu nhân xứ Chiablese
Tại vị19 tháng 3 năm 1775 – 4 tháng 1 năm 1808
(32 năm, 291 ngày)
Thông tin chung
Sinh(1757-12-17)17 tháng 12 năm 1757
Cung điện Vương thất Torino, Torino, Savoia
Mất11 tháng 10 năm 1824(1824-10-11) (66 tuổi)
Palazzina di caccia di Stupinigi, Torino
An tángVương cung thánh đường Superga, Torino, Ý
Phối ngẫuBenedetto của Sardegna
Tên đầy đủ
Maria Anna Carolina Gabriella di Savoia
Vương tộcNhà Savoia
Thân phụVittorio Amadeo III của Sardegna Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaría Antonia Fernanda của Tây Ban Nha
Tôn giáoCông giáo La Mã

Maria Anna Carolina của Sardegna (Maria Anna Carolina Gabriella; 17 tháng 12 năm 1757 – 11 tháng 10 năm 1824) là Vương nữ Savoia, con gái của Vittorio Amadeo III của SardegnaMaría Antonia Fernanda của Tây Ban Nha và là Công tước phu nhân xứ Chablais thông qua cuộc hôn nhân với chú của Vương nữ là Benedetto của Sardegna.

Những năm đầu đời

Maria Anna Carolina Sinh ra tại Cung điện Vương thất Torino, bà là con thứ sáu của Vittorio Amadeo III của SardegnaMaria Antonia Ferdinanda của Tây Ban Nha, bấy giờ là Công tước và Công tước phu nhân xứ Savoia.

Maria Anna là người con gái thứ tư nhưng là con gái thứ ba sống qua tuổi ấu thơ của Vittorio Amadeo và María Antonia. Hai chị gái của Vương nữ sau này là "cháu dâu" của Louis XV của Pháp. Trong đó người chị lớn hơn là Maria Giuseppina kết hôn với Louis XVIII của Pháp (bấy giờ là Bá tước xứ Provence) vào năm 1771, người chị còn lại là Maria Teresa kết hôn với Charles X của Pháp (bấy giờ là Bá tước xứ Artois) vào năm 1773. Người em gái út Maria Carolina kết hôn với Anton I của Sachsen (bấy giờ là Tuyển hầu Trữ quân xứ Sachsen). [1]

Ba trong sáu người anh em trai của Maria Anna Carolina là ba vị Quốc vương cuối cùng của Sardegna thuộc dòng trưởng của Vương tộc Savoia, trong đó bao gồm: Carlo Emanuele IV tương lai, Vittorio Emanuele ICarlo Felice I. Sau cái chết của Carlo Delice I vào năm 1831 mà không có hậu duệ, ngai vàng được truyền cho Carlo Alberto của Savoia, Thân vương xứ Carignano và là nam duệ hợp pháp tiếp theo.

Hôn nhân

Sau đám cưới của các chị gái Vương nữ với các Vương tôn Pháp, cuộc hôn nhân đã được sắp đặt giữa Maria Anna và chú ruột của Vương nữ là Benedetto của Sardegna, em trai cùng cha khác mẹ của Vittorio Amadeo III (con trai của Carlo Emanuele III của Sardegna và người vợ cuối cùng là Élisabeth-Thérèse xứ Lorraine). Đám cưới diễn ra vào ngày 19 tháng 3 năm 1775 tại Nhà nguyện Khăn liệm Thánh ở Torino. [2] Hai vợ chồng không có con nhưng có một cuộc sống hạnh phúc với nhau. Và dù có mối quan hệ gần gũi, Maria Anna chỉ luôn coi Benedetto đơn thuần là chú của mình. [3] Hai vợ chồng sinh sống chính thức ở là Cung điện Chiablese và Lâu đài Công tước Agliè. [1] Vương nữ có mối quan hệ tốt với các chị dâu Marie Clotilde của Pháp, Thân vương phi xứ PiemonteMaria Theresa của Austria-Este, Công tước phu nhân xứ Aosta. [4]

Khi vào tháng 12 năm 1798, khi Cộng hòa Pháp xâm chiếm Vương quốc Sardegna, toàn bộ Vương thất lâm vào cảnh sống lưu vong. Maria Anna Carolina và chồng rời Torino và chuyển đến Sardegna và ở lại đây cho đến cuối năm 1799. Sau đó, hai vợ chồng rời hòn đảo và định cư ở Roma thuộc Lãnh địa Giáo hoàng. Năm 1805, hai vợ chồng dành vài tháng ở Firenze với tư cách là khách mời của Quốc vương Ludovico I và Vương hậu Maria Luisa của Etruria. [1]

Tại Ý, Công tước xứ Chablais được trao quyền chỉ huy Quân đội Ý, trong đó có sự tham gia của quân đội Pháp và có ý định khôi phục chế độ quân chủ ở Pháp sau khi Louis XVI của Pháp bị hành quyết vào năm 1793. [5] Benedetto cũng tham chiến ở Trận Loano .

Benedetto, Công tước xứ Chablais qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 1808 tại Roma. Năm 1816, Thái Công tước phu nhân Chablais đã gặp em trai Carlo Felice cùng em họ Carlo Alberto. Vào thời điểm đó, các lãnh địa và tài sản của Vương tộc Savoia đã trở về với Vương tộc. Trong thời gian Maria Anna vắng mặt, Cung điện Chiablese trở thành nơi ở của Camillo II Borghese, Thân vương thứ 6 xứ Sulmona và vợ là Pauline Bonaparte. [6] Tuy nhiên, Maria Anna không trở về quê nhà ngay lập tức: vào năm 1820, Vương nữ mua lại Biệt thự RufinellaFrascati gần Roma từ Lucien Bonaparte. Năm 1822, bất chấp sự phản đối của anh trai và em họ, Maria Anna định cư ở Firenze, bất chấp thực tế là thành phố này đã có những động thái tạo nên thời kỳ hỗn loạn ở Vương quốc Sardinia một năm trước đó. [1]

Qua đời

Mãi đến đầu năm 1824, Maria Anna mới quay trở lại Piemonte và gặp lại các anh em trai là cựu vương Vittorio Emanuele I và đương kim Quốc vương Carlo Felice I của Sardegna tại Lâu đài Moncalieri. Mùa hè cùng năm, cùng với Carlo Felice I và em dâu là Maria Cristina, Maria Anna Carolina đã có chuyến đi đến Savoia và đến thăm Đan viện Hautecombe . [1]

Maria Anna qua đời tại Palazzina di caccia di Stupinigi ở Torino vào năm 1824 ở tuổi 66 và được chôn cất tại Vương cung thánh đường Vương thất Superga. Vương nữ để lại tất cả tài sản của mình, bao gồm Cung điện Chiablese, Lâu đài Ducal xứ Agliè và Biệt thự Rufinella ở Frascate cho em trai Carlo Felice I. [1]

Gia phả

Tham khảo và ghi chú

  1. ^ a b c d e f Maria Anna, Duchesse di Chiablese (1757 - 1824) in: castellodiaglie.beniculturali.it Lưu trữ 2016-08-21 tại Wayback Machine [retrieved 2 June 2016].
  2. ^ “Savoia”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ The Edinburgh magazine, or Literary miscellany, p 25
  4. ^ Louis Leopold d'Artemont: A Sister of Louis XVI - Marie-Clotilde de France, queen of Sardinia (1759-1802), London, London, 1911, p. 86.
  5. ^ Louis XVI's sister Marie Clotilde of France was wife of Charles Emmanuel IV and queen consort since October 1796
  6. ^ Palazzo Chiablese in: piemonte.beniculturali.it Lưu trữ 2019-03-28 tại Wayback Machine [retrieved 2 June 2016].
  7. ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 26.