MTV (nhóm nhạc)

MTV
Thông tin nghệ sĩ
Nguyên quán Việt Nam
Thể loại
Năm hoạt động1999 - 2007
2011 - nay
Hãng đĩaViết Tân
Bài hát tiêu biểu
  • Thiên đường tìm đâu
  • Sóng tình
  • Chuyện nhỏ
  • Áo xanh
Thành viên
  • Lê Minh (Trưởng nhóm) (2000 - nay)
  • Anh Tuấn (2000 - nay)
  • Thiên Vương (2004 - nay)
Cựu thành viên
  • Thành Nguyễn (Trưởng nhóm) (2000) (†)
  • Hùng Vũ (Trưởng nhóm) (2000 - 2003)
  • Phan Đinh Tùng (2000 - 2003)
  • Đoàn Phi (2003 - 2004)
  • Song Huy (2003 - 2004)

MTV là nhóm nhạc nam nổi tiếng của Việt Nam, mặc dù trong thời gian hoạt động họ đã thay đổi từ Pop, R&B, Acappella nhưng dòng nhạc chủ đạo của nhóm là alternative-rock. Thành lập ban đầu với 3 thành viên, chữ cái đầu trong tên của họ được ghép thành tên nhóm nhạc: Lê Minh, Công Thành và Hùng Vũ; sau nhiều lần thay đổi thành viên, tan rã lại tái hợp hiện tại nhóm gồm có: Lê Minh, Anh Tuấn và Thiên Vương (đôi khi có sự tham gia của Phan Đinh Tùng).

Hoạt động

Thành lập

Nhóm MTV, ra mắt lần đầu trong chương trình Xuân 2000, vào ngày 10 tháng 2 năm 2000 với 3 thành viên gồm: Lê Minh, Công Thành (Thành Nguyễn - trưởng nhóm)Hùng Vũ.[1][2] Khi Công thành chuẩn bị rời nhóm thì Trung TùngAnh Tuấn được kết nạp.[3][4] Ban đầu nhóm dự định theo dòng nhạc Rock, vì phong trào Rap vầ Hip hop lúc bấy giờ quá lớn nên ban đầu nhóm đã chọn hướng đi an toàn hơn là PopR&B. Công Thành hoạt động được nửa năm thì rời nhóm để theo đuổi sở thích nhiếp ảnh và được thay thế bởi Anh Tuấn. Vị trí trưởng nhóm được Hùng Vũ đảm nhận.[5][6]

Nhóm MTV bắt đầu có tên tuổi và thường gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Tuấn Khanh: Áo xanh, Sóng tình, Như là tình yêu, Chuyện nhỏ,... Ngoài dòng nhạc rock, MTV còn là nhóm nhạc nam đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm dòng nhạc A cappella.[7]

Định hình nhóm

Năm 2001, MTV phát hành single đầu tiên "Như là tình yêu", nhanh chóng trở thành ca khúc được khán giả yêu cầu nhiều nhất trên các chương trình truyền thông.[8] Năm 2002, nhóm tổ chức tour diễn xuyên Việt Nam tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đồng thời, MTV phát hành album Áo xanh và đoạt giải "Ban nhạc xuất sắc nhất" tại giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức.[8][9] Áo xanh cũng là album thành công nhất khi bán hết 10.000 bản tại Việt Nam trong thời gian ngắn, thậm chí còn được thị trường hải ngoại đặt thêm 10.000 bản.[10]

Thời kỳ đỉnh cao của nhóm kéo dài hơn một năm, khi cảm thấy nhóm đang có dấu hiệu giảm phong độ, các thành viên đã lên kế hoạch tách nhóm, sau này khi các thành viên khác thay đổi kế hoạch và muốn duy trì nhóm thì Trung Tùng vẫn giữ nguyên ý định.[11] Đầu năm 2003, ca sĩ chủ lực là Trung Tùng tách ra hát riêng với nghệ danh Phan Đinh Tùng. Trước khi rời nhóm, Trung Tùng đã kịp cùng nhóm hoàn thành album vol.2 và single cùng tên Chim câu ngực gầy, album được phát hành cuối năm 2003 và giành giải "Khán giải bình chọn" của chương trình VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 2.[12][13] Ngay giữa năm 2003,[6] ông bầu Tuấn Khanh đã tìm được Song HuyĐoàn Phi thay thế Trung Tùng. Đoàn Phi trước khi gia nhập MTV là thành viên của nhóm Thác Nước, còn Song Huy thường hát ở nhiều tụ điểm ca nhạc. MTV lúc này có 5 thành viên: Anh Tuấn, Lê Minh, Hùng Vũ, Song Huy và Đoàn Phi.[14] Cuối năm 2003, Hùng Vũ rời nhóm để làm quản lý cho Thanh Thảo.[15] Với bốn thành viên, nhóm MTV cho rắt album Vol.3 – Thiên đường tìm đâu vào đầu năm 2004.[16]

Ngày 29 và 30 tháng 5 năm 2004, nhóm MTV và nhóm Trio 666 là nhân vật chính trong Liveshow Âm nhạc và những người bạn chủ đề Theo nhịp đập con tim và liveshow Rock Sài Gòn của Đài Truyền hình Việt Nam, ban nhạc Bulgaria B.T.R phụ trách đệm nhạc cho hai nhóm nhạc của Việt Nam.[17] Sang đến tháng 6 năm, Song Huy rời nhóm MTV và được thay thế bởi Thiên Vương, Đoàn Phi đã chuyển sang gia nhập nhóm "Tốc Độ" chuyên hát nhạc hiphop. Album tiếp theo của nhóm gồm các ca khúc rock của nhạc sĩ Tuấn Khanh và các sáng tác mới của Lê Minh và Anh Tuấn. Album vol.4 mang chủ đề Có em bên đời - tên một sáng tác của Anh Tuấn.[18] Từ thời điểm này nhóm chính thức duy trì 3 thành viên: Lê Minh (trưởng nhóm), Anh Tuấn và Thiên Vương cho đến ngày nay.

Phát triển

Tháng 1 năm 2005, MTV phát hành album Vol.4 – Tôi muốn biết vì sao gồm 13 ca khúc, trong đó có 6 ca khúc của Anh Tuấn và 2 ca khúc của Lê Minh sáng tác. Album đánh dấu quá trình tự lự cánh sinh của MTV sau khi chia tay ông bầu Tuấn Khanh.[8][19] Nhóm cũng đổi tên thành MTV & Friends và có thêm 4 thành viên mới Nguyễn Dân, Quốc Nam, Đăng Khoa và Duy Tùng.[5][20][21] Người thay thế nhạc sĩ Tuấn Khanh là nhạc sĩ Nguyễn Dân, người sẽ đảm nhận hòa âm các sản phẩm của MTV. Bắt đầu từ ca khúc đầu tiên "Thiên thần nhỏ bé". Album vol.4 với sự hỗ trợ sản xuất của cựu trưởng nhóm là nhiếp ảnh gia Thành Nguyễn, cả nhóm đã tự tay đóng gói 2.000 sản phẩm đầu tiên để lấy may.[5][20]

Năm 2006, nhóm phát hành album Vol.5 – Thời gian, với phong cách Alternative-rock, MTV giành được giải thưởng Nhóm nhạc được yêu thích nhất ở giải thưởng Làn Sóng Xanh 2006.[8] Ngày 26 tháng 4 năm 2007, MTV trở thành ban nhạc đầu tiên của Việt Nam tổ chức liveshow khi thực hiện liveshow đầu tiên của chính họ tại sân khấu Lan Anh mang tên MTV and Friends với sự góp mặt của cựu thành viên Phan Đinh Tùng.[8][21][22] Sau đó, MTV giải được giải Nhóm nhạc được yêu thích nhất tại HTV Awards lần thứ 1.[8][23]

Dù cả 3 thành viên đã có sẵn dự định tách riêng, nhưng họ vẫn cố gắng tổ chức live hoành tráng nhất sự nghiệp của nhóm vào giữa năm 2007.

Tan rã và tái hợp

Tháng 7 năm 2007, nhóm thông báo tan rã sau khi tổ chức liveshow MTV và những người bạn.[24]

Năm 2011, sau khi nhận thấy sự nghiệp solo của mỗi thành viên đều không thuận lợi như khi hát chung, nhóm MTV thông báo tái hợp sau 4 năm chia tách.[25][26] Năm 2012, nhóm cho ra mắt album Nếu chỉ sống một ngày.[27]

Ngày 6 tháng 6 năm 2015, nhóm MTV trở thành nhân vật chính của liveshow “Dấu ấn” được truyền hình trực tiếp trên VTV9, liveshow có sự tham gia của thành viên Phan Đinh Tùng với tư cách khách mời khi hát chung ca khúc "Áo xanh".[28] Năm 2018, MTV tổ chức tour diễn Tình anh em rất đáng nhớ cùng Phan Đinh Tùng và nhóm Microwave qua các thành phố Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ.[29]

Thành viên

Hiện tại

Phan Lê Minh: Sinh năm 1979, với chất giọng nam cao, anh là trưởng nhóm của MTV sau khi Hùng Vũ rời nhóm, là thành viên từ khi nhóm mới thành lập cho đến hiện tại. Anh từng kết hôn với ca sĩ Hồng Ngọc của nhóm 5 Dòng Kẻ năm 2009, họ có một con gái và ly hôn năm 2014. Năm 2013, Lê Minh bị tai nạn giao thông khá nặng nhưng sau đó đã bình phục.[30][31]

Anh Tuấn: tên thật là Nguyễn Trí Nhân, sinh năm 1978, khi gia nhập nhóm, anh đang theo học Khoa Sư phạm âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Anh sở hữu giọng nam trung, là thành viên của nhóm cho đến hiện tại.[32]

Nguyễn Trịnh Thiên Vương: Sinh năm 1982, là thành viên trẻ nhất nhóm và gia nhập sau cùng, anh sở hữu giọng nam cao là thành viên của nhóm cho đến hiện tại. Sau khi rời nhóm, anh gia nhập công ty Tiếng hát Việt của Đàm Vĩnh Hưng một thời gian rồi tách ra tự lập và nổi tiếng với bài hit Nam Nhi do Nguyễn Dân sáng tác. Trước khi gia nhập MTV, anh từng là thành viên của nhóm Thạch Anh Tím cùng với Khương Ngọc và Nguyễn Hoàng Duy. Anh đóng MV "Call you an angel" của Vũ Thảo My vào năm 2017. Ngày 2 tháng 9 năm 2023, anh làm MC chương trình "Thật lợi hại" do Đông Tây Promotion sản xuất.

Cựu thành viên

Công Thành: Tên đầy đủ là Nguyễn Công Thành, sinh năm 1971, anh là thành viên sáng lập và trưởng nhóm của MTV và Biển sáng; tuy nhiên anh chỉ gắn bó với nhóm được nửa năm thì bỏ ngang làm nhiếp ảnh gia. Nổi tiếng với nghệ danh nhiếp ảnh Thành Nguyễn, anh qua đời năm 2020 vì ung thư phổi.[33]

Trung Tùng: Tên thật là Phan Thi Phương Tùng, sinh năm 1976, anh là giọng ca trụ cột của MTV trong 3 năm đầu tiên, sau này anh tách ra và nổi tiếng với nghệ danh Phan Đinh Tùng. Trong thời gian hoạt động cùng MTV, Trung Tùng còn phát hành album solo và nổi tiêng với bài hit tự sáng tác là Khúc hát mừng sinh nhật.

Hùng Vũ: tên đầy đủ là Nguyễn Đắc Hùng Vũ, sau khi rời nhóm anh làm quản lý cho ca sĩ Thanh Thảo và hiện tại định cơ ở nước ngoài và không tham gia hoạt động nghệ thuật.[28][34]

Song Huy: Sinh năm 1980, anh tham gia nhóm MTV trong thời gian ngắn sau đó tập trung vào việc học đại học. Sau đó anh ra mắt album alternative-rock đầu tay "Nhắm mắt" năm 2007.[35]

Đoàn Phi: tên thật là Trương Đoàn Tuệ Nhã, sinh năm 1981, anh gia nhập MTV trong thời gian ngắn rồi chuyển sang nhóm Tốc độ. Năm 2006, anh giành giải nhì cuộc thi tìm kiếm tài năng của Trung tâm Asia, và trở thành ca sĩ của trung tâm.

Tác phẩm

Single và MV

Năm Hình thức Sản phẩm
2001 Single Như là tình yêu
2013 MV Tại sao bạn đến trái đất này (kết hợp: Phương Thanh)
2016 Anh ngoan rồi vợ ơi
2016 Single Đừng nhìn bề ngoài
2017 Niềm hạnh phúc
2020 MV Nguyện ước đầu xuân (kết hợp: Lân Nhã)

Albums

Năm Album
2002 Áo xanh (vol.1)
2003 Chim câu ngực gầy (Vol.2)
2004 Thiên đường tìm đâu (vol.3)
2005 Tôi muốn biết vì sao? (vol.4)
2007 Thời gian (vol.5)
2012 Nếu chỉ sống một ngày (vol.6)
2013 The Singles (vol.7)
2011 - nay Âm nhạc không giới hạn (giao lưu trực tuyến)

Sự kiện và chương trình truyền hình

Năm Sản xuất Chương trình Vai trò Chú thích
2000 Xuân 2000 Biểu diễn Ra mắt khán giả
2002 MTV Tour diễn xuyên Việt Tổ chức
Giai điệu tình thương Biểu diễn
2003 Dấu ấn Việt Nam SEA Games 2003
2006 MTV Thời gian Tổ chức Liveshow [36]
2014 VTV Chiếc nón kỳ diệu Người chơi Trò chơi truyền hình
2015 HTV Dấu ấn Diễn chính Lievshow
2016 Ca sĩ giấu mặt tập 2: Phan Đinh Tùng Khách mời
Sing my song Người chơi Trò chơi truyền hình
2017 HTV Kỳ tài thách đấu
2018 Thay lời muốn nói Dẫn chương trình Chương trình truyền hình
2019 VTV Tối chủ nhật vui vẻ tập 1, 12 Khách mời
2020 Ký ức vui vẻ - tập 7
THVL Ký Ức Ngọt Ngào
2021 THVL Giải mã tri kỷ - tập 121 Nhân vật chính
VTV Ngày xưa chill phết
2022 HTV Thời tới rồi - tập 25
2020 VTV Bài hát đầu tiên Nhân vật chính

Giải thưởng

Năm Giải thưởng Sự kiện
2000 Giải nhất Tiếng hát phát thanh
2001 Nhóm nhạc được yêu thích nhất Student’s Choice Award
2002 Nhóm nhạc yêu thích Giải Mai Vàng
Nhóm nhạc được yêu thích nhất Báo Điện ảnh kịch trường
2003 Khán giải bình chọn (Top 10) VTV - Bài hát tôi yêu lần 2
Nhóm nhạc được yêu thích nhất Ngôi sao Bạch Kim lần 1
2004 Khán giả bình chọn VTV - Bài hát tôi yêu lần 3
2005 Cúp chương trình: Trò chuyện với Ngôi sao (Đồng Nai)
2006 YMA 2006 Best Vietnamese Group
Nhóm nhạc được yêu thích nhất Làn Sóng Xanh 2006
2007 Ban nhạc được yêu thích nhất HTV Awards lần thứ 1
2021 Ca khúc của năm (với Đen Vâu) Giải thưởng Làn Sóng Xanh 2021

Chú thích

  1. ^ Nhật Lam (31 tháng 3 năm 2006). “Cuộc lột xác của MTV”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Khuê Tú (31 tháng 12 năm 2020). “Thời hoàng kim của các nhóm nhạc Việt”. ZingNews.vn. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Kim Chi (3 tháng 10 năm 2016). “MTV kể chuyện Phan Đinh Tùng gia nhập nhóm thời đầu”. Znews.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ Di Py (6 tháng 11 năm 2021). “Lê Minh báo tin nhóm MTV tái hợp khiến Phương Thanh vỡ òa cảm xúc”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ a b c Theo tạp chí Đàn Ông (13 tháng 7 năm 2006). “Nhóm MTV thay đổi vì nhàm chán với chính mình”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ a b Theo Màn Ảnh Sân Khấu (18 tháng 8 năm 2003). “MTV chỉ còn 3 người”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ PV (28 tháng 6 năm 2004). “AC&M, và A cappella”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ a b c d e f Khắc Thi (29 tháng 5 năm 2015). “MTV tái hợp”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Danh sách Giải Mai Vàng VIII- 2002”. Báo Người Lao Động. 1 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ Minh, Báo Pháp Luật TP Hồ Chí (21 tháng 9 năm 2021). “Nhóm nhạc MTV chia sẻ 't.a.i n.ạ.n đáng nhớ' trên sân khấu tại Ngày xưa chill phết”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Tử Văn (25 tháng 9 năm 2014). “Phan Đinh Tùng: Tôi bị "sa thải" khỏi MTV khi chưa sẵn sàng”. Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ H.N (17 tháng 12 năm 2003). “Kết qủa 10 clip ca nhạc VTV - Bài hát tôi yêu do khán giả bình chọn”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ Q.N (24 tháng 10 năm 2003). “MTV no.2: Chim câu ngực gầy”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Theo báo Đất Mũi (23 tháng 9 năm 2003). “Nhóm MTV xuất hiện trở lại với 5 thành viên”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ “Hùng Vũ chính thức chia tay MTV”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ DL (17 tháng 2 năm 2004). “Album Thiên đường tìm đâu”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Quỳnh Nguyễn (28 tháng 5 năm 2004). “B.T.R. sẽ hát và đệm nhạc cho MTV và Trio 666”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Tr.N (8 tháng 11 năm 2004). “Nhóm MTV chỉ còn ba thành viên”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ Trung Nghĩa (28 tháng 1 năm 2005). “Lối đi mới của MTV”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ a b Theo tạp chí Đàn Ông (12 tháng 7 năm 2006). “MTV nhàm chán với chính mình”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ a b Trung Thành (25 tháng 4 năm 2007). “MTV nhìn lại để vững vàng bước tiếp”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  22. ^ Đỗ Duy (27 tháng 4 năm 2007). “Liveshow MTV rực sáng giữa lòng bè bạn”. VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  23. ^ Q.N (15 tháng 5 năm 2007). “Lễ trao giải 'Giải thưởng HTV 2006': Thành công tốt đẹp!”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  24. ^ Lê Bảo (2 tháng 6 năm 2007). “Ban nhạc MTV tan rã”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  25. ^ T.Trang (15 tháng 6 năm 2011). “Nhóm hát MTV tái hợp”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  26. ^ Thùy Trang (7 tháng 11 năm 2021). “Phương Thanh bật khóc khi MTV tái hợp”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  27. ^ Vi Anh (11 tháng 12 năm 2020). “Thiên Vương tiết lộ lý do khiến tuổi nghề MTV ít hơn Mây Trắng, nghe còn rất "có lý". Đời sống pháp luật. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  28. ^ a b Hoàng Lân (21 tháng 5 năm 2015). "Dấu ấn" 15 năm của nhóm MTV”. Báo Hà Nội Mới. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  29. ^ Hoàng Quyên (28 tháng 12 năm 2018). “Nhóm nhạc MTV: Chuyện bây giờ mới kể”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  30. ^ Tâm Giao (11 tháng 10 năm 2013). “Lê Minh MTV mất ký ức về tai nạn xe máy”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  31. ^ Tâm Giao (18 tháng 8 năm 2021). “Lê Minh MTV sáng tác bài hát chống dịch”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  32. ^ Thúy Hằng (21 tháng 3 năm 2020). “Cựu thành viên nhóm nhạc MTV cảm thấy bị "ra rìa" khi có con”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  33. ^ Dung Phạm (15 tháng 1 năm 2020). “Cựu thành viên nhóm MTV qua đời ở tuổi 49”. VOV. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  34. ^ “Nguyễn Đắc Hùng Vũ”. Healthy 365. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  35. ^ Lê Hoàng (14 tháng 6 năm 2008). “Nỗi niềm thiếu sao và ảo mộng bơm sao”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  36. ^ T.Tr (16 tháng 12 năm 2006). “Rock cùng MTV”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.

Read other articles:

Strada statale 650di Fondo Valle TrignoDenominazioni precedentiStrada provinciale di Fondo Valle Trigno LocalizzazioneStato Italia Regioni Abruzzo Molise Province Chieti Campobasso Isernia DatiClassificazioneStrada statale InizioSS 17 presso Isernia FineSS 16 presso San Salvo Marina Lunghezza78,400[1] km Provvedimento di istituzioneD.M. del 29/12/1987 - G.U. 20 del 26/01/1988[2] GestoreANAS (1988-) Percorso Manuale La strada statale 650 di Fondo V...

 

Lapisan aspal pada pembuatan jalan. Aspal beton (Biasanya dipanggil aspal,[1] blacktop, atau pavement di Amerika Utara, dan tarmac atau bitumen macadam di Inggris dan Republik Irlandia) adalah bahan hidrokarbon yang bersifat melekat (adhesive), berwarna hitam yang memiliki kilau atau resin yang bersinar, tahan terhadap air, dan viskoelastis. Aspal juga merupakan bahan pengikat pada campuran beraspal yang dimanfaatkan sebagai lapis permukaan lapis perkerasan lentur. Aspal berasal dari ...

 

2001 2008 Élections sénatoriales françaises de 2004 115 des 331 sièges du Sénat 26 septembre 2004 UMP – Josselin de Rohan Sièges obtenus 155  7 SOC – Jean-Pierre Bel Sièges obtenus 97  14 UC – Michel Mercier Sièges obtenus 33  2 CRC – Nicole Borvo Cohen-Seat Sièges obtenus 23 RDSE – Jacques Pelletier Sièges obtenus 16  1 Composition du Sénat CRC: 23 sièges SOC: 97 sièges RDSE: 16 sièges UC: 33 sièg...

1975 live album by Duke EllingtonEastbourne PerformanceLive album by Duke EllingtonReleased1975RecordedDecember 1, 1973GenreJazzLabelRCADuke Ellington chronology Third Sacred Concert(1973) Eastbourne Performance(1975) Eastbourne Performance is a live album by the American pianist, composer and band leader Duke Ellington, featuring his concerts at the Congress Theatre in Eastbourne, England, in December 1973. It was released on the RCA label in 1975. It is his last concert to have been...

 

A1 Team PakistanFounded2005Seat holder(s)Adam KhanTeam principalArif HussainRace driver(s)Nur AliAdam KhanEnrico ToccaceloFirst race2005–06 Great BritainRounds entered29Championships0Sprint race victories0Feature race victories0Pole positions0Fastest laps0Total points12 A1 Team Pakistan was the representative team of Pakistan in the former A1 Grand Prix motor racing series. History 2005–06 season A1 Team Pakistan was launched in front of the Lahore Fort. Pakistan's President Pervez Mushar...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: European Shorthair – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2021) (Learn how and when to remove this message) Breed of cat Breed of catEuropean ShorthairBrown tabby European ShorthairOriginSweden[1][2][3]Breed standardsFIF...

Traditional Korean holiday This article is about the festival and national holiday of Korea observed on the Korean calendar. For other traditions of celebrating the lunar New Year in other regions of Asia, see Lunar New Year. Seol redirects here. For the surname, see Seol (surname). SeollalKoreans wearing hanbok and playing yut during Seollal.Also calledSeollal, Lunar New YearObserved byKorean people around the worldTypeCulturalSignificanceFirst day of the lunisolar calendarDateTypically...

 

1932 film The Mask of Fu ManchuTrolly card advertisementDirected byCharles BrabinScreenplay by Irene Kuhn Edgar Allan Woolf John Willard Based onThe Mask of Fu Manchuby Sax RohmerStarring Boris Karloff Lewis Stone Karen Morley Charles Starrett Myrna Loy Jean Hersholt CinematographyTony Gaudio[1]Edited byBen Lewis[1]Productioncompanies Metro-Goldwyn-Mayer Cosmopolitan Productions[2] Distributed byMetro-Goldwyn-Mayer Distributing Corp.[1]Release date 4 Novem...

 

Racconti incompiutiTitolo originaleUnfinished Tales AutoreJ. R. R. Tolkien 1ª ed. originale1980 1ª ed. italiana1981 Genereracconti Sottogenerehigh fantasy Lingua originaleinglese Modifica dati su Wikidata · Manuale I Racconti incompiuti di Númenor e della Terra di Mezzo (o più sinteticamente Racconti incompiuti) sono una raccolta di racconti dello scrittore inglese J. R. R. Tolkien, pubblicata postuma nel 1980 dal figlio Christopher. Alcuni dei racconti della raccolta non sono propr...

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

 

Office building in Manhattan, New York United States historic placeBayard–Condict BuildingU.S. National Register of Historic PlacesU.S. National Historic LandmarkNew York City Landmark No. 0882 (detail)Location65 Bleecker StreetManhattan, New York CityCoordinates40°43′35″N 73°59′42″W / 40.72639°N 73.99500°W / 40.72639; -73.99500Built1899ArchitectLouis SullivanArchitectural styleChicago SchoolNRHP reference No.76001236NYCL No...

 

Державний комітет телебачення і радіомовлення України (Держкомтелерадіо) Приміщення комітетуЗагальна інформаціяКраїна  УкраїнаДата створення 2003Керівне відомство Кабінет Міністрів УкраїниРічний бюджет 1 964 898 500 ₴[1]Голова Олег НаливайкоПідвідомчі ор...

Частина серії проФілософіяLeft to right: Plato, Kant, Nietzsche, Buddha, Confucius, AverroesПлатонКантНіцшеБуддаКонфуційАверроес Філософи Епістемологи Естетики Етики Логіки Метафізики Соціально-політичні філософи Традиції Аналітична Арістотелівська Африканська Близькосхідна іранська Буддій�...

 

This is a list of members of the Victorian Legislative Assembly as elected at the 29 December 1908 election and subsequent by-elections up to the election of 16 November 1911.[1] Note the Term in Office refers to that members term(s) in the Assembly, not necessarily for that electorate. Name Party[2] Electorate Term in Office Frank Anstey [a] Labor Brunswick 1902–1910 Reginald Argyle Anti-Socialist Dalhousie 1900–1914 Samuel Barnes [c] VFU Walhalla 1910–1927 Norman Bayl...

 

For other uses, see Alma, Wisconsin (disambiguation). City in Wisconsin, United StatesAlma, WisconsinCityAlma's business district is listed on the National Register of Historic PlacesLocation of Alma in Buffalo County, Wisconsin.Coordinates: 44°20′24″N 91°55′28″W / 44.34000°N 91.92444°W / 44.34000; -91.92444[1]Country United StatesState WisconsinCountyBuffaloGovernment • MayorRobert W. GrossArea[2] • Total7...

The Bimaran Casket is a 1st-century gold reliquary for relics of Buddha, found inside stupa no.2 at Bimaran, near Jalalabad in eastern Afghanistan War over the Buddha's Relics at Sanchi (1st century BCE/CE). The Buddha died in Kusinagara, the capital of the Mallakas, who initially tried to keep all the relics of the Buddha for themselves. A war erupted in which the chiefs of seven other clans waged war against the Mallakas of Kushinara for the possession of the Buddha's relics. In the center...

 

American authorQuetico Superior, a part of the area that Rutstrum traveled in and wrote about Calvin Rutstrum (October 26, 1895 – February 5, 1982) was an American writer who wrote fifteen books, most relating to wilderness camping experiences and techniques. Most of his books were written at his cabin on Cloud Bay, Ontario.[1] His wilderness experiences begin just before WWI and span the modern era including the environmental movement of the late 1960s and 1970s. He published his b...

 

Ajaran memiliki konsep yang luas dan mendalam serta telah memengaruhi manusia sepanjang sejarah peradaban, dengan mencakup berbagai gagasan, prinsip, nilai-nilai, atau doktrin yang memegang peranan sentral dalam berbagai aspek kehidupan manusia. Konsep ini telah membentuk dasar peradaban manusia sepanjang sejarah dan terus menjadi panduan dalam pengambilan keputusan, perilaku, serta pandangan hidup individu dan masyarakat. Pentingnya ajaran dalam kehidupan manusia tidak dapat diabaikan. Dalam...

Wit

Form of humour This article is about the form of humor. For other uses, see Wit (disambiguation). Wisecrack redirects here. For other uses, see Wisecrack (disambiguation). Look up wit in Wiktionary, the free dictionary. The feast of reason... — James Gillray (1797) Wit is a form of intelligent humour—the ability to say or write things that are clever and typically funny.[1] Someone witty is a person who is skilled at making clever and funny remarks.[1][2] Forms of ...

 

Failed development plan in Tanganyika This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Tanganyika groundnut scheme – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (June 2024) (Learn how and when to remove this message) Map of Tanganyika Territory, 1936 The Tanganyika groundnut scheme, or East Africa groundnut s...