MICA, viết tắt của Missile d'Interception, de Combat et d'Auto-défense (n.đ.'Missile for Interception, for Combat and for Auto-Defense' hoặc 'Interception, Combat and Self-protection Missile')[2] là một loại tên lửa không đối không tầm ngắn/trung hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết của quân đội Pháp do MBDA sản xuất. Nó được thiết kế phóng từ cả trên không và từ các ống phóng tên lửa thẳng đứng trên tàu chiến. Tên lửa được trang bị động cơ điều khiển vectơ lực đẩy. Tên lửa được phát triển từ năm 1982 bởi Matra. Đưa vào thử nghiệm lần đầu từ năm 1991, tên lửa được đưa vào trang bị đầy đủ năm 1996 để trang bị trên máy bay tiêm kích Dassault Rafale và Mirage 2000. Nó được phát triển và thay thế cho tên lửa Super 530 trong vai trò đánh chặn và tên lửa Magic II trong không chiến quần vòng.
Vào ngày 11 tháng 6 năm 2007, một tên lửa MICA được phóng từ máy bay tiêm kích Rafale đã thể hiện thành công khả năng bay qua vai của mình bằng cách tiêu diệt mục tiêu phía sau máy bay phóng. Mục tiêu được chỉ định bởi một máy bay khác và tọa độ được truyền đi bởi Link 16.[7]
Đặc tính kỹ thuật
Có hai phiên bản tên lửa MICA; MICA RF có đầu dò radar chủ động trong khi phiên bản MICA IR có đầu dò hồng ngoại. Cả hai đầu dò đều được thiết kế để đối phó với ra các biện pháp đối phó như pháo sáng gây nhiễu và mồi nhử. Bộ điều khiển vectơ lực đẩy được trang bị cho động cơ tên lửa giúp tăng tính linh hoạt của tên lửa. Tên lửa có khả năng khóa sau khi phóng (LOAL), nghĩa là nó có khả năng tấn công các mục tiêu bên ngoài trường nhìn của đầu dò tên lửa. Được trang bị trên Rafale, MICA IR có thể cung cấp hình ảnh hồng ngoại cho hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm, do đó nó có thể hoạt động như một cảm biến bổ sung.[8]
MICA cũng được triển khai từ bệ phóng mặt đất, như là một tên lửa đất đối không tầm ngắn, phiên bản này có tên gọi VL MICA. Tên lửa được phóng từ ống phóng hộp đặt trên xe tải, và phiên bản Hải quân, VL MICA-M, được phóng đi từ giếng phóng thẳng đứng.[9]
Các tàu hộ tống không đủ lớn để trang bị hệ thống tên lửa Aster lớn và đắt tiền là những khách hàng tiềm năng nhất của VL MICA-M.[10]
Tên lửa VL MICA có tầm hoạt động được quảng cáo là 20 km. Từ 0 đến 7 km MICA có khả năng cơ động là 50 g, tuy nhiên khi bay được 12 km thì khả năng cơ động này giảm xuống còn 30 g do tên lửa bị mất năng lượng.[11]
A3SM . tên lửa phóng từ tàu ngầm, được trang bị trên tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp Barracuda.
MICA NG . Thế hệ tiếp theo của MICA được thiết kế để tấn công mục tiêu tàng hình, với độ nhạy của cảm biến được cải thiện đáng kể. Đầu dò radar sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động AESA.[13]
Không quân Ấn Độ: 200 tên lửa MICA-IR và 1000 tên lửa MICA-RF được tích hợp trên Mirage-2000 và Rafale.[21] Không quân Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phóng tên lửa MICA từ máy bay tiêm kích Sukhoi Su-30MKI.[22]
Không quân Trung hoa Dân quốc: 960 tên lửa đi kèm với máy bay Mirage 2000-5 của Không quân Đài Loan. Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn đã được giao nhiệm vụ cải tiến tên lửa từ năm 2016.[25]