Mẫn Huệ Cung Hoà nguyên phi

Hải Lan Châu
海蘭珠
Sùng Đức Đế phi
Thông tin chung
Sinh(1609-12-06)6 tháng 12, 1609
Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ
Mất8 tháng 10 năm 1641 (33 tuổi)
Thịnh Kinh, Đại Kim
An tángChiêu lăng (昭陵)
Phối ngẫuThanh Thái Tông
Sùng Đức Hoàng đế
Hậu duệHoàng bát tử
Tên khác
Ô Vu Đại (烏尤黛)
Thụy hiệu
Mẫn Huệ Cung Hoà Nguyên phi
(敏惠恭和元妃)
Tước hiệuĐông đại Phúc tấn
(東大福晋)
Quan Thư cung Thần phi
(關雎宮宸妃)
Thân phụTrung Thân Vương Trại Tang
Thân mẫuTrung Thân Vương Hiền Phi

Mẫn Huệ Cung Hoà Nguyên phi (chữ Hán: 敏惠恭和元妃; 16091641), được biết đến với tên gọi Hải Lan Châu (海蘭珠), là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Bà là cháu gái của Hiếu Đoan Văn hoàng hậu - Hoàng hậu của Hoàng Thái Cực, và là chị gái của Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu.

Khi còn sống, bà là phi tần được Hoàng Thái Cực sủng ái nhất. Tình yêu sâu đậm của Hoàng Thái Cực dành cho bà được vang truyền rộng rãi khắp lịch sử nhà Thanh.

Thân thế

Bà sinh ngày 11 tháng 11 (âm lịch) năm Vạn Lịch thứ 37 (1609), xuất thân bộ tộc Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị thuộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ. Thanh sử cảo và các tài liệu chính thống không ghi lại tên thật của bà, bà được biết đến nhiều nhất qua Hán danh [Hải Lan Châu; 海蘭珠], Mãn văn Hairanju, nghĩa là "trân ái chi nữ, luyến tiếc nữ hài". Một tên khác nữa là [Ô Vưu Đại; 烏尤黛]; Mông văn là Oyoodai, Ô Vưu Đại ở Mông ngữ ý tứ là "mỹ ngọc, bích ngọc".

Dòng dõi của Hải Lan Châu là hậu duệ trực hệ của Chuyết Xích Cáp Tát Nhi - em trai ruột của Thành Cát Tư Hãn. Cao tổ phụ là Bát Địa Đạt Lãi (博地达赉), Bối lặc lâu đời của Khoa Nhĩ Thấm tộc và là hậu duệ đời thứ 16 của Chuyết Xích Hợp Tác Nhi. Tằng tổ phụ là Nạp Mục Tắc (纳穆塞), được nhà Thanh truy phong Hòa Thạc Phúc Thân vương (和硕福亲王), sinh ra Mãng Cổ Tư (莽古斯). Mãng Cổ Tư có một con trai là Trung Thân vương Trại Tang (寨桑), kế vị tước Bối lặc; một con gái là Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Triết Triết.

Trại Tang cùng vợ là Khoa Nhĩ Thẩm Tiểu phi sinh rất nhiều con, trong đó có con trai là Trác Lễ Khác Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện (吴克善) và Đạt Nhĩ Hán Ba Đồ Lỗ Thân vương Mãn Châu Tập Lễ (滿珠習禮); con gái là Hải Lan Châu và Bố Mộc Bố Thái. Xét vai vế, Hải Lan Châu là cháu gọi Triết Triết bằng cô và là tỷ tỷ ruột của Bố Mộc Bố Thái; ngoài ra gọi Hoàng Thái Cực vừa bằng dượng vừa bằng em rể, vì cả cô và em gái bà đều được gả Hoàng Thái Cực.

Đại Thanh Thần phi

Kết hôn với Hoàng Thái Cực

Năm Vạn Lịch thứ 42 (1614), Triết Triết được gả cho người kế thừa Hậu KimHoàng Thái Cực làm Đích Phúc tấn. Dưới thời Hậu Kim, các Đại Hãn họ Ái Tân Giác La rất xem trọng liên hôn với Mông Cổ, do đó hoàng tử sinh bởi Phúc tấn người Mông Cổ sẽ được ưu ái. Tuy nhiên 11 năm đầu, Triết Triết chưa sinh được người con nào. Năm Thiên Mệnh thứ 10 (1625), Trại Tang tiến cử con gái là Bố Mộc Bố Thái làm Trắc Phúc tấn cho Hoàng Thái Cực. 9 năm sau, Triết Triết sinh hạ 3 hoàng nữ, Bố Mộc Bố Thái cũng sinh 3 hoàng nữ mà chưa sinh được con trai.

Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), Thân vương Ngô Khắc Thiện, lúc đó là Đài cát của Khoa Nhĩ Thấm, mang em gái Hải Lan Châu vào cung. Đại Hãn Hoàng Thái Cực cùng các Phúc tấn bày yến nghênh tiếp, phong bà làm Trắc Phúc tấn[1]. Năm đó Hải Lan Châu 26 tuổi, trễ hơn nhiều so với lứa tuổi xuất giá thời bấy giờ (khoảng từ 13 tuổi đến 18 tuổi), vì vậy rất có khả năng bà đã kết hôn từ trước, sau trở thành góa phụ và được đưa vào hậu cung Hoàng Thái Cực.

Nhiều thuyết khác nhau lý giải việc này, nổi tiếng nhất là thuyết tương truyền Hải Lan Châu và Bố Mộc Bố Thái là chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Ngô Khắc Thiện và Bố Mộc Bố Thái là chính thê của Trại Tang, Đại phi của Khoa Nhĩ Thấm tộc; còn mẹ Mãn Châu Tập Lễ và Hải Lan Châu là tì thiếp. Khác với Bố Mộc Bố Thái, bà không được xem là Cách cách và bị Đại phi ngược đãi, phải làm việc như nô tì, không cho xuất giá. Về sau, trong cung có lời đồn nữ nhi thuộc Khoa Nhĩ Thấm không có phúc sinh con trai kế thừa Hậu Kim. Tình thế bất lợi, Trại Tang đành tiến cử con gái thứ xuất cho Đại Hãn. Tuy nhiên sử sách không ghi lại sự việc trên nên không thể khắng định thuyết này là thật.

Hải Lan Châu trở thành Phúc tấn được sủng ái nhất. Ân sủng của bà vượt xa cô và em gái. Với bà, Hoàng Thái Cực có thể nói là rêu rao chỉ sợ thiên hạ không biết tình yêu của mình nhiều thế nào.

Quan Thư cung Thần phi

Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Đại Hãn Hoàng Thái Cực xưng Hoàng đế, thành lập nhà Thanh. Ông phong Đại phúc tấn Triết Triết làm Hoàng hậu, ngự ở Thanh Ninh cung và lập ra Tứ phi (四妃) gồm có: Thần phi (宸妃), Quý phi (貴妃), Thục phi (淑妃) và Trang phi (莊妃). Bố Mộc Bố Thái được nạp trước Hải Lan Châu 9 năm nhưng chỉ được phong [Trang phi], ban Vĩnh Phúc cung, địa vị thấp nhất trong Tứ phi. Hải Lan Châu được phong địa vị cao nhất chúng phi là [Thần phi], chỉ dưới Chính cung Hoàng hậu. Bà được ban Quan Thư cung nên gọi là [Đông cung Quan Thư cung Đại phúc tấn Thần phi; 東宮關睢宮大福晉宸妃][2]. Hoàng Thái Cực đặt tên cho cung điện này dựa theo bài Quan Thư trong Kinh Thi: "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu."[3]. Câu thơ từ xưa thể hiện tình thâm ý trọng của nam nhân đối với vợ mình, cho thấy vinh sủng cao ngất trời của Hoàng Thái Cực dành cho Thần phi.

Sách văn viết:

Năm Sùng Đức thứ 2 (1637), ngày 8 tháng 7 (tức ngày 27 tháng 8 dương lịch), Thần phi Hải Lan Châu sinh hạ Hoàng bát tử. Hoàng Thái Cực hết mực yêu thương vị Hoàng tử này, nhân ngày sinh ban chiếu cáo đại xá thiên hạ, cũng là chiếu cáo đại xá đầu tiên trong lịch sử nhà Thanh[4][5]. Việc ban chiếu đại xá mừng sinh thần của Hoàng tử chỉ có lệ dành cho Trữ quân, việc này tỏ rõ sự sủng ái của Hoàng Thái Cực đối với mẫu tử Thần phi, cũng như việc ông đã sớm có ý phong người con này làm Thái tử. Không chỉ Hoàng Thái Cực ban chiếu đại xá, các Ngoại phiên vương công Mông Cổ cũng lấy việc Hoàng bát tử chào đời để dâng biểu thượng chúc mừng[6][7][8][9].

Thế nhưng năm sau (1638), ngày 28 tháng 1 (âm lịch), Hoàng tử bất hạnh qua đời, chưa kịp đặt tên. Thần Phi vô cùng đau xót, đả kích đến nỗi lâm bệnh. Hoàng Thái Cực an ủi bà, lệnh trong cung không bày yến tiệc nhiều năm. Để làm Thần phi vui lòng, Hoàng Thái Cực phong mẹ của Thần phi là làm Hòa Thạc Hiền phi (和硕贤妃)[10].

Qua đời

Năm Sùng Đức thứ 6 (1641), tháng 9, Hoàng Thái Cực dẫn quân cùng Khoa Nhĩ Thấm quyết chiến với Hồng Thừa TrùTùng Sơn, Cẩm Châu. Ngày 12 tháng 9, đặc viên được phái từ Thịnh Kinh đến chỗ Hoàng Thái Cực, thông báo bệnh tình Thần phi trở nặng. Hoàng Thái Cực nghe tin dữ, vội gác lại mọi thứ, chạy hộc tốc về Thịnh Kinh thăm Hải Lan Châu. Sử liệu Triều Tiên ghi lại, đường về Thịnh Kinh trời đông giá rét nhưng Hoàng Thái Cực không quản ngày đêm, chạy miệt mài làm chết mất năm con ngựa tốt. Tuy nhiên trước khi về đến thì ngày 18 tháng 9 (tức ngày 8 tháng 10 dương lịch), Thần phi đã trút hơi thở cuối, hưởng dương 33 tuổi[11][12].

Thần phi qua đời, Hoàng Thái Cực vô cùng bi ai, không thể tự chủ, khóc ngất nhiều lần. Sáu ngày sáu đêm không ăn không uống, sáng sớm ngày thứ bảy thì lâm vào hôn mê đến trưa. Tang lễ Thần phi Hải Lan Châu được cử hành theo lễ Quốc tang, ngày 29 tháng 9, là ngày sơ tế, Hoàng Thái Cực tự mình dẫn bá quan cùng các phu nhân, tiến hành tế rượu Thần phi, tuyên đọc Tế văn chứa đầy thâm tình:

Hoàng Thái Cực ở trước mộ Hải Lan Châu tự mình rót rượu, Chư vương đại thần cùng Ngoại phiên thuộc quốc đặc phái viên tế điện lễ. Tại đây sau 5 tháng, Nguyệt tế, Đại tế, Đông chí tế, Chu niên tế,... nhiều lần Hoàng Thái Cực cử hành nghi điển long trọng tế lễ, đều chứa đầy vô hạn buồn nhớ; ngày ngày đều soạn văn từ điển nhã trang trọng trong các Tế văn, biểu đạt vô tận ai ý. Thậm chí ở năm đó, khi cử hành Đại tế liệt tổ liệt tông cuối năm, Hoàng Thái Cực cũng cùng Hoàng hậu xuất đủ loại Quan lại và các Phu nhân tiến đến tế điện Hải Lan Châu. Tết Nguyên đán sang năm, Hoàng Thái Cực vì lấy đại tang của Thần phi mà đình chỉ diên yến.

Hoàng Thái Cực truy phong thụy hiệu cho Hải Lan Châu là Mẫn Huệ Cung Hoà Nguyên phi (敏惠恭和元妃). Thụy hiệu của bà, có chữ Nguyên phi (元妃), là danh hiệu trên thực tế dành cho Chính thê của các Quân vương thời cổ đại, bên cạnh đó, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích còn sống, chỉnh sửa danh vị Hậu cung, lập ra danh hiệu Đại phúc tấn, còn giản gọi là Đại phi hay Nguyên phi. Theo Hán hậu cung địa vị thì Hải Lan Châu chỉ là tần phi, nhưng xét khái niệm hậu cung thời Hậu Kim, bà chính là được Hoàng Thái Cực truy phong làm vợ cả, điều này có chút ủy khuất với đương kim Hoàng hậu Triết Triết, vì Triết Triết khi này vẫn còn sống và là Đại phi danh chính ngôn thuận của Hoàng Thái Cực[cần dẫn nguồn]

Nguyên phi được chôn tại Chiêu lăng (昭陵) ở Thẩm Dương. Bà là phi tần có thụy hiệu dài nhất trong suốt lịch sử nhà Thanh. Nhiều sử gia cho rằng vì quá thương nhớ bà mà Hoàng Thái Cực khóc than suốt hai năm rồi mắc trọng bệnh và băng hà (1643).

Trong văn hóa đại chúng

Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên
1994 Nhất đại hoàng hậu Đại Ngọc Nhi Bào Chính Phương
2002 Hiếu Trang bí sử Hà Trại Phi
2012 Sơn hà luyến mỹ nhân vô lệ Trương Mông
2015 Đại Ngọc Nhi truyền kỳ Hà Hoa
2017 Độc bộ thiên hạ Đường Nghệ Hân
2018 Tô Mạt Nhi truyền kỳ Mã Đan Nỉ

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ 《清入关前内国史院满文档案》记载:"天聪八年(1634年)十月十六日。科尔沁部乌克善洪台吉率诸臣送妹至。汗偕诸福晋迎至,设大宴纳之为福晋。"
  2. ^ 《满文老档·第二十册》崇德元年七月......册封国君福晋、东大福晋、西大福晋、东侧福晋、西侧福晋典礼。七月初十日......系蒙古科尔泌部博尔济吉特氏,特赐尔册宝,位出诸福晋之上,命为清宁宫中宫国君福晋。尔务以清廉端庄仁孝谦恭之义训诲诸福晋......系蒙古科尔沁部博尔济吉特氏,特赐尔册文,命为东宫关睢宫大福晋宸妃。尔务尽......系蒙古阿鲁大土门部博尔济吉特氏,特赐尔册文,命为西宫麟趾宫大福晋贵妃。尔务尽......系蒙古阿鲁大土门部塔布囊阿巴盖博第赛楚虎尔之女,特赐尔册文,命为东宫衍庆宫侧福晋淑妃。尔务尽......系蒙古科尔沁部博尔济克特氏,特赐尔册文,命为西宫永福宫侧福晋庄妃。尔务尽......,
  3. ^ Nguyên văn: 關關雎鳩,在河之洲. 窈窕淑女,君子好逑
  4. ^ 崇德二年,宸妃生下皇八子,皇太极欣喜若狂,很快就决定立这个婴儿为皇位继承人,大宴群臣,还颁发了大清朝第一道大赦令。大赦令中规定,除犯上、焚毁宗庙、陵寝、宫殿,叛逃杀人,毒药,巫蛊,偷盗祭天及御用器物,殴祖父母、父母,卖兄弟、妻诬告夫、内乱、纠党白昼劫人等十罪不赦外,一切监禁之人全部免罪。(此道颁发令如下记载。八天后他在盛京皇宫举行重大庆典的大政殿,为皇八子的诞生颁发了有清以来的第一道大赦令。诏令中写道:"自古以来,人君有诞子之庆,必颁诏大赦于国中,此古帝王之隆规。今蒙天眷,关雎宫宸妃诞育皇嗣,朕稽典礼,欲使遐迩内外政教所及之地,咸被恩泽……"。诏令中规定了除十恶之罪不赦外,其余等罪,"咸赦除之"。)
  5. ^ 崇德二年七月十六日: ○壬午。以关雎宫宸妃、诞生皇子。集文武群臣於笃恭殿、颁诏大赦。制曰:自古以来、人君有诞子之庆、必颁大赦于国中。此古帝王之隆规。今蒙天眷。关雎宫宸妃、诞育皇嗣。朕稽典礼。欲使遐尔内外政教所及之地、咸被恩泽。除犯上、焚毁宗庙陵寝宫殿、叛逃、杀人、毒药巫蛊、盗祭天及御用器物、敺祖父母父母、兄卖弟、妻诬告夫、内乱、纠党白昼劫人财物、此十罪俱不赦外。其余逃亡、遗失物件、被人认出者、令还原主。免其罪。互相借货者、照旧偿还。见在羁禁之人、及一切诖误小过,窃_盗隐匿等罪、咸赦除之。有以赦前事告者、毋听仍以所告之罪罪之。已结案定罪、赎锾未完者、照常追取。虽经议罪、而未定案者、赦免。赦后有犯者、依律治罪。
  6. ^ 崇德二年八月初五日: ○庚子。外藩蒙古诸贝勒、以诞生皇子。上表称贺。上御崇政殿。巴林部落阿玉石、卫寨桑、毛祁他特、扎鲁特部落内齐、喇巴泰、台吉塞冷、戴青达尔汉、沙里、达尔马等、行庆贺礼。表文曰。巴林部落阿玉石等、诚惶诚恐跪奏。恭遇宽温仁圣皇帝。诞生皇子臣等闻之喜不自胜。谨赍庆贺礼物进献。次阿坝垓部落台吉塞尔扎尔得尔格尔乌朱穆秦部落台吉宜思哈布等行礼。表文曰。阿霸垓部落台吉塞尔扎尔等。诚惶诚恐跪奏宽温仁圣皇帝。恩德溥及外藩。臣等顶戴洪慈。不胜喜悦谨具礼物进献。次土默特部落俄木布楚虎尔行礼。
  7. ^ 崇德二年八月十一日: ○丙午。崇德二年八月十一日。是日、科尔沁国土谢图亲王巴达礼、固伦额驸班第、扎萨克图郡王布塔齐等。以关雎宫宸妃、诞生皇子。遣官进献貂裘、牛、马、貂皮等物。
  8. ^ 崇德二年八月十八日: ○癸丑。是日、上率和硕亲王、多罗郡王、多罗贝勒、固山贝子、于辰刻。出怀远门、至演武场较射。上御黄幄。适外藩蒙古四子部落达尔汉卓礼克图俄木布、巴林部落满珠习礼等、关雎宫宸妃、诞生皇子。遣使进献驮马上表庆贺。上命树的。与马哈撒嘛谛塞臣汗、及谢图汗下诸臣较射。选善射者、每旗各十人。分左右翼。令之角胜。负者罚牛羊。和硕亲王、多罗郡王、多罗贝勒、固山贝子等。亲率较射。右翼诸王贝勒贝子等、射中独多。得牛二、羊二十。又令左右各出力士。令之角觝。右翼诸王贝勒贝子等负。还所得左翼牛一。羊二。於是令左翼和硕睿亲王多尔衮、和硕豫亲王多铎、多罗贝勒豪格、多罗饶余贝勒阿巴泰等射。负者俱立、宴右翼诸王贝勒之射胜者。宴毕。并命外藩朝贡贝勒及诸臣、依次列坐。设宴宴之。申刻。上还宫。酌纳达尔汉卓礼克图俄木布、满珠习礼等。所献驮马。科尔沁国土谢图亲王巴达礼、札萨克图郡王布塔齐、彩缎、布疋等物。时上命两翼较射。岳托奏曰。臣不能执弓。上曰。尔徐引射之。尔不射、恐他翼诸王贝勒贝子等不从。谕之者三。岳托始起射。及引弓、堕地五次。岳托遂以所执弓、向诸蒙古掷之。於是诸王、贝勒、贝子、固山额真、议政大臣、刑部承政、会审。以岳托素志骄傲。妄自尊大。今败露于众人之前。如此罪恶。难以姑容。应论死。奏闻。上不听。又议幽禁别室。籍没家产。上仍不听。又议夺所属人员。罚银五千两。解兵部任。削贝勒爵。上命免夺所属人员。解兵部任。降贝勒为贝子。罚银五千两。暂令不得出门。
  9. ^ 崇德三年正月初一日: ○其上皇太子笺文曰。朝鲜国王臣李倧、恭逄崇德三年正月初一日元旦节。谨奉笺称贺者。臣倧诚懽诚忭稽首顿首上言。伏以三微启序。回协气於紫宫。二极承乾。譪祥云於青殿。鸿庥川至。燕贺雷腾。恭惟皇太子殿下。德量渊冲。英姿玉裕。夙播仁闻。允孚远近之望。密赞神功。方开亨泰之运。兹当端月之会。益增前星之辉。伏念臣叨续先基。实荷皇眷。蹄涔迹滞。纵阻呼嵩之班。鹤禁心悬。敢愆事大之礼。臣无任激切屏营之至。谨奉笺称贺。献皇太子礼品数目如下:细白娟十五匹,白□□十匹。皂青葛布十匹和,黄色花席十张,花席十张,清花方序十张,各式纯花序十张,豹皮六张,白纸五百刀。
  10. ^ 崇德四年正月二十八日: ○丙戌,册封科尔沁国卓礼克图亲王吴克善、巴图鲁郡王满珠习礼母次妃为和硕贤妃,册文曰:"朕惟树仪型于内闸懿德聿彰。腐褒予于章。荣光特贵贲。今朕登大宝。爰仿古圣之制。以定蕃妃之封,兹尔科尔沁国次妃博礼、乃卓礼克图亲王吴克善、巴图鲁郡王满珠习礼之母也。尔能训理诸子佐理国家,故特册封为和硕贤妃。尔其益励厥心,敬承勿替,以妇道自持,以义方训子,则名显当时,德扬后世,而富贵永昌矣。钦哉,勿负朕命。丁亥,关雎宫宸妃母,小妃以封和硕贤妃,赐仪仗。偕和硕福妃入清宁宫谢恩。上降座答礼,赐宴贤妃,复献甲胄,鞍马酌纳之。
  11. ^ 崇德六年九月十七日: ○庚寅,至旧边驻口。是夜一鼓,盛京史臣至。奏宸妃疾笃,上即起营。遣大学士希福、刚林、梅勒章京冷僧机、启僧心郎索尼等,先驰往候问。来报,希福等以五更至京。冷僧机、索尼方至内门,闻宸妃已薨。冷僧机、索尼复驰行,于途间奏上。上闻妃薨,恸悼。卯刻,驾抵盛京,入关雎宫。至宸妃柩前,悲涕不止。诸王及内大臣劝上节哀。时王以下、牛录章京以上、固伦公主、和硕福金、和硕公主、多罗福金、多罗格格以下、梅勒章京命妇以上、俱齐集。一切丧殓之礼,悉从厚。陈设仪仗,由东侧门,出盛京地载门五里暂殡。上率诸王以下、牛录章京以上、固伦公主、和硕福金、和硕公主、多罗福金、多罗格格以下、梅勒章京命妇以上,亲送。上奠酒三爵而还,妃年三十有三。
  12. ^ 崇德六年九月二十日: ○癸巳,都察院参政祖可法、张存仁,理事官马国柱、雷兴等。奏言:伏念皇上以万乘之尊为中外所仰懒,臣民之所归依。今者皇上过于悲痛,大小臣工不能自安,切思夫妇人伦大道。皇上眷爱情固难已,但以臣等愚见,皇上于情宜哀,于理未免太过矣。况天佑皇上底定天下,抚育兆民,皇上一身关系重大,天威所临,功成大捷。松山锦州克取在指,顾间此正我国兴隆明国败坏之时也。上宜仰体天意,自保圣躬。可为情牵而不自爱乎?(未完待续)

Tham khảo