Lựu pháo 152 mm D-20

Lựu pháo D-20 152 mm
LoạiLựu pháo dã chiến hạng nặng
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1950 - nay
Sử dụng bởi Liên Xô
 Nga
 Cộng hòa Tự trị Krym
 Trung Quốc
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Belarus
 Lào
 Tiệp Khắc
 Hungary
 Cộng hòa Nhân dân Campuchia
 Campuchia
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Iraq
 Ai Cập
 Israel
 Angola
 Ukraina
 Cuba
Cùng nhiều quốc gia khác.
TrậnChiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Sáu ngày, Chiến tranh Yom Kippur và nhiều cuộc chiến khác
Lược sử chế tạo
Người thiết kếPhòng thiết kế số 9 (đứng đầu là ông Fedor Fëdorovich Petrov)
Năm thiết kế1947
Nhà sản xuấtNhà máy pháo binh số 9, Yekaterinburg, Liên Xô
Thông số
Khối lượng5.700 kg
Chiều dài8,69 m
Chiều rộng2,35 m
Chiều cao1,93 m
Kíp chiến đấu8

Cỡ đạn152,4 mm
Góc nâng-5 ° đến 63 °
Xoay ngang58°
Tốc độ bắn5-6 phát/phút
Sơ tốc đầu nòng650 m/s
Tầm bắn hiệu quả17,4 km
Tầm bắn xa nhất24 km
Ngắm bắnỐng ngắm PG1M hay OP4M

Lựu pháo D-20 152 mm (Tiếng Nga: 152-мм пушка гаубица Д-20 обр 1955 г) là loại lựu pháo hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu thiết kế từ năm 1947 đến năm 1949. Liên Xô bắt đầu tiến hành sản xuất từ năm 1950. NATO nhận được thông tin về nó vào năm 1955 nên họ gọi nó là pháo M-1955. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô (nay là Liên Bang Nga) (GRAU) đặt tên là 52-P-546. Biến thể nổi tiếng nhất của nó là Lựu pháo kiểu 66 do Trung Quốc sản xuất bất hợp pháp.

Lịch sử

Lựu pháo nòng dài D-20

D-20 là mẫu lựu pháo đầu tiên của Liên Xô có cỡ nòng lớn cũng như tầm bắn xa của họ lúc bấy giờ. Mẫu lựu pháo cỡ lớn bắt đầu được nghĩ đến từ những khẩu pháo bức kích 152 mm của Quân đội Hoàng gia Anh mà Liên Xô nhận được từ thời thế chiến thứ hai (thông qua chương trình hỗ trợ vũ khí, đạn dược do Anh và Mỹ tiến hành để hỗ trợ Hồng Quân Liên Xô chống quân phát xít Đức). D-20 là mẫu pháo bức kích được thiết kế để thay thế đại bác ML-20 của Liên Xô cũng có cỡ nòng 152 mm dùng từ thời thế chiến thứ hai nhưng nặng nề và có uy lực kém hơn. Liên Xô xếp đại bác D-20 vào nhóm "pháo trung bình" vì sơ tốc đạn của nó vượt quá 600 m/s.

D-20 được thiết kế vào năm 1947 và xuất hiện lần đầu năm 1955. Dẫn đầu đoàn thiết kế là nhà thiết kế pháo binh nổi tiếng Fedor Fedorovich Petrov (1902-1978), ông cũng là tác giả của một số loại pháo của Liên Xô thời thế chiến thứ hai. Được chỉ định sản xuất tại Nhà máy sản xuất pháo binh số 9 tại Sverdlovsk (sau này là tại Nhà máy Motovilikha ở Yekaterinburg). Phiên bản tự hành của D-20 là pháo tự hành 2S3 Akatsiya. Nó trở thành pháo 152mm chính yếu của Hồng quân Liên XôKhối Hiệp ước Warsaw. Nó được biên chế thành pháo cấp chiến dịch và tăng cường cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn, các lữ đoàn bộ binh tăng - thiết giáp hỗn hợp.

Đặc điểm và hoạt động

Pháo 152mm D-20 khá nặng nề và khó cơ động trên trận địa, nhưng bù lại cho khuyết điểm đó là tầm bắn của nó có thể đạt tới 17,4 km. Pháo D-20 sử dụng chung 1 khung với loại pháo mặt đất nòng dài D-74, được tăng cường 2 bánh xe nhỏ sau chân giá đỡ để có thể di chuyển cơ động hơn và xoay ngang súng dễ dàng hơn. Súng cũng có 1 khiên bảo vệ cho tổ pháo. Nòng pháo ngắn hơn D-74, đường kính lớn hơn, cỡ nòng 152mm và có 1 đầu giảm giật (muzzle brake) 2 lỗ thoát khí thuốc liều phóng. Khi bắn, nòng pháo phóng ra lửa theo đạn như súng phun lửa do sơ tốc đạn nhanh và âm thanh rất đinh tai. Pháo D-20 cũng có hệ thống hãm giật 2 xi-lanh phía trên nòng pháo như D-74 và cả hai loại pháo này đều sử dụng khoá nòng xoắn bắn tự động. Pháo được trang bị hệ thống ngắm khi bắn định hướng (bắn thẳng) cả ban ngày lẫn ban đêm cung cấp cho pháo khả năng chống xe tăng đáng kể.

Pháo bắn đạn FRAG-HE, OF-540 với tốc độ bắn có thể đạt tới 5 - 6 phát 1 phút, 1 tiếng có thể bắn tới 65 phát. Pháo có thể kéo bằng xe bọc thép hay xe tải hạng nặng. D-20 được Trung Quốc chế tạo bất hợp pháp với cái tên Type 66 và viện trợ cho các nước khác.

Biến thể

  • Lựu pháo Khitin phiên bản nâng cấp của D-20 với tốc độ bắn nhanh hơn khoảng 7-8 phát/phút.
  • Lựu pháo kiểu 66 Phiên bản sao chép bất hợp pháp D-20 năm 1966
  • Pháo tự hành kiểu 83 Phiên bản sao chép bất hợp pháp 2S3 Akatsiya năm 1988.
  • A411 Phiên bản đơn giản hóa của D-20. Trong Quân đội Romania nó có tên là Lựu pháo M1981 152 mm.
  • A412 Phiên bản sao chép có giấy phép từ khẩu Lựu pháo kiểu 59 của Trung Quốc nhưng dùng hệ thống kéo của D-20. Trong Quân đội Romania nó có tên là Lựu pháo M1982 130 mm.
  • A425 Phiên bản sao chép lựu pháo 2A65 152 mm. Hệ thống này được xuất khẩu với tên là Model 1984.
  • M1974 152mm Phiên bản sao chép Lựu pháo kiểu 66 của Trung Quốc với cái tên "Tokchon".

Quốc gia sử dụng

D-20 đang bắn

Hiện tại

Các quốc gia từng sử dụng

Các cuộc chiến đã tham gia

Các cuộc chiến mà D-20 đã tham gia bao gồm:

Thông số kỹ thuật cơ bản

Lựu pháo D-20 của Iran đang bắn
  • Loại: Lựu pháo nòng dài hạng nặng (hay Pháo bức kích)
  • Nước SX: Liên Xô, Trung Quốc
  • Nặng: 5,7 tấn
  • Dài nòng: 5.195 m
  • Cỡ nòng: 152mm
  • Tổ pháo: 8 người
  • Góc bắn: Từ-5° tới 63°
  • Tốc độ bắn: tối đa từ 5 tới 6 phát/ 1 phút
  • Sơ tốc đạn:650 m/s
  • Tầm bắn hiệu quả: 17,4 km
  • Tầm bắn tối đa: 24 km.

Chú thích

Xem thêm

  • Phiên bản tự hành 2S3 Akatsiya của D-20 152 mm;
  • Lựu pháo kéo 2A36 Giatsint-B thế hệ lựu pháo 152 mm tiếp theo D-20 152 mm;