Lạc Sơn

Lạc Sơn
Huyện
Huyện Lạc Sơn
Ảnh một xóm làng tại huyện Lạc Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhHòa Bình
Huyện lỵThị trấn Vụ Bản
Phân chia hành chính1 thị trấn, 23
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDBùi Văn Lịnh
Chủ tịch HĐNDBùi Văn Kía
Bí thư Huyện ủyHoàng Đức Chính
Địa lý
Tọa độ: 20°27′35″B 105°27′38″Đ / 20,45972°B 105,46056°Đ / 20.45972; 105.46056
MapBản đồ huyện Lạc Sơn
Lạc Sơn trên bản đồ Việt Nam
Lạc Sơn
Lạc Sơn
Vị trí huyện Lạc Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích581 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng134.800 người
Dân tộcMường, Kinh...
Khác
Mã hành chính157[1]
Biển số xe28-N1
Websitelacson.hoabinh.gov.vn

Lạc Sơn là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Lạc Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Hòa Bình, có vị trí địa lý:

Địa hình huyện chủ yếu là đồi núi, chia cắt bởi sông suối, xen kẽ là các cánh đồng nhỏ. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bưởi, chảy sang huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Phía nam huyện có dãy núi đá vôi thuộc vườn quốc gia Cúc Phương ngăn cách Hòa Bình và Thanh Hóa.

Dân số 134.800 (thống kê năm 2019), bao gồm các dân tộc: chủ yếu là người Mường (90%), còn lại là, Kinh...

Lịch sử

Tên gọi Lạc Sơn có từ năm 1887, thuộc đất động Lạc Thổ (1466), châu Lạc Yên (1836).

Trong giai đoạn 1886 - 1975, Lạc Sơn là một huyện của tỉnh Hoà Bình, rồi thuộc tỉnh Hà Sơn Bình từ năm 1975 - 1991 và trở lại tỉnh Hoà Bình từ năm 1991. Nơi đây có nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình.

Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, gọi chung là huyện. Huyện Lạc Sơn gồm 9 xã: Đại Đồng, Dân Tiến, Đoàn Kết, Kiết Thiết, Liên Cộng, Mỹ Hòa, Quyết Thắng, Thạch Bi và Tự Do.

Năm 1956, chuyển xã Lũng Vân thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa về huyện Lạc Sơn quản lý.

Ngày 2 tháng 1 năm 1955, chia xã Thạch Bi thành 9 xã: Địch Giáo, Quy Mỹ, Do Nhân, Tuân Lộ, Phong Phú, Phú Vinh, Mỹ Hòa, Quyết Chiến và Phú Cường.[2]

Ngày 25 tháng 8 năm 1956, chia xã Dân Tiến thành 5 xã: Xuất Hóa, Bình Hẻm, Văn Nghĩa, Yên Phú và Mỹ Thành; chia xã Đại Đồng thành 4 xã: Liên Hòa, Yên Nghiệp, Đa Phúc và Ân Nghĩa.

Ngày 15 tháng 9 năm 1956, chia xã Quyết Thắng thành 6 xã: Ngổ Luông, Lỗ Sơn, Gia Mô, Phú Lương, Chí Đạo và Định Cư; chia xã Kiến Thiết thành 5 xã: Phúc Tuy, Chí Thiện, Ngọc Mỹ, Văn Sơn và Thượng Cốc; chia xã Liên Cộng thành 4 xã: Tân Mỹ, Hương Nhượng, Vũ Lâm và Liên Vũ.[3]

Ngày 22 tháng 1 năm 1957, chia xã Đoàn Kết thành 5 xã: Thanh Hối, Đông Lai, Mãn Đức, Tử Nê và Quy Hậu; chia xã Mỹ Hòa thành 3 xã: Mỹ Hòa, Trung Hòa và Ngòi Hoa; chia xã Tự Do thành 3 xã: Ngọc Tân, Ngọc Sơn và Tự Do.[4]

Ngày 15 tháng 10 năm 1957, chia huyện Lạc Sơn thành 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc.[5].

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Lạc Sơn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[6], bao gồm thị trấn Vụ Bản và 28 xã: Ân Nghĩa, Bình Hẻm, Chí Đạo, Chí Thiện, Đa Phúc, Định Cư, Hương Nhượng, Liên Hòa, Liên Vũ, Miền Đồi, Mỹ Thành, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Nhân Nghĩa, Phú Lương, Phúc Tuy, Quý Hòa, Tân Lập, Tân Mỹ, Thượng Cốc, Tự Do, Tuân Đạo, Văn Nghĩa, Văn Sơn, Vũ Lâm, Xuất Hóa, Yên Nghiệp, Yên Phú.

Ngày 26 tháng 12 năm 1990, chia xã Liên Hòa thành 2 xã Bình Cảng và Bình Chân.[7]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Lạc Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình vừa tái lập.[8]

Ngày 27 tháng 3 năm 1999, chuyển xã Đa Phúc về huyện Yên Thủy quản lý.[9]

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[10]. Theo đó:

  • Sáp nhập 3 xã: Chí Thiện, Phú Lương và Phúc Tuy thành xã Quyết Thắng
  • Sáp nhập 3 xã: Vũ Lâm, Bình Cảng và Bình Chân thành xã Vũ Bình
  • Sáp nhập xã Liên Vũ vào thị trấn Vụ Bản.

Huyện Lạc Sơn có 1 thị trấn và 23 xã trực thuộc.

Hành chính

Huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vụ Bản (huyện lỵ) và 23 xã: Ân Nghĩa, Bình Hẻm, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng, Miền Đồi, Mỹ Thành, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Nhân Nghĩa, Quý Hòa, Quyết Thắng, Tân Lập, Tân Mỹ, Thượng Cốc, Tự Do, Tuân Đạo, Văn Nghĩa, Văn Sơn, Vũ Bình, Xuất Hóa, Yên Nghiệp, Yên Phú.

Giao thông

Lạc Sơn có quốc lộ 12B đi qua.

Thắng cảnh và di tích lịch sử

Tham khảo

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Quyết định số 357/QĐ-LK3 năm 1955 của Chính phủ.
  3. ^ Quyết định số 566/QĐ-LK3 năm 1956 của Chính phủ.
  4. ^ Quyết định số 146/QĐ-LK3 năm 1957 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III
  5. ^ Nghị định số 480-TTg năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ.
  6. ^ “Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh”.
  7. ^ Quyết định số 581-TCCP năm 1990 của Ban Tổ chức Chính phủ.
  8. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  9. ^ “Nghị định số 15/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thị trấn, xã của các huyện Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình”.
  10. ^ “Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình”.
  11. ^ Đến Hòa Bình tham quan di tích hang Xóm Trại. Dulichvn, 25/07/2013. Truy cập 25/01/2018.
  12. ^ “http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=379:hang-xom-tri&catid=52:di-tich-danh-thng&Itemid=88”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)

Liên kết ngoài