Làng Hới

Hới
Hải Triều
Hải Hồ
Hải Thị
—  Làng  —
Làng Hới trên bản đồ Việt Nam
Làng Hới
Làng Hới
Vị trí của Làng Hới trong lãnh thổ Việt Nam.
Tọa độ: 20°38′46″B 106°8′36″Đ / 20,64611°B 106,14333°Đ / 20.64611; 106.14333 (Làng Hới)
(Đình làng Hới)
Hới trên bản đồ Thế giới
Hới
Hới
Quốc giaViệt Nam
TỉnhThái Bình
HuyệnHưng Hà
Tân Lễ
ThônHải Triều

Làng Hới (tên chính thức Hải Triều, tên cũ Hải Hồ, Hải Thị, đôi khi được gọi là làng chiếu Tân Lễ) là một làng nghề truyền thống dệt chiếu cói nằm ở Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam. Với vị trí nằm gần ngã ba sông nhiều bãi bồi dễ tiếp cận nguồn cói và đay, nghề dệt chiếu làng Hới xuất hiện sớm nhất vào thời Tiền Lê, sau phát triển mạnh từ thời trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457–1531, nhà Hậu Lê) và trở thành một trong các làng dệt chiếu có tên tuổi nhất ở đồng bằng sông Hồng.[1]

Lịch sử

Là một làng cổ có lịch sử hình thành từ lâu đời, ít nhất là từ thời Tiền Lê, làng Hới đã trải qua nhiều giai đoạn hành chính khác nhau:

Chữ Hới và chữ Hải trong tiếng Hán đều dùng cùng một chữ 海 khi viết,[5] nên đa số các tên khác của làng Hới đều có chữ Hải: Hải Hồ, Hải Thị và hiện tại là Hải Triều.[6]

Làng Hới nằm ở vị trí gần ngã ba sông, nơi sông Hồng có chi lưu là sông Luộc. Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì gọi là sông Nông Kỳ, một trong ba kỳ quan của trấn Sơn Nam thời xưa.[2] Với vị trí thuận lợi trồng nguyên liệu và giao thương, người dân nơi đây đã sớm học được nghề dệt chiếu và phát triển thành làng nghề truyền thống. Từ thế kỷ thứ 15, với việc học hỏi nghề dệt chiếu từ Trung Quốc của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, nghề dệt chiếu ở làng Hới phát triển mạnh và thành một trong những sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng sông Hồng.[7]

Bản đồ tỉnh Thái Bình năm 1909, làng Hới nằm kế cận khu vực Thanh Triều, huyện Hưng Nhân (xa nhất hướng bên trái bản đồ).

Về sau, khu vực huyện Hưng Nhân xung quanh làng Hới đã trở thành một vùng dệt chiếu đông đúc có lên tới 20 làng chuyên dệt chiếu. Sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn có ghi nhận rằng "Chiếu trơn xã Thanh Triều, Hải Triều (làng Hới) huyện Hưng Nhân sản xuất tốt hơn cả",[8] và ở thế kỷ 18 thương gia nhà Thanh (Trung Quốc) đã qua vùng chiếu làng Hới thu gom chiếu rất nhiều.[7] Năm đầu thế kỷ 19, qua tay các thương gia người Hoa, chiếu cói làng Hới đã được đưa đi Hương Cảng (Hồng Kông) và một số nước châu Âu.[9]

Đến thời Pháp thuộc, nhiều người nước ngoài, trong đó đặc biệt là người Hoa, tìm đến khu vực Tân Lễ và lân đầu tư mở xưởng chiếu cùng với người Việt; sản phẩm làm ra đem về bán ở Trung Quốc.[8] Chiếu xuất đi Trung Quốc thời kì này là chiếu cuộn dài hẹp có độ dài tới 35m. Thời kỳ này các xưởng chiếu do người Hoa quản lý đã thu hút từ 500–700 lao động và sản lượng chiếu dệt ra dao động từ 5.000 cuộn khi ít nhất, lên tới 24.000 cuộn (tương đương 84.000m) khi nhiều nhất.[9] Tuy thời kỳ này nhiều làng cùng làm chiếu, nhưng làng Hới vẫn có tiếng nhất trong khu vực sản xuất chiếu ở Thái Bình.[7]

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các xưởng dệt chiếu của người nước ngoài ngưng sản xuất, nghề dệt chiếu tại làng Hới vẫn tiếp tục phát triển do chiếu vẫn là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của người Việt thời kỳ này.[7] Làng Hới trải qua một thời kỳ suy thoái ở thời kỳ bao cấp những năm 1955–1985, khi này các thợ dệt chiếu Hới sản xuất chiếu theo mô hình hợp tác xã. Do chính sách sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch được giao tập trung chủ yếu vào số lượng nên chất lượng của chiếu Hới thời kỳ này đã giảm sút đáng kể.[10]

Cảnh phơi chiếu tại một xưởng làm chiếu ở làng Hới (làng Hải Triều), Thái Bình thập niên 1920.

Từ 1986–1990, theo chính sách kinh tế chung thay đổi ở thời kỳ Đổi Mới, nghề chiếu ở làng Hới đã được tái thiết lập và đã trở nên phát triển và mở rộng hơn so với trước đây. Từ thời gian này, không những làng Hới, mà cả các làng khác trong xã Tân Lễ cũng đã trở nên thịnh vượng hơn nhờ vào nghề dệt chiếu.[7]

Đến năm 2010, tại làng Hới nói riêng và khu vực sản xuất chiếu lân cận nói chung, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, cư dân của làng Hới và toàn xã Tân Lễ chủ yếu sống nhờ vào nghề dệt chiếu. Thông thường, trong một năm, các nhà nghề chiếu chỉ tập trung sản xuất với cường độ cao trong khoảng 8 tháng, các còn lại được dành cho việc sản xuất nông nghiệp. Do đó, nhiều hộ gia đình trong xã vẫn nhận ruộng để trồng lúa, nhưng phần lớn họ thuê lao động từ những người không theo nghề chiếu hoặc từ nơi khác.[7]

Năm 2011, toàn vùng huyện Hưng Hà (gồm làng Hới) sản xuất được khoảng 5,4 triệu chiếu chiếu với khoảng 21 làng nghề dệt chiếu được chính quyền sở tại công nhận.[8] Riêng xã Tân Lễ, trong số 3.500 hộ gia đình toàn xã có tới 80% số hộ sở hữu xưởng sản xuất chiếu với 10/14 thôn là làng nghề dệt chiếu, tổng tiêu thụ mỗi năm là 8.000 tấn cói.[11][12] Đến năm 2023, số hộ làm chiếu trong cả xã Tân Lễ là 29 hộ với 90 máy dệt chiếu cói, thu hút 420 lao động, 8 cơ sở dệt chiếu nylon với 310 máy, tạo việc làm cho trên 1000 người trong xã và từ địa phương khác đến.[13]

Nghề dệt chiếu làng Hới

Làng Hới có nghề dệt chiếu ở làng Hới nổi tiếng đã đi vào văn học dân gian với các câu vè:[14]

Chiếu Hới, vải Bơn, lụa Mẹo.

Ăn cơm Hom. Nằm giường Hòm. Đắp chiếu Hới.

Sơ lược phát triển

Hình ảnh về phương pháp dệt chiếu nằm thủ công với hai người dệt, trước bàn dệt là ngựa gỗ đỡ sợi cói.

Với vị trí thuận lợi trồng nguyên liệu và giao thương, người dân nơi đây đã sớm học được nghề dệt chiếu và phát triển thành làng nghề truyền thống, thuyết nói là từ thời Tiền Lê. Tuy nhiên, ban đầu làng chỉ dệt chiếu bằng phương pháp thủ công dệt bàn dệt đứng, không có ngựa đỡ sợi, cách dệt đơn giản nên sản phẩm không được đẹp và bền.[7][15][16]

Bước ngoặt quan trọng đưa nghề dệt chiếu Hới lên một tầm cao mới là vào thế kỷ 15 khi Phạm Đôn Lễ, người làng Hới, đỗ khoa thi trạng nguyên năm 1481 thời vua Lê Thánh Tông, sau được cử đi sứ nhà Minh (Trung Quốc). Tại Ngọc Hà, châu Quế Lâm, Quảng Tây; ông Lễ đã tiếp thu và học hỏi thêm những kỹ thuật dệt chiếu nằm tiên tiến hơn.[17] Sau khi về nước, Phạm Đôn Lễ đã tích cực chia sẻ, truyền dạy và cải tạo quy trình dệt chiếu dân chiếu làng Hới: từ kỹ thuật dệt đứng, làng chuyển sang kỹ thuật dệt nằm, có ngựa đỡ sợi.[18][19] Do công lao này, ông Lễ còn được gọi là Trạng Chiếu và tôn vinh thờ cúng như tổ nghề trong làng, và làng Hới cũng là làng nghề chiếu duy nhất có tổ nghề ở Việt Nam.[16][19]

Từ thời kỳ này, kỹ thuật dệt chiếu của người dân Hới có bước tiến triển lớn. Sản phẩm chiếu ra đời từ đây đẹp và bền hơn rất nhiều, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng và ngày càng được ưa chuộng. Nghề dệt chiếu truyền thống của làng Hới từ đó có dịp phát triển mạnh mẽ, làm nên tên tuổi và trở thành một trong những mặt hàng thủ công chuộng dùng trong nhiều lĩnh vực từ sinh hoạt bình thường đến cung đình, lễ hội trong cả nước cho đến ngày nay.[7]

Hoạt động dệt chiếu

Cói và sợi đay là hai nguyên liệu chính để làm chiếu Hới, đây là hai loại cây rất dễ trồng ở những vùng gần sông nước, nơi có nhiều phù sa bồi đắp. Làng Hới nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồngsông Luộc, là khu vực thổ nhưỡng tốt để trồng những loại cây này, đồng thời vị trí này cũng là tiền đề thuận lợi trong việc giao thương mua bán các loại nguyên liệu, phẩm màu dệt chiếu khác.[7] Nguồn cói ở đây trước được trồng chủ yếu tại địa phương, mua từ vùng Thanh Hóa hoặc các huyện lỵ trồng cói lân cận.[20] Hiện tại do nhiều khu vực truyền thống trồng cói đã không còn, cói dùng trong hoạt động sản xuất đang được thu gom từ những vùng xa hơn như là miền Nam Việt Nam.[12]

Sau khi thu hoạch hoặc mua về, cói sẽ được chuyển đến quy trình sản xuất chiếu. Để tạo ra một chiếc chiếu hoàn chỉnh, cói phải đi qua nhiều bước, bao gồm việc gặt cói và dựa vào loại chiếu cần tạo, sợi cói và sợi đay sẽ được nhuộm màu phù hợp hoặc để cói trắng, sau đó cói sẽ được phơi khô, làm sạch và tuyển lựa rồi tiến hành se sợi trước khi mang đi dệt.[7][21] Kỹ thuật se sợi đay và cói của làng Hới được đánh giá rất cao, ít có nơi nào khác có thể theo kịp về chất lượng.[17]

Chiếu làng Hới trong đền TrầnTràng An, Ninh Bình, Việt Nam.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu là công đoạn dệt chiếu. Công cụ thủ công để dệt chiếu chính là khung dệt bao gồm sáu phần liên kết với nhau thông qua những đường trân. Cọc nêm (hay còn gọi trụ đứng hoặc nọc) nối với đòn ngang để treo sợi dọc; đòn ém (hay đòn giàn, đòn ngang, suốt ngang) để kéo căng sợi dọc từ đòn bên này qua khung sang đòn bên kia; đòn kê (hay ngựa gỗ nằm đỡ sợi) có chiều dài bằng rộng chiếu, đặt cố định đỡ sợi dọc và khung dạo không chạm đất. Khung dạo là bộ phận quan trọng nhất, làm từ gỗ dày 5–6 cm, dài bằng chiều rộng chiếu.[16] Khung này tạo mặt sợi dọc và chia đôi sợi khi khung ở tư thế sấp, ngửa để đưa sợi ngang vào và siết chặt; cây văng que (cây chuồi sợi, que chao) là một thoi dài khoảng 2 mét, đầu nhọn để quấn sợi dùng để luồn sợi dệt. Ngoài ra còn có xơ dầu làm từ sợi đay, dùng để bôi dầu lên sợi cho trơn và không đứt khi dệt.[16]

Trước khi dệt, thợ dệt phải rũ cói, đảo cói và mắc sợi đay lên khung tạo thành mặt. Khi dệt cần hai người, một xếp cói và một dệt, có thể thay đổi vị trí.[16] Hai người phải phối hợp nhịp nhàng: khi người dệt điều chỉnh cây về ngửa thì người xếp xếp phần gốc cọng, và ngược lại khi cây ở tư thế sấp thì xếp phần ngọn cọng. Hai người làm như vậy cho đến hoàn thành chiếc chiếu. Đó là quy trình cơ bản cho chiếu trơn thông thường. Với mỗi loại chiếu khác nhau thì kỹ thuật dệt và chuẩn bị nguyên liệu khác nhau.[16] Với dệt máy công nghiệp, có thể chỉ cần một người đứng máy dệt duy nhất, nhưng vẫn đầy đủ các khâu và các công cụ như dệt tay vậy.

Chiếu cói sau khi đã được dệt xong theo đúng kích thước, sẽ được người thợ cẩn thận cắt bỏ những sợi cói dư thừa, phơi nắng sau đó buộc chặt (hoặc may viền) để đảm bảo độ bền. Tại thời điểm này, chiếu có thể được đưa ra thị trường hoặc được mang đi vẽ hoặc in màu để tăng thêm vẻ đẹp.[21]

Chiếu Hới có sự đa dạng về loại hình, bao gồm chiếu cài hoa, chiếu trơn, chiếu sợi xe, trong số đó một số trở thành loại hình chiếu riêng biệt có tên riêng như chiếu Gon, chiếu Nảy.[20][22] Ngoài ra, các nghệ nhân dệt chiếu nhiều kinh nghiệm nhất thường có thể dệt ra nhiều mẫu hoa văn khác nhau, từ hoa, chữ thọ, chữ lồng đến các họa tiết và hình thù phức tạp khác.[23][24]

Chiếu làng Hới nổi tiếng lúc mới mua sợi mịn trắng ngà, dễ nhìn, hương thơm từ cây cói cùng với kỹ thuật làm biên chiếu riêng biệt so với các làng khác và ngoài để nằm, ngồi còn có thể dùng đắp giữ ấm được.[25][26] Khi sử dụng trong thời gian dài, chiếu chuyển sang màu vàng, độ mềm mại tốt, dễ làm sạch, thoáng đãng, nước thoát nhanh, khô nhanh.[12] Nghề dệt chiếu ở làng Hới ban đầu là dệt thủ công với công suất khoảng 1 đến 2 chiếu với hai thợ trong vòng 1 ngày;[12] còn hiện nay có thể tăng lên tới 40 chiếu một ngày dưới sự hỗ trợ của các loại máy móc cơ khí dệt chiếu.[21]

Hoạt động giao thương chiếu và lễ hội

Cảnh lễ rước trong lễ hội ở làng Hới.

Từ xưa, việc giao thương chiếu của làng Hới chủ yếu qua các chợ ở gần làng. Tại đây, chiếu được thu gom và đi tiêu thụ khắp cả nước. Tương truyền chiếu làng Hới cũng từng là vật phẩm tiến vua khi xưa.[27]

Việc mua chiếu Hới ở chợ đã trở thành một nét văn hóa dân gian ở địa phương. Tiêu biểu là hội chiếu làng Hới diễn ra định lệ ngày mồng 6 (ngày này được cho là ngày mất của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ)[28] đến mùng 9 tháng giêng âm lịch. Dịp này, làng tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động, trong đó quan trọng có lễ tế Tổ nghề và có cuộc thi dệt chiếu giữa các giáp trong sân đình. Giải thưởng không chỉ là điềm may đầu năm mà còn là tiếng tăm về tài nghệ của từng phường, ảnh hưởng đến uy tín làm nghề.[9] Đầu mùa xuân, du khách thường mua chiếu như một phong tục cầu may, và làng tổ chức lễ hội với phiên chợ chiếu xuân sau Tết Nguyên Đán.[9]

Đến thời Pháp thuộc, việc giao thương được mở rộng hơn, chính quyền khi này cho mở những trung tâm dệt chiếu và thu gom chiếu thành phẩm ở những khu vực lân cận Luật Trung (Kiến Xương), Diêm Điền (Thái Thụy) để đưa đi Hồng Kông hoặc châu Âu. Hiện tại, việc trao đổi chiếu vẫn diễn ra ở các chợ hoặc thông qua các đại lý nguyên liệu kiêm tiêu thụ, như thống kê năm 2016, khu vực có 6 đại lý chính đảm nhiệm việc cung cấp nguyên liệu và mua lại sản phẩm. Hầu hết chiếu được các đại lý thu mua và phân phối đến nhiều vùng khác trên cả Việt Nam, hay xuất khẩu đi Lào, Campuchia, Thái Lan,... còn số lượng chiếu được tiêu thụ trực tiếp tại địa phương không nhiều.[12][13] Theo thống kê năm 2023, tổng thu nhập từ nghề chiếu ở khu vực xã Tân Lễ (gồm làng Hới) ước đạt 572 tỷ đồng/năm, thu nhập đầu người bình quân từ 72 đến 96 triệu đồng một năm.[13]

Nhân vật nổi tiếng

Di sản

Thống kê đầu thập niên 1930, làng có hai đình, một miếu và một chùa.[3]

Chú thích

  1. ^ a b Nhóm PV VOV (17 tháng 11 năm 2021). “Nét độc đáo riêng của chiếu cói làng Hới, Thái Bình”. Báo Điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ a b Quang Viện (30 tháng 5 năm 2022). “Cổ nhân cổ nghệ”. Báo Thái Bình điện tử. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b c Ngô Vi Liễn (1999). Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ: tuyển tập các công trình địa chí Việt Nam. Tuyển tập các công trình địa chí Việt Nam. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 932–933.
  4. ^ Hội đồng Nhân dân Tỉnh Thái Bình. “Nghị quyết 53/NQ-HĐND năm 2019 về sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố; giải thể thôn; đổi tên tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình” (PDF).
  5. ^ Ngô Vui (30 tháng 9 năm 2016). “Tản mạn chuyện chữ nghĩa”. Hội đồng Họ Ngô Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Nguyễn Thanh (2014). Nghề và làng nghề thủ công ở Thái Bình. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 207. ISBN 978-604-50-1517-9.
  7. ^ a b c d e f g h i j Nguyễn Thanh (9 tháng 11 năm 2023). “Hải Triều, chiếu Hới tiến vua”. Sở Văn hóa–Thông tin–Du lịch Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ a b c Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (ấn bản thứ 2020). Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 440–441.
  9. ^ a b c d Quang Viện (3 tháng 3 năm 2023). “Chiếu trải sân rồng”. Báo Thái Bình điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ Nguyễn Thanh (2014). Nghề và làng nghề thủ công ở Thái Bình. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 213. ISBN 978-604-50-1517-9.
  11. ^ Vương Tâm (29 tháng 12 năm 2020). “Chiếu Gon làng Hới”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  12. ^ a b c d e Tuệ Bình (29 tháng 11 năm 2016). “Nghề chiếu làng hới tháI bình”. Tạp chí Quê Hương. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  13. ^ a b c Thanh Thủy; Thanh Tùng; Phạm Thủy (11 tháng 4 năm 2023). “Chiếu làng Hới trong thời đại”. Báo Thái Bình điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  14. ^ Nguyễn Thanh (2014). Nghề và làng nghề thủ công ở Thái Bình. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 40. ISBN 978-604-50-1517-9.
  15. ^ Mai Thư (6 tháng 7 năm 2021). “Giữ nghề dệt chiếu cho làng”. Sở Văn hóa–Thông tin–Du lịch Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  16. ^ a b c d e f Nguyễn Thị Vân Huệ (9 tháng 6 năm 2021). “Nghề dệt chiếu thủ công truyền thống”. Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  17. ^ a b GS. Hoàng Văn Châu; ThS. Phạm Thị Hồng Yến; ThS. Lê Thị Thu Hà (2007). Làng nghề du lịch Việt Nam: sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Thống Kê. tr. 95–96.
  18. ^ Trần Mạnh Thường (2005). Nguyễn Minh Tiến (biên tập). Việt Nam văn hóa và du lịch. Nhà xuất bản Thông Tấn. Công ty Văn hóa Hương Trang. tr. 209.
  19. ^ a b Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2005). Làng nghề-phố nghề xưa và nay. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. tr. 75. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ a b Tất Đạt (27 tháng 5 năm 2013). “Chiếu Nẩy làng Hới một thời vang bóng”. Báo Thái Bình điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  21. ^ a b c Lương Hà (16 tháng 2 năm 2023). “Công phu quy trình dệt chiếu của làng nghề chiếu Hới Thái Bình”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  22. ^ Phạm Minh Đức (2006). Những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc ở Thái Bình. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 38.
  23. ^ Nhóm Phóng viên Báo điện tử Công lý (6 tháng 10 năm 2021). “Nghề dệt chiếu làng Hới”. Báo điện tử Công lý. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  24. ^ Huyền Chi (15 tháng 3 năm 2022). “Làng nghề dệt chiếu Hới: Nơi dệt nên những chiếc chiếu lâu đời nhất Việt Nam”. Tạp chí Làng nghề Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  25. ^ Nhóm PV VOV2 (13 tháng 4 năm 2018). "Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới". Báo Điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  26. ^ Vương Tâm (7 tháng 8 năm 2021). “Về làng Hới”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  27. ^ Nguyễn Thanh (2014). Nghề và làng nghề thủ công ở Thái Bình. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 208. ISBN 978-604-50-1517-9.
  28. ^ Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006). Trí thức Việt Nam: xưa và nay. Nhà xuất bản Văn Hóa–Thông Tin. tr. 246.
  29. ^ a b Khúc Hà Linh (16 tháng 3 năm 2016). “Đền thờ bà Nguyễn Thị Lộ ở đâu?”. Báo Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  30. ^ Phan Huy Chú (1992). Lịch triều hiến chương loại chí. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội. tr. 415.
  31. ^ Phạm Minh Đức; Bùi Duy Lan (2003). Đất Và Người Thái Bình. Sở Văn hóa–Thông tin Thái Bình. Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử–văn hóa Việt Nam. tr. 465.
  32. ^ Tiến Mạnh (31 tháng 1 năm 2021). “Viếng lăng mộ ông tổ nghề dệt chiếu Việt Nam”. Báo Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  33. ^ Minh An (16 tháng 12 năm 2019). “Thái Bình: Tưởng niệm, cầu siêu HT.Thích Thanh Quảng”. Báo Giác Ngộ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.

Read other articles:

Gabriel Heinze Informasi pribadiNama lengkap Gabriel Iván Heinze[1][2]Tanggal lahir 19 April 1978 (umur 45)Tempat lahir Crespo, ArgentinaTinggi 1,78 m (5 ft 10 in)Posisi bermain BekInformasi klubKlub saat ini pensiunKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)1996–1997 Newell's Old Boys 8 (0)1997–2001 Valladolid 54 (1)1998–1999 → Sporting CP (pinjaman) 5 (1)2001–2004 Paris Saint-Germain 99 (4)2004–2007 Manchester United 52 (1)2007–2009 Real Madrid 4...

 

Cet article est une ébauche concernant une localité roumaine. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. ReșițaNoms officiels (hu) Resica (jusqu'aux années 1900)(hu) Resicabánya (depuis les années 1900)Noms locaux (ro) Reșița, (hu) Resicabánya, (de) ReschitzGéographiePays  RoumanieJudeț Caraș-Severin (chef-lieu)Localisation géographique Banat historiqueChef-lieu R...

 

Sceaux 行政国 フランス地域圏 (Région) イル=ド=フランス地域圏県 (département) オー=ド=セーヌ県郡 (arrondissement) アントニー郡小郡 (canton) 小郡庁所在地INSEEコード 92071郵便番号 92330市長(任期) フィリップ・ローラン(2008年-2014年)自治体間連合 (fr) メトロポール・デュ・グラン・パリ人口動態人口 19,679人(2007年)人口密度 5466人/km2住民の呼称 Scéens地理座標 北緯48度4...

Численность населения республики по данным Росстата составляет 4 003 016[1] чел. (2024). Татарстан занимает 8-е место по численности населения среди субъектов Российской Федерации[2]. Плотность населения — 59,00 чел./км² (2024). Городское население — 76,72[3] % (20...

 

Medical conditionHypohidrotic ectodermal dysplasiaOther namesAnhidrotic ectodermal dysplasia, Christ-Siemens-Touraine syndrome[1]: 570 This condition is inherited in an X-linked recessive manner.SpecialtyMedical genetics  Hypohidrotic ectodermal dysplasia is one of about 150 types of ectodermal dysplasia in humans. Before birth, these disorders result in the abnormal development of structures including the skin, hair, nails, teeth, and sweat glands.[2] Pre...

 

此條目可参照英語維基百科相應條目来扩充。 (2021年5月6日)若您熟悉来源语言和主题,请协助参考外语维基百科扩充条目。请勿直接提交机械翻译,也不要翻译不可靠、低品质内容。依版权协议,译文需在编辑摘要注明来源,或于讨论页顶部标记{{Translated page}}标签。 约翰斯顿环礁Kalama Atoll 美國本土外小島嶼 Johnston Atoll 旗幟颂歌:《星條旗》The Star-Spangled Banner約翰斯頓環礁�...

2016年美國總統選舉 ← 2012 2016年11月8日 2020 → 538個選舉人團席位獲勝需270票民意調查投票率55.7%[1][2] ▲ 0.8 %   获提名人 唐納·川普 希拉莉·克林頓 政党 共和黨 民主党 家鄉州 紐約州 紐約州 竞选搭档 迈克·彭斯 蒂姆·凱恩 选举人票 304[3][4][註 1] 227[5] 胜出州/省 30 + 緬-2 20 + DC 民選得票 62,984,828[6] 65,853,514[6]...

 

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府...

 

This is a list of postal codes in Canada where the first letter is P. Postal codes beginning with P are located within the Canadian province of Ontario. Only the first three characters are listed, corresponding to the Forward Sortation Area (FSA). Canada Post provides a free postal code look-up tool on its website,[1] via its applications for such smartphones as the iPhone and BlackBerry,[2] and sells hard-copy directories and CD-ROMs. Many vendors also sell validation tools,...

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Grow Some Funk of Your Own – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2021) (Learn how and when to remove this message) 1976 single by Elton JohnGrow Some Funk of Your OwnSingle by Elton Johnfrom the album Rock of the Westies A-sideI Feel Like a B...

 

American actress (born 1977) Katherine MoennigMoennig at the White House in 2023BornKatherine Sian Moennig (1977-12-29) December 29, 1977 (age 46)Philadelphia, Pennsylvania, U.S.OccupationActressYears active2000–presentSpouse Ana Rezende ​(m. 2017)​[1]RelativesBlythe Danner (paternal aunt)Harry Danner (paternal uncle)Gwyneth Paltrow (paternal cousin)Jake Paltrow (paternal cousin) Katherine Sian Moennig (/ˈmɛnɪɡ/;[2] born December 29...

 

Attorney general for the U.S. state of Washington Attorney General of WashingtonIncumbentBob Fergusonsince January 16, 2013Office of the Attorney GeneralStyleThe HonorableTerm lengthFour yearsNo limitConstituting instrumentWashington State ConstitutionFormation1887 The attorney general of Washington is the chief legal officer of the U.S. state of Washington and head of the Washington State Office of the Attorney General. The attorney general represents clients of the state and defends t...

Tony Arzenta - Big GunsTitoli di testa del filmPaese di produzioneItalia, Francia Anno1973 Durata108 min Genereazione, gangster, drammatico RegiaDuccio Tessari SoggettoFranco Verucci SceneggiaturaFranco Verucci, Ugo Liberatore e Roberto Gandus ProduttoreLuciano Martino Casa di produzioneDevon Film Distribuzione in italianoTitanus FotografiaSilvano Ippoliti MontaggioMario Morra MusicheGianni Ferrio ScenografiaLorenzo Baraldi CostumiDanda Ortona TruccoMario Van Riel Interpreti e per...

 

ピタゴラスの定理 種類 定理分野 ユークリッド幾何学命題 2辺 (a, b) 上の2つの正方形の面積の和は、斜辺 (c) 上の正方形の面積に等しくなる。数式 a 2 + b 2 = c 2 {\displaystyle a^{2}+b^{2}=c^{2}} 一般化 余弦定理 空間幾何学 非ユークリッド幾何学 微分幾何学 結果 ピタゴラス数 逆ピタゴラスの定理 複素数 ユークリッド距離 ピタゴラスの三角恒等式 初等幾何学におけるピタゴラ�...

 

Одеський регіональний інститут державного управління НАДУ при Президентові УкраїниОРИГУ НАГУ і ОРИГУ НАГУ|акредитація 46°26′17″ пн. ш. 30°45′21″ сх. д. / 46.43830000002777325° пн. ш. 30.75600000002777890° сх. д. / 46.43830000002777325; 30.75600000002777890Координати: 46°26′17″ ...

Greeting ceremony in European and Middle-Eastern cultures For other uses, see Bread and salt (disambiguation). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Bread and salt – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2008) (Learn how and when to remove this message) Bread and salt, a traditional gr...

 

Motorway from Atalaya del Cañavate to Alicante (Spain) You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Spanish. Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. Do not translat...

 

Achmad Jaka Santos Adiwijaya Sekretaris Otorita Ibu Kota NusantaraPetahanaMulai menjabat 13 Oktober 2022PendahuluJabatan baruPenggantiPetahana Informasi pribadiLahir IndonesiaKebangsaanIndonesiaAlma materUniversitas PadjajaranProfesiBirokratDosenSunting kotak info • L • B Dr. Achmad Jaka Santos Adiwijaya S.H., LLM aka Jhoni Gudhel adalah seorang doktor ilmu hukum yang menjabat Sekretaris Otorita Ibu Kota Nusantara (IKN) sejak 13 Oktober 2022. Sebelumnya Jaka adalah seorang a...

Cultural region in the west of Ireland This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Joyce Country – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2017) (Learn how and when to remove this message) Joyce Country highlighted in green, and Connemara highlighted in red Joyce Country (Irish: Dúiche Sheoig...

 

Este nombre sigue la onomástica japonesa; el apellido es Kuroda. Kuroda Kiyotaka Primer ministro de Japón 30 de abril de 1888-25 de octubre de 1889Monarca Meiji TennōPredecesor Itō HirobumiSucesor Sanjō Sanetomi Información personalNombre en japonés 黒田清隆 Nombre en japonés 黑田 淸隆 Nombre en japonés 仲太郎 Nacimiento 16 de octubre de 1840 Kagoshima, Satsuma, JapónFallecimiento 23 de agosto de 1900 (59 años) Tokio, JapónCausa de muerte Hemorragia cerebral Nacion...