Louisa (rạn san hô)

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Louisa
Ảnh vệ tinh chụp đá Louisa (tháng 8, 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Louisa
Vị trí của đá Louisa
đá Louisa
Vị tríBiển Đông
Tọa độ6°20′0″B 113°14′0″Đ / 6,33333°B 113,23333°Đ / 6.33333; 113.23333 (rạn san hô Louisa)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Brunei

Quốc gia

 Đài Loan

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam
Quốc gia
 Malaysia
Hải đăng Rạn san hô Louisa
Tọa độ 6°20′0″B 113°14′0″Đ / 6,33333°B 113,23333°Đ / 6.33333; 113.23333 (Hải đăng rạn san hô Louisa)
Vật liệu xây thân bê tông
Màu / dấu hiệu màu xám
Chiều cao công trình (tính đến đế) 8 m
Tầm chiếu sáng 10 hải lý
Đặc tính ánh sáng Fl W 10s
Số Admiralty F2825.4[1]
Số NGA 24384[1]
Số ARLHS SPR-012

Đá Louisa (tiếng Anh: Louisa Reef; tiếng Mã Lai: Terumbu Semarang Barat Kecil; tiếng Trung: 南通礁; bính âm: Nántōng jiāo, Hán-Việt: Nam Thông tiêu) là một rạn san hô ở rìa phía nam của quần đảo Trường Sa, được Đài LoanTrung Quốc xem là một phần của quần đảo Nam Sa mà họ tuyên bố chủ quyền.

Địa lý

Đá Louisa nằm ở phía nam Biển Đông, cách rạn Friendship (Friendship Shoal) của cụm bãi cạn Luconia 50 hải lý về phía đông bắc,[2] cách bờ biển Brunei 125 hải lý[3] về phía tây bắc. Rạn này dài khoảng 1,2 hải lý.[4] Có nhiều hòn đá vẫn nổi trên mặt biển khi thủy triều lên.[5]

Malaysia cho dựng trên nền đá Louisa một tháp bê tông màu xám cao 8 m, trên đó có đèn hiệu. Đèn có tầm hiệu lực 10 hải lý, ánh sáng trắng, chớp chu kỳ 10 giây.[1]

Các yêu sách và quan điểm

Bản đồ do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản, trong đó có vẽ rạn san hô Louisa
Đài Loan và Trung Quốc

Năm 1935, Trung Hoa Dân quốc xuất bản "Biểu đối chiếu tên gọi Hoa-Anh các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc", trong đó phiên âm tên tiếng Anh Louisa Reef sang tiếng Trung là 路易萨礁 (bính âm: Lùyìsà jiāo). Năm 1947, Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân quốc đổi tên tiếng Trung của thực thể địa lý này thành 南通礁 (rạn Nam Thông). Tên gọi Nam Thông được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tiếp tục công nhận và sử dụng từ năm 1983. Trung Quốc xem rạn Louisa là một phần của quần đảo Nam Sa, đồng thời xem quần đảo Nam Sa là phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc.[6][7] Năm 1987, Trung Quốc cho dựng bia đá tại đây, đến năm 1988 thì bia bị Malaysia phá bỏ.[3]

Malaysia và Brunei

MalaysiaBrunei đòi hỏi chủ quyền đối với rạn san hô Louisa với lý lẽ rằng thực thể này nằm trên thềm lục địa ngoài khơi của họ.[3] Vào các năm 1983 và 1988, nhà cầm quyền Malaysia tuyên bố rằng một số đảo và rạn san hô ở phần phía nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Malaysia bởi chúng nằm trong khu vực thềm lục địa nước này. Tuy nhiên, Haller-Trost (1994) cho rằng, nếu Malaysia giữ quan điểm trên thì nước này phải thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Brunei, bởi lẽ tác giả cho rằng rạn Louisa nằm trên thềm lục địa kế cận bờ biển Brunei chứ không nằm trên thềm lục địa kế cận bờ biển Malaysia. Roach (2014) từ tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Hải quân (Center for Naval Analyses) cho rằng Malaysia đã âm thầm từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với rạn Louisa vì sự trùng lặp trên.[8]

Năm 1979, chính quyền Anh Quốc khi này đang cai trị Brunei đã đại diện phản đối đòi hỏi chủ quyền của Malaysia đối với rạn Louisa. Sau khi Brunei độc lập, nước này được thừa hưởng thành quả phân định thềm lục địa của Anh. Yêu sách của Brunei đối với rạn Louisa được Valencia & ctg (1999) nhận xét là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (1982), bởi vì thềm lục địa mở rộng của nước này bị máng Biển Đông Palawan (East Palawan Trough) phá vỡ sự kéo dài tự nhiên ở vị trí cách bờ 60-100 hải lý.[9] Có tác giả như Dzurek (1996) lại dẫn chứng rằng, Brunei thực ra đòi hỏi vùng biển xung quanh rạn Louisa chứ không xem rạn san hô này là đối tượng tuyên bố chủ quyền.[10]

Việt Nam

Việt Nam tuyên bố chủ quyền với tất cả các thực thể điạ lý thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo Tác giả Dzurek (1996) dẫn ra một định nghĩa không chính thức của Việt Nam đối với khái niệm "quần đảo Trường Sa", nguồn từ nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi vào tháng 10 năm 1992, cụ thể như sau: "quần đảo Trường Sa nằm từ vĩ độ 6°50' đến 12° Bắc, kinh độ từ 111°30' đến 117°20' Đông".[11]

Bản đồ hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000, kích thước 82 x 112 cm) do Nhà xuất bản Bản đồ ấn hành năm 2016 và Bản đồ hành chính Việt Nam đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ[12][13] không vẽ rạn san hô Louisa. Các xuất bản phẩm này thể hiện đá Sác Lốt (hiện do Malaysia kiểm soát) nằm xa nhất về phía nam của quần đảo Trường Sa. Rạn Louisa cách đá Sác Lốt 41 hải lý về hướng tây nam.[4]

Trong một bài viết đăng trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam vào ngày 24 tháng 5 năm 2017, Ban Dân nguyện đăng tải trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV như sau: "Bru-nây yêu sách đối với đá Lu-xi-a, một rạn san hô phía Nam quần đảo Trường Sa".[14]

Tham khảo

  1. ^ a b c List of Lights Pub. 112, Western Pacific and Indian Oceans, Including the Persian Gulf and Red Sea (bằng tiếng Anh). Springfield, Virginia: National Geospatial-Intelligence Agency. 2018. tr. 422.
  2. ^ United States Hydrographic Office (1950). Pub. 126 - Sailing Directions for Soenda Strait and the Western Coast of Borneo and Off-lying Islands: Including Cocos Islands Christmas Island. Java Coast from Soenda Strait to Tandjoengpriok, Sumatra Coast from Soenda Strait to Palemban, Straat Bancka, Gaspar Straten and Straat Karimata (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 4). U.S. Government Printing Office. tr. 344.
  3. ^ a b c Haller-Trost, R (1994). Clive H. Schofield, Martin Pratt (biên tập). The Brunei-Malaysia Dispute Over Territorial and Maritime Claims in International Law. Maritime Briefings (bằng tiếng Anh). 1. International Boundaries Research Unit, Department of Geography, University of Durham. tr. 48.
  4. ^ a b Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings (bằng tiếng Anh). 1. International Boundaries Research Unit, University of Durham. tr. 21. ISBN 9781897643181.
  5. ^ Dzurek, Daniel J. (1996). The Spratly Islands Dispute: Who's on First?. Maritime Briefings. 2. International Boundaries Research Unit, University of Durham. tr. 45. ISBN 978-1897643235.
  6. ^ “南海诸岛中外地名对照表” (bằng tiếng Trung). 海南史志网. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.[liên kết hỏng]
  7. ^ “第二节西、南、中沙群岛岛礁” (bằng tiếng Trung). 海南史志网. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ Roach, J. Ashley (tháng 8 năm 2014). “South China Sea: Facts and Legal Aspects: Malaysia and Brunei: An Analysis of their Claims in the South China Sea” (PDF). A CNA Occasional Paper. CNA Corporation.
  9. ^ Valencia, Mark J.; Van Dyke, Jon M.; Ludwig, Noel A. (1999). Sharing the Resources of the South China Sea (bằng tiếng Anh). University of Hawaii Press. tr. 38. ISBN 978-0824818814.
  10. ^ Dzurek, Daniel J. (1996). The Spratly Islands Dispute: Who's on First?. Maritime Briefings. 2. International Boundaries Research Unit, University of Durham. tr. 21. ISBN 978-1897643235.
  11. ^ Dzurek, Daniel J. (1996). The Spratly Islands Dispute: Who's on First?. Maritime Briefings. 2. International Boundaries Research Unit, University of Durham. tr. 4. ISBN 978-1897643235.
  12. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2200000). Nhà xuất bản Bản đồ (2008)
  13. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.
  14. ^ “Tập hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ hai - Quốc hội khóa XIV. 11 - Ủy ban Đối ngoại”. ngày 24 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.