Liên minh Trà Sữa

Liên minh Trà Sữa
Lá cờ "Liên Minh Trà Sữa" do cư dân mạng tạo ra (Màu lá cờ từ trái trà sữa Thái, Hồng Kông và Đài Loan)[1]
Bản đồ các quốc gia thành viên của Liên minh Trà Sữa
Thành lập2020
LoạiLiên minh giả lập
Mục đíchChống lại chế độ độc tài và chủ nghĩa toàn trị
Nguồn gốcMạng xã hội
Thành viên

Liên Minh Trà Sữa là một phong trào đoàn kết dân chủ trực tuyến được đặt tên theo loại đồ uống ưa thích của cư dân mạng từ Hồng Kông, Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), Thái LanMyanmar (Miến Điện) cùng các nước châu Á khác.[2][3][4] Ban đầu nó bắt đầu như một meme trên internet, được tạo ra để đáp lại sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà bình luận theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trên phương tiện truyền thông xã hội [5][6] và đã phát triển thành một phong trào phản đối đa quốc gia năng động ủng hộ dân chủ.

Diễn biến

Vào tháng 4 năm 2020, nam diễn viên người Thái Vachirawit Chivaaree, một minh tinh của 2gether , một bộ phim truyền hình Thái Lan cũng nổi tiếng ở Trung Quốc, đã đăng lại một hình ảnh trên Twitter trong đó liệt kê Hồng Kông là một "quốc gia". Bài đăng của anh đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ các cư dân mạng Trung Quốc, những người đã tấn công nam diễn viên và kêu gọi tẩy chay chương trình của anh. Vachirawit liền xin lỗi và gỡ tấm hình này xuống, nhưng cư dân mạng Trung Quốc nhanh chóng phát hiện ra một bài đăng của bạn gái anh, người mẫu Weeraya "Nnevvy" Sukaram, từ năm 2017, bóng gió nói rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập và các cuộc tấn công vào anh do đó vẫn tiếp diễn, với những lời lăng mạ nhắm vào nhiều khía cạnh khác nhau của Thái Lan, nói động đến cả Quốc vươngThủ tướng của nước này.[7][8] Cư dân mạng Thái Lan lên tiếng trên mạng xã hội và bảo vệ Vachirawit với những lời phê phán của họ là những lời chỉ trích tổng quát hơn về nước Trung Hoa, phát động một cuộc chiến trên Twitter với hashtag #nnevvy. Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Bangkok đã đăng một bài tuyên bố dài trên Facebook lên án những chỉ trích trực tuyến này và một cuộc chiến kỹ thuật số khốc liệt xảy ra sau đó giữa cư dân mạng Thái Lan và đại sứ quán Trung Quốc. Trong nội bộ Thái Lan, sự ủng hộ đối với Hồng Kông và Đài Loan trong cuộc đấu tranh chống lại sự lấn áp của Trung Quốc đã thống nhất các nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ riêng lẻ với khuynh hướng chống Bắc Kinh trở thành một phần trong nền tảng chống độc tài của họ, yêu cầu cải cách chính phủ và chế độ quân chủ.[9][10]

Những người sử dụng Twitter ở Đài Loan và Hồng Kông sau đó tham gia cùng người dùng Thái Lan trong cái mà The Telegraph gọi là "khoảnh khắc hiếm hoi của sự đoàn kết trong khu vực".[11] Pallabi Munsi, viết trên tờ OZY, mô tả Liên minh Trà sữa đáp trả Đảng 5 hào và Little Pink (một nhóm trẻ nữ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc) là "đội quân tình nguyện của châu Á nổi lên chống lại những kẻ lừa đảo (troll) trên internet của Trung Quốc."[12]

Vào tháng 4 năm 2021, Twitter đã tạo một biểu tượng cảm xúc (emoji) để ủng hộ Liên Minh Trà Sữa, phong trào dân chủ ở châu Á, theo sau các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh trên khắp Hồng Kông và cuộc đảo chính năm 2021 ở Myanmar.[13] Nó đánh dấu kỷ niệm một năm hashtag #MilkTeaAlliance ra đời.[14]

Tên gọi

Trà sữa là thức uống phổ biến giữa ba thành viên sáng lập đầu tiên: Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan. Cư dân mạng Myanmar và Ấn Độ, những người tham gia sau đó, cũng chia sẻ cách biến chế trà sữa của riêng họ.[15][16] Trà trân châu Đài Loan, trà sữa kiểu Hồng Kông, trà Thái và lahpet Miến Điện đều là các biến thể địa phương của trà sữa với những điểm tương đồng rõ rệt.[2][10]

Mốc thời gian

Bản đồ " Liên minh Trà sữa". Ấn Độ được đưa thêm vào trong một số trường hợp.

Trong những tháng tiếp theo, Liên minh Trà sữa đã phát triển từ một meme chống Bắc Kinh thành một "phong trào phản đối không có người lãnh đạo thúc đẩy sự thay đổi trên khắp Đông Nam Á." [17]

  • Sau các cuộc giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 2020, Ấn Độ cũng đã được đưa vào một số phát biểu của Liên minh với masala chai là loại trà sữa đại diện của họ.[16] Các chính trị gia ở cả Đài Loan và Ấn Độ đã nhấn mạnh sự tồn tại của Liên minh trà sữa bao gồm đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ Hsiao Bi-khim, người đã sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trong một tweet cảm ơn sự ủng hộ của người Ấn Độ.[18]
  • Sau khi Úc kêu gọi điều tra việc Tổ chức Y tế Thế giới đối phó với đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã đe dọa một cuộc tẩy chay của người tiêu dùng nếu Úc không rút lại yêu cầu điều tra. Sau đó, cư dân mạng đã đưa Úc vào danh sách thành viên của Liên minh trà sữa, tuy nhiên, mối liên quan đến trà sữa chỉ đơn giản là sản phẩm sữa Aptamil hình dung cho một loại trà sữa thực tế.[19]
  • Vào tháng 8 năm 2020, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã tái diễn ở Thái Lan, những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, đã thu hút sự ủng hộ và đoàn kết từ người Đài Loan và Hồng Kông, bao gồm cả nhà hoạt động Joshua Wong.[9] Hashtag #MilkTeaAlliance đã được sử dụng rất nhiều bởi những người biểu tình.[20][21]
  • Các cuộc biểu tình ở Belarus năm 2020 đã bùng phát vào tháng 8 sau khi phe đối lập bác bỏ kết quả bầu cử tổng thống. Các nhà hoạt động từ nước này, được truyền cảm hứng từ Liên minh Trà sữa, bắt đầu sử dụng Ryazhenka, một thức uống sản phẩm sữa lên men truyền thống của Belarus, Nga và Ukraine như một biểu tượng phản đối chính phủ của Alexander Lukashenko.[22]
  • Vào tháng 2 năm 2021, sau cuộc đảo chính Myanmar năm 2021, các nhà hoạt động ở Myanmar và nước láng giềng Thái Lan đã bắt đầu thông qua Liên minh Trà sữa để thể hiện tình đoàn kết, với hình ảnh những túi trà Royal Myanmar được chia sẻ hàng nghìn lần.[23] Một bức tranh minh họa của nghệ sĩ Thái Lan Sina Wittayawiroj mô tả trà sữa Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ và Miến Điện dưới tiêu đề "Liên minh Trà sữa" đã lan truyền mạnh mẽ.[4] Những người biểu tình chống đảo chính đã được tích hợp vững chắc vào phong trào biểu tình trực tuyến.[24]
  • Vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, Twitter đã tung ra một biểu tượng cảm xúc mới để vinh danh Liên minh Trà sữa, biểu tượng này sẽ xuất hiện trên tất cả các tweet với các thẻ bắt đầu bằng #MilkTeaAlliance, tương tự như thẻ bắt đầu bằng # cho phong trào Me TooBlack Lives Matter.[25][26]

Tham khảo

  1. ^ “【我們信靠奶茶】「泰幽默」擊退「小粉紅」 泰港台三地網民籲組「奶茶聯盟」齊抗中國網軍”. 立場新聞. ngày 16 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ a b Tanakasempipat, Patpicha. “Young Thais join 'Milk Tea Alliance' in online backlash that angers Beijing”. mobile.reuters.com. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ Bunyavejchewin, Poowin. “Will the 'Milk Tea War' Have a Lasting Impact on China-Thailand Relations?”. thediplomat.com. The Diplomat. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ a b “#MilkTeaAlliance has a new target brewing: Myanmar's military”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ McDevitt, Dan. 'In Milk Tea We Trust': How a Thai-Chinese Meme War Led to a New (Online) Pan-Asia Alliance”. thediplomat.com. The Diplomat. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ Lau, Jessie. “Why the Taiwanese are thinking more about their identity”. www.newstatesman.com. New Statesman. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Chan, Christina. “Milk is thicker than blood: An unlikely digital alliance between Thailand, Hong Kong & Taiwan”. hongkongfp.com. Hong Kong Free Press. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Teixeira, Lauren. “Thais Show How to Beat China's Online Army”. Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ a b Chen, Heather. “Milk Tea Alliance: How A Meme Brought Activists From Taiwan, Hong Kong, and Thailand Together”. www.vice.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ a b Barron, Laignee (ngày 28 tháng 10 năm 2020). 'We Share the Ideals of Democracy.' How the Milk Tea Alliance Is Brewing Solidarity Among Activists in Asia and Beyond”. time.com. Time. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ Smith, Nicola (ngày 3 tháng 5 năm 2020). “#MilkTeaAlliance: New Asian youth movement battles Chinese trolls”. The Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ Munsi, Pallabi (15 tháng 7 năm 2020). “The Asian Volunteer Army Rising Against China's Internet Trolls”. OZY. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ “Milk Tea Alliance: Twitter creates emoji for pro-democracy activists”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 8 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ “Twitter launches emoji to support Milk Tea Alliance, one year after hashtag first appeared”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 8 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ “What is the Milk Tea Alliance?”. The Economist. ngày 24 tháng 3 năm 2021. ISSN 0013-0613. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ a b Deol, Taran. 'We conquer, we kill': Taiwan cartoon showing Lord Rama slay Chinese dragon goes viral”. theprint.in. The Print. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ Chen, Heather. “Milk Tea Alliance: How A Meme Brought Activists From Taiwan, Hong Kong, and Thailand Together”. www.vice.com. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ Cheng, Jassie Hsi. “The Taiwan–India 'Milk Tea Alliance'. thediplomat.com. The Diplomat. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ Everington, Keoni. “Photo of the Day: Australia joins Milk Tea Alliance with Taiwan”. www.taiwannews.com.tw. Taiwan News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ Patpicha, Tanakasempipat; Chow, Yanni. “Pro-Democracy Milk Tea Alliance Brews in Asia”. www.usnews.com. US News and World Report. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ Fenn, Kirsten (ngày 6 tháng 11 năm 2020). 'We Share the Ideals of Democracy.' How the Milk Tea Alliance Is Brewing Solidarity Among Activists in Asia and Beyond”. www.cbc.ca. CBC Radio. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ Chachavalpongpun, Pavin (2020). “CONSTITUTIONALIZING THE MONARCHY: UNCOMPROMISING DEMANDS OF THAI PROTESTERS”. Journal of International Affairs. 73 (2): 169. doi:10.2307/26939972. ISSN 0022-197X.
  23. ^ “#MilkTeaAlliance has a new target brewing: Myanmar's military”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2021.
  24. ^ Lau, Jessie. “Myanmar's Protest Movement Finds Friends in the Milk Tea Alliance”. thediplomat.com. The Diplomat. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2021.
  25. ^ Castronuovo, Celine (ngày 8 tháng 4 năm 2021). “Twitter unveils emoji for pro-democracy Milk Tea Alliance”. TheHill (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  26. ^ Tanakasempipat, Patpicha (ngày 8 tháng 4 năm 2021). “Twitter launches 'Milk Tea Alliance' emoji as movement grows”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.