Lan Ngọc

Lan Ngọc
Ca sĩ Lan Ngọc năm 2014
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1948 (76–77 tuổi)
Nơi sinh
Sài Gòn, Quốc gia Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạc
Ca khúc

Lan Ngọc (sinh năm 1948) là một nữ ca sĩ dòng nhạc nhẹ Việt Nam.[1]

Lịch sử

Ca sĩ Lan Ngọc sinh năm 1948 tại Sài Gòn, vốn là người gốc Bắc di cư cho nên bà có giọng nhựa rất đặc trưng.

Thuở nhỏ, do gia cảnh quá túng bấn nên bà bỏ học sớm để đi hát ở các phòng trà khắp đô thành. Lan Ngọc được giới thiệu đến nhạc sĩ Mạnh Phát để học nhạc lý. Ban đầu, bà được thầy Mạnh Phát cho tham gia ban Tiếng Thời Gian chuyên biểu diễn trên Đài phát thanh Pháp Á, sau đó lại gia nhập Đoàn Văn Tác Vụ do ông tổng trưởng Hoàng Đức Nhã quản lí, đi biểu diễn ở thôn trang và các tiền đồn để úy lạo binh sĩ cũng như dân vận.

Bà là một người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn[2][3] và cũng là một trong những ca sĩ thường thể hiện các ca khúc của cố nhạc sĩ này.[4][5] Với sự nghiệp của mình, bà được xem là biểu tượng của "hương sắc vẹn toàn" đất Sài Gòn.[6] Cùng với Trịnh Công Sơn và các nhạc sĩ khác như Tôn Thất Lập, Thanh Tùng, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Ngọc Thiện, Lan Ngọc là thành viên trong nhóm "Những người bạn" đã khởi xướng chương trình "Nhạc Việt cho người". Bà thường được giới mộ điệu đô thành thừa nhận là một trong những danh ca của dòng nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh và đặc biệt Hoàng Thi Thơ.[7]

Kể từ đó, Lan Ngọc là ca sĩ “nhí” nhất so với lứa đàn chị Mai Hương, Mai Hân, Quỳnh Giao, Hà Thanh, Kim Tước, Châu Hà... Bà luôn có mặt trong các chương trình ca nhạc Tiếng Thời Gian (của Mạnh Phát), Tiếng Tơ Đồng (của Văn Phụng - Hoàng Trọng), Tiếng Thùy Dương (của Châu Kỳ)... Lan Ngọc còn được nhạc sĩ Huỳnh Anh (tác giả Mưa rừng, Lạnh trọn đêm mưa, Kiếp cầm ca, Thuở đó có em... - NV) hướng dẫn nên ngày càng thăng tiến trong lĩnh vực ca nhạc. Trong rất nhiều dòng nhạc ở miền Nam dạo đó, Lan Ngọc chọn thể hiện những ca khúc tiền chiến của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Văn Cao, Hoàng Giác, Phạm Duy..., đôi khi bà cũng hát những ca khúc điệu Boston của Y Vân. Dạo ấy, Lan Ngọc thường hát ở các phòng trà Vân Cảnh, Queen Bee, Maxim's, Đêm Màu Hồng... Nổi tiếng rồi nhưng mỗi đêm không bố thì mẹ vẫn thay nhau đưa đón, cho đến một ngày họ “nhượng quyền” đưa đón con gái mình cho một thanh niên có được sự tín nhiệm, đó là chàng bác sĩ - bạn của anh Lan Ngọc.

Năm 1972, Lan Ngọc thành hôn với một bác sĩ[8] và hai người có một con gái sau đó 10 năm.

Sau 1975, bà vẫn tiếp tục hoạt động văn nghệ nhưng bắt đầu ít hơn trước,[9] bà dành thời gian nhiều cho cuộc sống gia đình. Sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, bà thường xuyên biểu diễn tại một quán cà phê nhạc sống chuyên hát nhạc Trịnh,[10] cũng như nhiều chương trình âm nhạc khác tưởng nhớ vị cố nhạc sĩ này.[11][12][13][14] Ở giai đoạn cuối thập niên 1980 sang đầu thập niên 1990, Lan Ngọc là một trong những gương mặt quen thuộc của sân khấu ca nhạc trẻ Sài Gòn, thường xuyên lên sóng truyền hình. Bà được coi là một trong những giọng ca rất đặc biệt của Phong trào Ca khúc Chính trị (gồm Lan Ngọc, Hồng Vân và Trang Kim Yến) bên cạnh những giọng ca ăn khách nhất đương thời như Bảo Yến, Nhã Phương, Thế Hiển, Nguyễn Hưng, Lê Tuấn.

Năm 2010, bà là một trong những giám khảo cho cuộc thi hát nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh.[15][16] Khoảng năm 2013, bà thường biểu diễn tại các phòng trà Ân Nam, Tiếng Xưa cùng với nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân.[17] Sau 2014, bà sang Mỹ định cư cùng con gái và các cháu, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Sự nghiệp

Lan Ngọc từng để lại ấn tượng cho khán giả với bài "Cánh hoa bay" của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch.[18][19] Mặc dù từng trình bày các ca khúc khác như "Tình" của Y Vũ, "Trở về bến mơ" của Ngọc Bích, "Vần thơ thương nhớ" của Hoàng Thi Thơ, "Cánh hoa dầu" của Giáp Văn Thạch, "Suối mơ", "Đêm thu", Lan Ngọc đã cùng SaiGon Audio xuất bản một album chỉ gồm các bài hát của Trịnh Công Sơn, có tên là Phôi Pha.[20]

Băng dĩa

  • Cánh hoa duyên kiếp
  • Cô hàng cà phê — Màu thời gian 3
  • Lối nhỏ vào đời
  • Lời Bác dặn trước lúc đi xa
  • Mây trắng bay
  • Một cõi đi về — TK Trịnh Công Sơn
  • Mười tình khúc chọn lọc — Trịnh Công Sơn
  • Nguồn sống bao la : Y Vân, Y Vũhãng dĩa Continental
  • Nhớ về quê em
  • Những tình khúc một thời vang bóng — Giọt mưa thu : Trần Nhật Vy và Công ty văn hóa tổng hợp Quận 11
  • Phôi pha : Vafaco
  • Quê hương chiến tranh : Hoàng Thi Thơ, THVN9 và hãng dĩa Nghệ Thuật
  • Suối mơ
  • Tạ từ
  • Tiếng hát Lan Ngọc — Mười tình khúc tiền chiến : Saigon Audio (1997)
  • Tình ca mùa xuân
  • Tú Quỳnh đặc biệt Noel
  • Tuyển tập PNF
  • Yêu em đã muộn rồi
  • Yếu trong cuộc đời : Băng nhạc Sống 1 (1970)
  • [...]

Ca khúc

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Phượng Hoàng (27 tháng 8 năm 2013). “Lan Ngọc: Ngày xưa như Đàm Vĩnh Hưng chỉ hát đám cưới”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ NSƯT Hồng Vân. “NSƯT Hồng Vân: 'Khánh Ly mở ví Trịnh Công Sơn thấy rỗng là bỏ tiền'. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Nguyễn Trọng Tạo (2002). Một cõi Trịnh Công Sơn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. tr. 110. OCLC 199630654.
  4. ^ Nguyễn Trọng Tạo; Nguyễn Thụy Kha; Đoàn Tử Huyến (2001). Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về. Nhà xuất bản Âm nhạc. tr. 414. OCLC 54643048. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Q.N (23 tháng 3 năm 2011). “Nghe nhạc Trịnh tại hội quán Hội Ngộ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Thoại Hà (24 tháng 10 năm 2013). “Lan Ngọc hát 'Nửa hồn thương đau' nhớ Phạm Đình Chương”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2021. Truy cập 26 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ Nữ hoàng nhạc tiền chiến
  8. ^ Vợ chồng ca sĩ Lan Ngọc - như thuở ban đầu
  9. ^ T.Trang (30 tháng 3 năm 2012). “Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Để gió cuốn đi”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Trần Nhật Vy (1 tháng 4 năm 2004). “Có một quán nhạc Trịnh...”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Linh Thoại (1 tháng 4 năm 2006). 'Hàng cây thắp nến': Những bất ngờ đọng lại”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Thy Nga (2 tháng 4 năm 2007). “Tưởng nhớ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ Kim Ưng (1 tháng 4 năm 2011). “Trịnh Công Sơn - Người ca thơ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ Băng Châu (2 tháng 4 năm 2017). “Sài Gòn mưa tầm tã, đêm nhạc "Nhớ Trịnh Công Sơn" vẫn ấm áp”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ Thành Sang (18 tháng 9 năm 2010). “Cuộc thi hát nhạc Trịnh Công Sơn 2010”. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ N.Hoa (8 tháng 10 năm 2011). “Thi hát nhạc Trịnh Công Sơn tại Hội quán Hội Ngộ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ Kim Khánh (18 tháng 8 năm 2013). “Sống chết với nghề ca hát”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ Đỗ Duy (18 tháng 5 năm 2005). “Lan Ngọc - giọt mưa thu còn đọng lại”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ Nguyễn Thiện (6 tháng 9 năm 2013). “Lan Ngọc: Tạo hạnh phúc là chồng, giữ hạnh phúc là vợ”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  20. ^ Hoàng Dung (23 tháng 9 năm 2012). “Lan Ngọc làm say lòng khán giả yêu nhạc xưa”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.

Đọc thêm

Tài liệu

Tư liệu