Kỹ thuật công nghiệp là một nghề kỹ thuật liên quan đến việc tối ưu hóa các quy trình, hệ thống hoặc tổ chức phức tạp bằng cách phát triển, cải tiến và triển khai các hệ thống tích hợp về con người, tiền bạc, kiến thức, thông tin, thiết bị, năng lượng và vật liệu.[1]
Ngành Kỹ thuật công nghiệp nghiên cứu sự phát triển trong tương tác giữa con người với máy móc, vật liệu, thông tin, quy trình và môi trường.[4]
Hiện tại, Việt Nam đang có một số trường đào tạo chuyên ngành này, ở cả 3 bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tùy vào chương trình đào tạo và định hướng nghề nghiệp nên mỗi trường sẽ có những tên gọi khác nhau:
STT
Trường Đại học
Ngành
Bậc học
1
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Đại học/Thạc sĩ
2
Trường Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Đại học/Thạc sĩ/Tiến sĩ
3
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học
4
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Đại học
5
Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Đại học
6
Trường Đại học Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Đại học
7
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Đại học
8
Khoa Quốc Tế - ĐHQG Hà Nội
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Đại học
9
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Đại học
Tham khảo
^ abSalvendy, Gabriel. Handbook of Industrial Engineering. John Wiley & Sons, Inc; 3rd edition p. 5
^“What IEs Do”. www.iienet2.org. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015.
^Lehrer, Robert. “The Nature of Industrial Engineering”. The Journal of Industrial Engineering. 5: 4.