Bà đậu tú tài rồi ra trường dạy học, viết báo và làm thơ nhiều năm liền trước khi được bầu làm dân biểu Hạ nghị viện đơn vị Thừa Thiên trong cuộc tuyển cử năm 1967.[7][8] Sau khi hết nhiệm kỳ thứ nhất, bà được bầu lại trong cuộc bầu cử năm 1971, lần này là dân biểu Hạ nghị viện đơn vị Huế.[9] Ngoài ra, bà còn là cộng sự thân thiết của dân biểu Trần Ngọc Châu, khi ông Châu bị chế độ Thiệu cáo buộc tội danh ngầm liên lạc với cộng sản nên bị bắt giữ trong vụ án đầy tai tiếng năm 1970, đích thân bà đã phản đối lệnh bắt giữ này.[10][11]
Thời còn làm dân biểu tại Hạ nghị viện, bà là một người chống đối mạnh mẽ chiến tranh Việt Nam và ủng hộ việc quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam.[12] Ngày 19 tháng 10 năm 1970, bà tham dự một hội thảo chỉ trích và lên án chế độ Thiệu; các thành viên bao gồm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm về cách họ xử lý nền kinh tế và nhượng bộ trước các yêu cầu của Mỹ về luật đổi tiền mới. Liên quan đến luật đổi tiền này, bà tuyên bố hùng hồn như sau: "Chúng ta không thể ngồi yên và để cuộc sống khốn khổ của người dân tiếp tục được nữa.[13]
Huỳnh Bá Thành, Ký ức nhân vật, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.
Chú thích
^Tài liệu của Hoàng Hải Thủy ghi là Nguyễn Chánh Sắc.
Tham khảo
^“西贡妇女举行集会” [Phụ nữ Sài Gòn tổ chức biểu tình]. Tham khảo tiêu tức (bằng tiếng Trung). 8 tháng 8 năm 1970. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022. Bà Kiều Mộng Thu, nghị sĩ quốc hội nói rằng phụ nữ Việt Nam phản đối đưa chồng con ra mặt trận và chết trong cuộc chiến "vô ích" này.
^Who's who in Vietnam 1974(PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 775. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.(tiếng Anh)
^Hoàng Hải Thủy (23 tháng 1 năm 2014). “Sài Gòn vang bóng”. hoanghaithuy.wordpress.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
^Phạm Quang Trình (18 tháng 1 năm 2014). “Thân phận tứ quý 2”. www.vietnamdaily.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
^“Vietnam Tran”. AP Images. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.