Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản (kanji cũ: 大日本帝國海軍航空隊, romaji: Dai-Nippon Teikoku Kaigun Koukuu-tai, phiên âm Hán-Việt: Đại Nhật Bản Đế quốc Hải quân Hàng không Đội) là binh chủng không quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, với nhiệm vụ thực hiện các hoạt động không quân trên biển và nhiệm vụ oanh kích trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản do Bộ Tham mưu Hải quân Đế quốc và Bộ Hải quân phụ trách. Cục Hàng không Hải quân Đế quốc thuộc Bộ Hải quân chịu trách nhiệm phát triển và huấn luyện.
Năm 1910, quân đội Nhật có máy bay đầu tiên. Họ đặc biệt quan tâm tới không quân sau những hiểu biết về không chiến trong Thế chiến thứ nhất. Những chiếc máy bay đầu tiên phải mua từ châu Âu về, nhưng người Nhật đã mau chóng tự chế tạo được rồi lao vào chương trình phát triển các tàu sân bay đầy tham vọng. Năm 1912, nhánh không quân của Hải quân Nhật được thành lập một cách không chính thức. Năm 1913, Wakamiya, một chiếc tàu vận tải được cải tạo thành tàu chở thủy phi cơ.
Tháng 9 năm 1914, trong chiến dịch Thanh Đảo, những chiếc thủy phi cơ Maurice Farman xuất phát từ tàu Wakamiya đã oanh tạc các vị trí và tàu chiến của quân Đức. Có lẽ, đấy là những đợt oach kích bằng không quân từ ngoài biển đầu tiên trên thế giới. Và, Wakamiya có thể xem là tàu sân bay đầu tiên trên thực tế.
Năm 1922, họ chính thức chế tạo được tàu sân bay đầu tiên, Hōshō. Sau đó, người Nhật tiến hành chuyển đổi một số tàu chiến tuần dương và thiết giáp hạm thành tàu sân bay.
Các phi công hải quân Nhật Bản, giống như những đồng nghiệp của họ trong lục quân, thích loại máy bay cơ động, dẫn tới việc các loại máy bay nhẹ được chế tạo, nổi tiếng nhất là Mitsubishi A6M Zero, loại máy bay có vỏ giáp mỏng và các bình nhiên liệu không tự hàn kín để đổi lấy sự cơ động.
Chiến dịch quy mô lớn nhất và thành công nhất của Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản là trận Trân Châu Cảng.
Khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng, Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng bị giải thể.
Thời kỳ đầu
Nguồn gốc
Ban đầu của Không lực hải quân Nhật Bản được thành lập vào năm 1912, với việc thành lập một Ủy ban nghiên cứu hàng không hải quân (Kaigun Kokūjutsu Kenkyōkai) thuộc thẩm quyền của Phòng kỹ thuật. Ủy ban đã được giao với việc thúc đẩy công nghệ hàng không và đào tạo cho hải quân. Ban đầu, người Nhật tập trung vào những chiếc khí cầu điều khiển được nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang phát triển những chiếc máy bay có động cơ.[1] Năm đó, ủy ban quyết định mua máy bay của nước ngoài và cử sĩ quan trẻ ra nước ngoài để học cách bay và bảo trì chúng.[2] Hải quân đã mua hai thủy phi cơ từ nhà máy Glenn Curtiss ở Hammondsport, New York và hai thủy phi cơ Maurice Farman từ Pháp.[2] Để thiết lập một lớp cán bộ phi công và kỹ thuật viên, hải quân cũng cử ba sĩ quan đến Hammondsport và hai sĩ quan đến Pháp để được huấn luyện và hướng dẫn.[2]
Sau khi trở về Nhật Bản vào cuối năm 1912, hai trong số những phi công hải quân mới được huấn luyện đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Oppama trên vịnh Yokosuka, một người bay chiếc trong thủy phi cơ Curtiss, người kia bay chiếc Maurice Farman.[3]
Năm 1912, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã chính thức thành lập binh chủng hàng không của riêng mình, Không lực hải quân Hoàng gia Anh. Các đô đốc Nhật, với việc lực lượng hải quân được thành lập dựa trên mô hình Hải quân Hoàng gia Anh mà họ ngưỡng mộ, tự đề xuất thành lập không lực hải quân của riêng mình.
Hải quân Nhật Bản cũng đã quan sát sự phát triển kỹ thuật ở các nước khác và thấy rằng chiếc máy bay có tiềm năng. Trong vòng một năm, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng máy bay. Năm 1913, năm sau, một tàu vận tải hải quân, tàu Wakamiya Maru được chuyển thành tàu phóng thủy phi cơ có khả năng chở hai thủy phi cơ lắp ráp sẵn và hai thủy phi cơ rời.[3] Wakamiya cũng tham gia vào các cuộc diễn tập hải quân ngoài khơi Sasebo trong năm đó.
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1914, do kí hiệp ước với Vương quốc Anh, Nhật Bản tuyên chiến với Đức. Lực lượng Nhật, cùng với một lực lượng nhỏ của Anh,phong tỏa sau đó đã vây hãm thành thuộc địa Giao Châu của Đức và thủ đô hành chính của nó Thanh Đảo trên bán đảo Sơn Đông. Trong cuộc vây hãm, bắt đầu từ tháng Chín, bốn thủy phi cơ Maurice Farman (hai hoạt động và hai dự bị) trên tàu Wakamiya đã tiến hành các cuộc công kích và trinh sát các vị trí của tàu và cứ điểm Đức. Các chiếc máy bay này trang bị hệ thống nhắm bom thô sơ và chở từ sáu đến mười quả bom làm từ đạn pháo. Chúng được thả qua các ống kim loại gắn ở mỗi bên của buồng lái.[4] Vào ngày 5 tháng 9, trong chiến dịch thành công đầu tiên, hai chiếc máy bay Farman đã thả một số quả bom vào khu pháo Bismarck, pháo đài chính của Đức ở Thanh Đảo. Các quả bom rơi xuống một cách vô hại vào bùn, nhưng đội bay đã có thể xác nhận rằng SMS Emden không còn ở Thanh Đảo. Đây là thông tin tình báo có tầm quan trọng lớn đối với Bộ chỉ huy Hải quân Đồng Minh.[4]
Vào ngày 30 tháng 9, Wakamiya đâm phải mìn và sau đó được đưa trở lại Nhật để sửa chữa. Nhưng các thủy phi cơ, bằng cách chuyển sang bờ, tiếp tục được sử dụng chống lại các lực lượng Đức cho đến khi họ đầu hàng vào ngày 7 tháng 11 năm 1914. Wakamiya đã tiến hành các cuộc không kích đầu tiên trong lịch sử thế giới[N 1] và có vai trò là tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.[N 2] Đến cuối cuộc bao vây, đội bay Nhật đã tiến hành 50 phi vụ và thả 200 quả bom mặc dù thiệt hại cho phòng thủ của Đức là nhẹ.[6]
Phát triển sau đó (1916-1918)
Năm 1916, Ủy ban Nghiên cứu Hàng không Hải quân bị giải tán và ngân sách đã được tái phân bổ cho việc thành lập ba đơn vị hàng không hải quân (hikotai飛行隊), thuộc thẩm quyền của Cục Hải quân thuộc Bộ Hải quân. Đơn vị đầu tiên được thành lập tại Yokosuka vào tháng 4 năm 1916, nhưng việc thiếu một chính sách không quân hải quân cụ thể trong những năm đầu này đã được thể hiện rõ ràng khi Không đoàn Yokosuka chỉ hoạt động cùng với hạm đội mỗi năm duy nhất một lần khi họ được vận chuyển ngay lập tức đến bất cứ khu vực huấn luyện nào mà Hải quân Nhật lúc đó đang dùng để diễn tập.[3]
Mặc dù vậy, hàng không hải quân Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển. Năm 1917, các sĩ quan tại Quân xưởng Hải quân Yokosuka đã thiết kế và chế tạo thủy phi cơ đầu tiên của Nhật Bản, thủy phi cơ Ro-Go Ko-gata, hữu dụng hơn nhiều trên biển và an toàn hơn nhiều so với máy bay Maurice Farman mà hải quân sử dụng đến thời điểm đó.[3] Chiếc máy bay cuối cùng đã được sản xuất hàng loạt và trở thành trụ cột của cánh tay không quân hải quân cho đến giữa những năm 1920. Các nhà máy Nhật Bản vào cuối cuộc chiến, với số lượng ngày càng tăng, đã bắt đầu phát triển và sản xuất động cơ và thân máy bay dựa trên thiết kế nước ngoài.[3]
Một đợt củng cố trong lực lượng không quân hải quân Nhật Bản là một phần của chương trình mở rộng hải quân năm 1918. Nó bao gồm việc hình thành nên một không đoàn mới và một căn cứ không quân hải quân tại Sasebo. Năm 1918, Hải quân Nhật trưng dụng vùng đất xung quanh hồ Kasumigaura ở tỉnh Ibaraki, phía đông bắc Tokyo. Năm sau, một căn cứ không quân hải quân cho cả máy bay trên cạn và trên biển được thành lập, và ngay sau đó, việc huấn luyện không quân hải quân được chuyển đến Kasumigaura, từ Yokosuka. Sau khi thành lập một đơn vị huấn luyện không quân hải quân tại Kasumigaura, căn cứ này đã trở thành trung tâm huấn luyện bay chính cho hải quân.[3]
Hải quân Nhật Bản đã theo dõi chặt chẽ tiến độ phát triển hàng không của ba cường quốc hải quân Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất và kết luận rằng nước Anh có những tiến bộ lớn nhất trong ngành hàng không hải quân,[7] và họ cũng đã học được rất nhiều về hàng không hải quân thông qua đầu mối của họ trong Hải quân Hoàng gia.[8] Năm 1920, một đại diện cũng đã được gửi đến Anh để quan sát các quá trình hàng không trên boong tàu Furious. Năm 1921, chính phủ Nhật Bản đã chính thức yêu cầu Anh cử một phái đoàn hàng không hải quân, để phát triển và cung cấp một lợi thế chuyên nghiệp cho hàng không hải quân Nhật Bản.[9] Dù Bộ Hải quân Anh có sự do dự về việc cấp cho Nhật Bản quyền truy cập không giới hạn vào công nghệ của Anh, chính phủ Anh vẫn quyết định hợp tác.[10]
Phái đoàn Sempill do Đại tá Không quân William Forbes-Sempill, một cựu sĩ quan trong Không quân Hoàng gia Anh có kinh nghiệm trong việc thiết kế và thử nghiệm máy bay Hải quân Hoàng gia trong Thế chiến thứ nhất.[10] Phái đoàn bao gồm 27 thành viên, phần lớn là người có kinh nghiệm về hàng không hải quân và bao gồm các phi công và kỹ sư từ một số hãng sản xuất máy bay của Anh.[10] Phái đoàn kỹ thuật của Anh bắt đầu tới Nhật Bản vào tháng 9 với mục tiêu giúp Hải quân Đế quốc Nhật Bản phát triển và nâng cao trình độ của cánh tay không quân hải quân của họ.[10] Chính phủ Anh cũng hy vọng nó sẽ dẫn đến một hợp đồng buôn vũ khí lợi lộc. Phái đoàn đã đến Căn cứ Không quân Hải quân Kasumigaura vào tháng 11 năm 1921 và ở lại Nhật Bản trong 18 tháng.[11]
Người Nhật được huấn luyện trên một số máy bay của Anh như chiếc Gloster Sparrowhawk; Phái đoàn cũng mang đến Kasumigaura hơn một trăm máy bay với hai mươi mẫu khác nhau, năm trong số đó đã đang phục vụ trong Không quân Hoàng gia, bao gồm cả chiếc Sparrowhawk. Những chiếc máy bay này sau này sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho một số thiết kế máy bay hải quân Nhật. Kỹ thuật viên thì trở nên quen thuộc với các loại vũ khí và thiết bị mới nhất như ngư lôi, bom, súng máy, máy ảnh và thiết bị liên lạc.[10] Trong khi các phi công hải quân được huấn luyện thực hiện nhiều kỹ thuật bay khác nhau như đánh bom ngư lôi, kiểm soát bay và hạ cánh và cất cánh trên tàu sân bay; các kỹ năng mà sau này sẽ được sử dụng ở vùng nước cạn của Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941.[12]
Phái đoàn cũng mang theo các kế hoạch của các tàu sân bay Anh mới nhất, chẳng hạn như HMS Argus và HMS Hermes, ảnh hưởng đến các giai đoạn cuối cùng của dự án phát triển của tàu sân bay Hōshō. Vào thời điểm các thành viên cuối cùng của phái đoàn trở về Anh, người Nhật đã nắm bắt được công nghệ hàng không mới nhất và sứ mệnh Sempill từ 1921–22, đánh dấu sự khởi đầu thực sự của một lực lượng hải quân Nhật Bản hiệu quả.[9] Hàng không hải quân Nhật Bản, cả về công nghệ và học thuyết, tiếp tục phụ thuộc vào mô hình Anh cho hầu hết những năm 1920.[8]
Quân đội Nhật cũng được hỗ trợ trong nhiệm vụ của họ để xây dựng lực lượng hải quân của họ bởi chính Đại tá Sempill, người đã trở thành một điệp viên Nhật. Trong 20 năm tới, ông đã cung cấp cho người Nhật thông tin bí mật về công nghệ hàng không mới nhất của Anh. Công việc gián điệp của ông đã giúp Nhật Bản nhanh chóng phát triển máy bay quân sự và các công nghệ liên quân trước Thế chiến thứ hai.[13]
Không lực tàu sân bay
Sự quan tâm của Nhật Bản về tiềm năng của các hoạt động hàng không mẫu được chứng minh bởi các quan sát trên tàu Furious dẫn đến việc đưa một tàu sân bay vào chương trình hạm đội tám-sáu năm 1918. Tàu Hōshō 7470 tấn được đặt lườn vào tháng 12 năm 1919 tại Yokohama.[8] Hōshō là tàu chiến thứ hai sau khi chiếc Hermes của Anh được thiết kế ngay từ đầu là tàu sân bay và là chiếc đầu tiên được hoàn thành.[8]
Vào những năm 1920, phần lớn máy bay được mua ban đầu và được đưa vào hoạt động, là các thủy phi cơ trên cạn có nhiệm vụ chính là tuần tra trinh sát và chống tàu ngầm. Người Nhật đã lập kế hoạch cho việc hình thành 17 không đoàn sử dụng những chiếc máy bay này, nhưng những ràng buộc ngân sách hạn chế số đơn vị xuống còn mười một cho đến năm 1931. Theo các điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, cho bên Nhật, hai con tàu vốn chưa hoàn thành được phép chuyển thể thành tàu sân bay: Akagi và Amagi. Tuy nhiên, Amagi đã bị hư hại trong trận đại động đất Kanto năm 1923 và Kaga đưa vào thay thế. Akagi được hoàn thành vào năm 1927 trong khi Kaga hoàn thành một năm sau đó.[14] Với hai tàu sân bay này, nhiều học thuyết và thủ tục điều hành của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã được thiết lập.
Khi Hōshō hoàn thành, có rất ít ai nghĩ tới việc đưa máy bay hải quân vào vai trò tấn công.[15] Hơn nữa,vì chỉ có một hàng không mẫu hạm, việc thiết lập học thuyết sử dụng hàng không mẫu hạm không được xem xét cẩn thận trong nội bộ hải quân Nhật. Tuy nhiên, vào năm 1928, Hạm đội Hàng không mẫu hạm thứ nhất (第一航空戦隊 (Đệ nhất hàng không chiến đội),Dai Ichi Kōkū sentai?) được thành lập với ba tàu sân bay và nghiên cứu về vai trò của các tàu sân bay trong một cuộc đụng độ hải quân đã được bắt đầu. Do tầm hoạt động ngắn của tàu sân bay vào thời điểm đó, nhiều người trong nội bộ hải quân vẫn còn tập trung về chiến tranh tàu nổi. Họ xem máy bay phóng từ tầu là để hỗ trợ cho hạm đội chiến đấu chính và không phải là vũ khí tấn công chủ lực.[15] Máy bay đóng vai trò trinh sát và chỉ điểm pháo kích, thả các lớp màn khói cho pháo lực hải quân, phòng không cho hạm đội, và sau đó (với sự gia tăng hiệu suất máy bay) như một phương tiện để tấn công các thiết giáp hạm và các mục tiêu mặt nước.[15] Tuy nhiên, các phi công hải quân có quan điểm khác, tin rằng một trận giao tranh trên không lớn để kiểm soát không phận trên các hạm đội đối phương sẽ đi trước trận chiến mặt nước. Điều này sẽ biến các tàu sân bay của địch là mục tiêu chính của không quân hải quân.[15]
Thế nên, vào đầu những năm 1930, Hải quân Đế quốc Nhật Bản không tuân theo bất kỳ học thuyết thống nhất về việc các tàu sân bay sẽ được sử dụng như thế nào trong hạm đội và không có tầm nhìn rõ ràng về vai trò của không quân trong chiến tranh hải quân.[15] Nhưng với sự gia tăng liên tục trong phạm vi hoạt động và hỏa lực của máy bay, các tàu sân bay đã được công nhận là có khả năng tấn công các mục tiêu vượt ra ngoài phạm vi của pháo hạm và ngư lôi. Trong Hải quân Nhật, bao gồm cả sĩ quan tham mưu pháo binh cũng như phi công hải quân, đã bị thuyết phục rằng máy bay phóng từ tàu nên được sử dụng để tấn công phủ đầu các tàu sân bay của địch để đạt được ưu thế trên không trong trận đánh mặt nước.[16] Khoảng năm 1932–33, Hải quân Nhật bắt đầu chuyển mục tiêu tập trung của không lực của mình từ thiết giáp hạm đối phương sang các tàu sân bay của họ; và vào giữa những năm 30, với cải thiện về hiệu suất của máy bay ném bom đặc biệt là máy bay ném bom bổ nhào, việc tiêu diệt lực lượng tàu sân bay của đối phương trở thành trọng tâm chính của lực lượng tàu sân bay của Nhật Bản.[16]
Khái niệm mới nổi của một cuộc tấn công tập trung trên không đã chuyển sự tập trung từ việc bảo vệ của hạm đội chiến đấu sang tấn công vào các mục tiêu qua đường chân trời. Cần thiết để thực hiện chiến thuật như vậy là việc xác định vị trí của kẻ thù trước khi kẻ thù tìm thấy các tàu sân bay Nhật Bản. Kết quả là, điều quan trọng đối với người Nhật là máy bay hải quân có thể "có tầm đánh xa hơn kẻ thù" trên trời, cũng giống như các lực lượng bề nổi của Nhật Bản có thể thực hiện bằng các cuộc tấn công bằng hải pháo và ngư lôi xa hơn đối phương. Sau đó, trong suốt những năm 1930, hàng không hải quân Nhật Bản nhấn mạnh phạm vi hoạt động làm thông số kỹ thuật chính cho máy bay mới.[16]
Hình thành các không đoàn trên đất liền
Ngoài việc phát triển hàng không dựa trên tàu sân bay, hải quân Nhật duy trì nhiều không đoàn trên đất liền. Vào đầu những năm 1930, người Nhật đã đặt ra một loại máy bay mới gọi là Rikujo Kogeki-ki (陸上攻撃機 (Lục thượng Công kích cơ),Rikujo Kogeki-ki? Máy bay tấn công trên bộ) hoặc ngắn gọn là Rikko.[17] Điều này phù hợp với chiến lược đảm bảo khả năng bảo vệ cấp tốc các đảo nhà chống lại sự tiến quân về phía tây của một cuộc tấn công bởi hải quân Mỹ trên khắp Thái Bình Dương.[16] Máy bay Rikko cung cấp phần lớn lực lượng hàng không hải quân Nhật Bản cho đến đêm trước cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Về vấn đề này, Nhật Bản là độc nhất trong số ba cường quốc hải quân chính trong thời kỳ giữa thế chiến và những năm trước chiến tranh. Chỉ có hai không đoàn của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có cấu trúc tương tự với các đơn vị không quân hải quân Rikko của Nhật.[16]
Việc tạo ra các đơn vị không quân này đã bắt đầu vào cuối Thế chiến thứ nhất, khi các kế hoạch đã là thành lập 17 đơn vị như vậy nhưng kế hoạch này đã không được triển khai đầy đủ cho đến năm 1931. Chúng được đặt tại sáu căn cứ không quân xung quanh các đảo Nhật Bản: Yokosuka, Sasebo, Kasumigaura, Omura, Tateyama và Kure. Các đơn vị này bao gồm nhiều loại máy bay, chủ yếu là thủy phi cơ. So sánh số lượng tuyệt đối, các máy bay Rikko thể hiện sự tăng trưởng lớn nhất trong sức mạnh không quân của hải quân Nhật Bản trong những năm trước Chiến tranh Thái Bình Dương.[16]
Chương trình mở rộng hải quân "Vòng tròn một" được phác thảo năm 1927 và có hiệu lực vào năm 1931, kêu gọi tạo ra 28 không đoàn mới. Tuy chỉ có 14 không đoàn thực sự được thành lập đến năm 1934, đó là một phản ứng đối với việc mở rộng hải quân Mỹ theo kế hoạch Vinson đầu tiên, chương trình Vòng tròn hai kêu gọi 8 không đoàn bổ sung được thành lập vào cuối năm 1937. Các căn cứ không quân mới tại Ōminato, Saeki, Yokohama, Maizuru, Kanoya và Kisarazu ở các hòn đảo nhà và Chinhae trên bờ biển phía nam của Hàn Quốc. Dưới áp lực của kế hoạch Vinson thứ hai do Hoa Kỳ khởi xướng, nước Nhật tăng đà xây dựng lực lượng không quân Rikko của họ. Hạn chót cho ngày hoàn thành của phần mở rộng không quân của kế hoạch Vòng tròn một được đẩy lên năm 1937 và nỗ lực toàn diện được bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất máy bay của chương trình Vòng tròn hai vào cuối năm đó.[16]
Đến cuối năm 1937, hải quân sở hữu 563 máy bay Rikko, cùng với 332 chiếc máy bay trên hạm đội tàu sân bay của họ.[16] Lực lượng hàng không của hải quân có tổng cộng 895 máy bay và 2.711 phi công, bao gồm phi công và hoa tiêu, trong 39 không đoàn.[16] Mặc dù tổng số máy bay 895 này ít hơn đáng kể so với sức mạnh không quân hải quân Mỹ trong cùng thời gian, lực lượng hàng không Rikko của Nhật Bản lớn hơn đáng kể. Sức mạnh không quân Rikko đáng kể đã cho Nhật Bản lợi thế khi quốc gia này đi vào chiến tranh năm 1937 với Trung Quốc [18]
Mở rộng (1931-1937)
Đến năm 1927, hàng không hải quân Nhật Bản đã phát triển đủ về quy mô và độ phức tạp để phải hợp nhất các tổ chức hành chính của không lực. Các quy trình hoạt động hàng không và các hoạt động khác trong thời bình trước đó được phân chia giữa Bộ Hải quân và Cục kỹ thuật hải quân thì đã được sáp nhập thành một Cục Hàng không Hải quân duy nhất.[14] Năm 1932, một quân xưởng không quân hải quân độc lập cũng được thành lập để đơn giản hóa quá trình thử nghiệm và phát triển máy bay và vũ khí. Trong những năm đầu của họ, các tổ chức này dưới sự chỉ huy của những người đam mê hàng không có thể, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng nhanh chóng hàng không hải quân Nhật Bản trong thập kỷ tiếp theo. Hiệp ước Hải quân London năm 1930, đã áp đặt những hạn chế mới về xây dựng tàu chiến, khiến cho Bộ Tổng tham mưu Hải quân xem hàng không hải quân như một cách để bù lại những thiếu sót trong hạm đội nổi. [14]
Vào năm 1931, không lực đã thúc đẩy việc thành lập phần còn lại của 17 phi đội không quân đã được dự kiến trong kế hoạch mở rộng năm 1923.[14] Các phi đội này cuối cùng được tích hợp vào sáu không đội (kokutai) nằm ở sáu căn cứ quanh Nhật Bản. Hơn nữa, các chương trình mở rộng hải quân "Vòng tròn" còn bao gồm thêm 12 không đội bổ sung. Chúng cũng bao gồm việc phát triển các công nghệ hàng không cụ thể và tăng tốc đào tạo phi hành đoàn. Kế hoạch Vòng tròn một tập trung phát triển các loại máy bay mới, bao gồm cả các tàu bay lớn và máy bay tấn công trên đất liền, cũng như việc xây dựng các đơn vị trên biển,bao gồm cả thủy phi cơ và tàu sân bay. Kế hoạch Vòng tròn hai tiếp tục quá trình xây dựng máy bay hải quân và cấp phép xây dựng thêm hai tàu sân bay.[14]
Sự kiện Thượng Hải
Vào tháng 1 năm 1932, các cuộc đụng độ giữa lực lượng Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra ở Thượng Hải. Vào ngày 29 tháng 1, một số máy bay từ tàu phóng thủy phi cơ Notoro, đang neo đậu trên sông Dương Tử, thực hiện các cuộc tấn công tầm thấp vào các vị trí quân sự của Trung Quốc tại Áp Bắc, các vị trí pháo binh bên ngoài thành phố và một chiếc tàu lửa bọc giáp tại một ga đường sắt ở phần phía bắc của thành phố.[19] Có thương vong nặng về người và tài sản, một phần là do của các kỹ thuật và cơ chế ném bom thô sơ vào thời điểm đó.[20]
Hạm đội thứ ba bao gồm Đội tàu sân bay thứ nhất với các tàu sân bay Kaga và Hōshō, cũng được phái đến thành phố. Kaga đã ra tới cửa sông Dương Tử vào ngày 1 tháng 2, và được gia nhập bởi Hōshō hai ngày sau đó. Trên tàu Hōshō là 10 máy bay tiêm kích và 9 máy bay phóng lôi, trong khi Kaga có 16 máy bay chiến đấu và 32 máy bay phóng lôi.[21] Tổng cộng, bên Nhật có 8 máy bay có thể được triển khai trên Thượng Hải, chủ yếu là máy bay chiến đấu Nakajima A1N2 và máy bay phóng lôi/cường kích Mitsubishi B1M3.[19] Vào ngày 3 tháng 2, một số máy bay từ hai tàu sân bay đã được triển khai đến sân bay Kunda, nơi họ đã thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng mặt đất Nhật Bản.
Máy bay từ Hōshō tham gia vào trận chiến trên không đầu tiên của Hải quân Nhật vào ngày 5 tháng 2, khi 3 máy bay chiến đấu hộ tống 2 máy bay ném bom, đã bị tấn công bởi 9 máy bay chiến đấu Trung Quốc trên Zhenru; một máy bay Trung Quốc bị hư hại.[21] Vào ngày 22 tháng 2, trong khi hộ tống ba máy bay ném bom B1M3, ba máy bay chiến đấu từ Kaga đang hoạt động từ sân bay Kunda đã ghi được chiến thắng trên không đầu tiên cho Hải quân Nhật khi họ bắn hạ một máy bay chiến đấu Boeing 218, do một phi công tình nguyện người Mỹ Robert Short lái.[22] Sau khi nhận được thông tin tình báo rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch phản công, các máy bay ném bom của Nhật đã tiến hành tấn công các sân bay Trung Quốc tại Hàng Châu và Tô Châu từ ngày 23 đến 26 tháng 2, phá hủy một số máy bay trên mặt đất.[23] Vào ngày 26 tháng 2, 6 máy bay chiến đấu A1N2 từ Hōshō trong khi hộ tống 9 máy bay ném bom từ Kaga cho một cuộc không kích sân bay tại Hàng Châu, đã giao tranh với 5 máy bay của Trung Quốc và bắn hạ 3 chiếc.[23] Các tàu sân bay Nhật trở về nước sau khi lệnh ngừng bắn đã được tuyên bố vào ngày 3 tháng 3.[24] Các phi công của Kaga nhận được một lời khen đặc biệt từ tư lệnh của Hạm đội Thứ ba, Phó Đô đốc Kichisaburō Nomura, vì những chiến công của họ.[20]
Hoạt động của các phi công Nhật Bản trên Thượng Hải là các chiến dịch hàng không đáng kể đầu tiên ở Đông Á và cho Hải quân Nhật, nó cũng đánh dấu những hoạt động chiến đấu đầu tiên từ các tàu sân bay của họ.[23] Cuộc tấn công vào Áp Bắc cũng là cuộc tấn công trên không phá hoại nhất trên một khu vực đô thị cho đến khi cuộc tấn công của Condor Legion vào Guernica, năm năm sau đó.[23] Mặc dù máy bay chiến đấu A1N2 đã tỏ ra kém hiệu quả hơn so với chiếc Boeing 218, chiến dịch này đã chứng minh các kỹ năng bay trên trung bình của các phi công Hải quân Nhật và độ chính xác tương đối của kỹ thuật ném bom của họ trong điều kiện thời tiết khô ráo.[23]
Từ khi bắt đầu giao tranh vào năm 1937 cho đến khi lực lượng được chuyển sang chiến đấu cho cuộc chiến tranh Thái Bình Dương năm 1941, máy bay hải quân đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự trên đất liền Trung Quốc. Hải quân Nhật có hai trách nhiệm chính: đầu tiên là hỗ trợ các hoạt động đổ bộ trên bờ biển Trung Quốc và thứ hai là cuộc oanh tạc trên không chiến lược lên các thành phố Trung Quốc.[25] Điều này là độc nhất trong lịch sử hải quân, vì đây là lần đầu tiên bất kỳ không quân hải quân nào thực hiện một nỗ lực như vậy.[25] Chiến dịch bắt đầu vào năm 1937, diễn ra chủ yếu ở lưu vực sông Dương Tử với các cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự dọc theo bờ biển Trung Quốc bằng máy bay tàu sân bay của Nhật.[25] Sự tham gia của hải quân đạt đỉnh điểm vào năm 1938–39 với sự tàn phá dữ dội các thành phố trong nội địa Trung Quốc bởi các máy bay ném bom hạng trung trên đất liền và kết thúc vào năm 1941 với nỗ lực của máy bay đánh bom chiến thuật, từ cả tàu sân bay và đất liền, để cắt các tuyến giao thông và liên lạc ở miền nam Trung Quốc.
Mặc dù, các cuộc tấn công không quân năm 1937–41 thất bại trong mục tiêu chính trị và tâm lý của chúng, chúng vẫn đã giảm dòng chảy của vật liệu chiến lược sang Trung Quốc và trong một thời gian, cải thiện tình hình quân sự của Nhật Bản ở miền trung và miền nam của Trung Quốc.[25]Chiến tranh Trung Quốc, có tầm quan trọng lớn đối với hàng không hải quân Nhật Bản trong việc chứng minh cách máy bay có thể đóng góp vào việc áp dụng sức mạnh hải quân lên bờ.[26]
Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhánh của quân đội, vào mùa thu năm 1937 Đại tướng Matsui Iwane, vị tướng lục quân chỉ huy tổng thể chiến trường Trung Quốc, thừa nhận ưu thế của Lực lượng Không lực Hải quân. Quân đội của ông dựa vào hỗ trợ không quân từ Hải quân.[27] Các máy bay ném bom hải quân như Mitsubishi G3M và Mitsubishi G4M được sử dụng để đánh bom các thành phố của Trung Quốc trong máy bay chiến đấu của Nhật Bản, đặc biệt là chiếc Mitsubishi Mẫu 0, đã đạt được ưu thế trên không chiến thuật. Nói cách khác, quyền kiểm soát bầu trời của Trung Quốc thuộc về tay người Nhật. Không giống như các lực lượng không quân hải quân khác, Không lục Hải quân Nhật còn chịu trách nhiệm về ném bom chiến lược với việc sử dụng các máy bay ném bom tầm xa.
Việc đánh bom chiến lược của Nhật Bản chủ yếu được nhắm vào các thành phố lớn của Trung Quốc, như Thượng Hải, Vũ Hán và Trùng Khánh, với khoảng 5.000 đợt tấn công từ tháng 2 năm 1938 đến tháng 8 năm 1943. Vụ đánh bom Nam Kinh và Quảng Châu bắt đầu vào ngày 22 và 23 tháng 9 năm 1937, đã kêu gọi các cuộc biểu tình lan rộng lên đến đỉnh điểm trong một nghị quyết của Ủy ban Cố vấn Viễn Đông của Hội Quốc Liên. Ngài Cranborne, Ngoại trưởng Anh, bày tỏ sự phẫn nộ trong tuyên bố của ông.
“
Từ ngữ không thể diễn tả cảm giác kinh hoàng sâu sắc mà tin tức về những cuộc tấn công này đã được đón nhận bởi toàn bộ thế giới văn minh. Chúng(các đợt ném bom) thường được nhắm vào những nơi xa khu vực giao tranh thực tế. Mục tiêu quân sự, nếu nó thực sự tồn tại, dường như chỉ là phụ. Mục tiêu chính dường như là gây khủng bố tinh thần bằng cách tàn sát bừa bãi của dân thường...»[28]
Vào đầu cuộc chiến Thái Bình Dương, Hải quân Đế quốc Nhật Bản sở hữu lực lượng tàu sân bay mạnh nhất trên thế giới, thông qua sự kết hợp của các tàu xuất sắc, máy bay được thiết kế tốt và các phi công vượt trội. [29]
Không lực Hải quân gồm năm hạm đội không quân. Nhật Bản có tổng cộng mười tàu sân bay: sáu tàu sân bay hạm đội, ba tàu sân bay nhỏ hơn, và một tàu sân bay huấn luyện. Hạm đội Hàng không thứ 11 chứa hầu hết máy bay tấn công trên mặt đất của Hải quân. Một lợi thế quan trọng được sử dụng bởi người Nhật lúc bắt đầu chiến tranh là khả năng tập hợp sức mạnh không quân của tàu sân bay. Vào tháng 4 năm 1941 Hạm đội Hàng không thứ nhất được thành lập, tập trung các tàu sân bay của Hải quân vào một đơn vị tấn công mạnh mẽ thống nhất.[30]Kidō Butai (機動部隊,"Lực lượng cơ động"?) là thành phần hoạt động của Hàng không hạm đội 1. Khi bắt đầu chiến tranh, Kidō Butai bao gồm ba hạm đội tàu sân bay (第一航空戦隊,Kōkū Sentai?).[31]
Không giống như trong Hải quân Hoa Kỳ, nơi các hạm đội tàu sân chỉ mang tính hành chính, các hạm đội tàu sân bay của Kidō Butai là các đơn vị hoạt động. Hai tàu sân bay trong một hạm đội chiến đấu cùng nhau, thường xuyên trao đổi phi đội máy bay và chỉ huy trên các cuộc tấn công. Chỉ huy của Kidō Butai có thể sử dụng máy bay của ba hạm đội của nó như là một thực thể duy nhất mang khối lượng máy bay được điều khiển bởi một đội phi công đào tạo bầy bản và nhắm nó vào một mục tiêu duy nhất.[31]
Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến, sức mạnh không quân hải quân của Nhật đã đạt được thành công ngoạn mục và dẫn đầu các cuộc tấn công chống lại các lực lượng Đồng minh.[32] Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, làm tê liệt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bằng cách phá hủy hơn 188 chiếc máy bay và nhiều tàu chiến bao gồm một lượng lớn thiết giáp hạm của Mỹ mà chỉ mất 29 chiếc máy bay của họ. Ngày 10 tháng 12, các máy bay ném bom trên đất liền của hải quân Nhật Bản hoạt động từ các căn cứ ở Đông Dương, cũng chịu trách nhiệm về việc đánh chìm tàu HMS Prince of Wales và HMS Repulse. Đây là lần đầu tiên các kì hạm bị đánh chìm bởi máy bay trong lúc đang di chuyển.[33] Vào tháng 4 năm 1942, cuộc đột kích Ấn Độ Dương đã đẩy Hải quân Hoàng gia ra khỏi Đông Nam Á.[34] Cũng có những cuộc không kích được thực hiện lên Philippines và cảng Darwin ở miền bắc Australia.
Trong những trận chiến này, các cựu chiến binh Nhật Bản từ cuộc chiến tranh với Trung Quốc đã làm tốt chống lại các phi công Đồng minh thiếu kinh nghiệm bay máy bay lỗi thời. Tuy nhiên, lợi thế của họ không kéo dài. Trong Trận chiến Biển San hô, Trận Midway, và rồi tới Chiến dịch Guadalcanal, phe Nhật đã mất nhiều phi công kỳ cựu trong các các cuộc giao tranh kéo dài. Bởi vì chương trình đào tạo phi công của Nhật Bản không thể tăng tốc độ huấn luyện, nên không thể thay thế được những phi công kỳ cựu đó nhất là khi nhiều phi công đó không được đưa về để chuyền kinh nghiệm cho phi công mới.[35] Trong khi đó, chương trình đào tạo phi công của Mỹ bơm ra những phi công có thể không bằng phi công đời đầu của Nhật nhưng khi họ sống sót trở về thì kinh nghiệm họ chuyền lại cho phi công mới đảm bảo rằng chất lượng trung bình của phi công Mỹ mới ngày một tăng chưa nói đến số lượng phi công mới mà Mỹ có thể bơm ra. Ngoài ra ngành công nghiệp máy bay Mỹ nhanh chóng tăng tốc độ sản xuất các mẫu thiết kế mới khiến các đối thủ Nhật Bản của họ trở nên lỗi thời. Việc kiểm tra máy bay Nhật Bản bị rơi hoặc bị bắt đã tiết lộ rằng họ đã đạt được khả năng vượt trội và khả năng cơ động của họ bằng cách bỏ qua bọc giáp buồng lái và thùng nhiên liệu tự hàn kín. Các thử nghiệm bay cho thấy máy bay Nhật mất khả năng cơ động ở tốc độ cao. Các phi công Mỹ được huấn luyện để tận dụng những điểm yếu này. Chiếc máy bay Nhật Bản đã lỗi thời và phi công được đào tạo kém phải chịu những tổn thất lớn trong bất kỳ cuộc chiến không quân nào trong suốt phần còn lại của cuộc chiến, đặc biệt là trong cuộc Đại săn gà tây Marianas. Trong trận chiến vịnh Leyte vài tháng sau, Hạm đội Hàng không thứ nhất chỉ được sử dụng như mồi nhử để kéo hạm đội chính của Mỹ ra khỏi Leyte. Các tàn dư của hàng không hải quân Nhật Bản sau đó được giới hạn hoạt động trên đất liền, ngày càng được đặc trưng bởi các cuộc tấn công kamikaze vào các hạm đội xâm lược của Mỹ.
Từ ngày 16 tháng 12 năm 1941 đến ngày 20 tháng 3 năm 1945, thương vong hàng không của Hải quân Đế quốc Nhật là 14.242 phi công và 1.579 sĩ quan.
Không lực Nhật vào năm 1941
Không lực hải quân Nhật có hơn 3.089 máy bay vào năm 1941 và 370 máy bay huấn luyện.
Những phi công ưu tú là các nhóm không quân dựa trên tàu sân bay (Kōkūtai(航空隊), sau này gọi là Kōkū sentai) có số lượng phụ thuộc vào cả nhiệm vụ và loại tàu sân bay mà họ được đóng quân (từ một ít lên tới 80 hoặc 90 máy bay). Hạm đội tàu sân bay có ba loại máy bay: máy bay chiến đấu, máy bay đánh bom ngang/ném ngư lôi, và máy bay ném bom bổ nhào. Tàu sân bay nhỏ hơn có xu hướng chỉ có hai loại, máy bay chiến đấu và máy bay đánh bom ngang/ném ngư lôi.
Các Kōkūtai trên tàu sân bay có tổng cộng trên 1.500 phi công và nhiều máy bay vào đầu Chiến tranh Thái Bình Dương. Hải quân Nhật cũng duy trì một hệ thống hải đội hàng không trên cạn gọi là Kōkū Kantai và các hải đội hàng không trong khu vực được gọi là Homen Kantai có chứa hầu hết là các máy bay ném bom hai động cơ và thủy phi cơ. Tư lệnh cấp cao là Hạm đội Không quân Hải quân thứ mười một, được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Nishizō Tsukahara. Máy bay trên đất liền cung cấp phần lớn lực lượng hàng không của hải quân Nhật Bản cho đến trước Thế chiến thứ hai.[36]
Mỗi hạm đội không quân hải quân bao gồm một hoặc nhiều không đội không quân hải quân (được chỉ huy bởi các Phó Đô Đốc), mỗi không đội có hai hoặc nhiều nhóm không quân hải quân. Mỗi nhóm không quân hải quân bao gồm một đơn vị cơ sở từ 12 đến 36 máy bay, cộng với 4 đến 12 máy bay dự trữ. Mỗi nhóm không quân hải quân gồm một số hikotai (飛行隊 phi đội) gồm 9, 12 hoặc 16 máy bay. Hikotai là đơn vị chiến đấu chuẩn của Không lực hải quân Nhật tương đương với một chutai trong Không lực Lục quân Nhật.
Mỗi hikotai được chỉ huy bởi một Trung úy, Chuẩn úy, hoặc Thượng sĩ có kinh nghiệm, trong khi hầu hết các phi công đều là hạ sĩ quan. Thường mỗi Hikotai chia làm bốn phần, mỗi phần (shotai) bao gồm ba hoặc bốn máy bay; vào giữa năm 1944 một shotai thường có bốn máy bay. Vào đầu Chiến tranh Thái Bình Dương có hơn 90 không đội hải quân mỗi nhóm được gán một tên hoặc một số. Các nhóm không quân hải quân được đặt tên thường được liên kết với một tư lệnh không quân hải quân cụ thể hoặc một căn cứ hải quân. Chúng thường được đánh số khi rời Nhật Bản.
^Wakamiya is "credited with conducting the first successful carrier air raid in history"[5]
^"Nevertheless, the Wakamiya has the distinction of being the first aircraft carrier of the Imperial Navy".[5]
Citations
Bibliography
Evans, David C; Peattie, Mark R (1997). Kaigun: strategy, tactics, and technology in the Imperial Japanese Navy, 1887–1941. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN0-87021-192-7.
Francillon, René J (1979). Japanese Aircraft of the Pacific War (2nd edition). London, UK: Putnam & Company Ltd. ISBN0-370-30251-6.
Hata, Ikuhiko; Izawa, Yashuho; Shores, Christopher (2013). Japanese Naval Fighter Aces: 1932-45. Stackpole Military History Series. Stackpole Books. ISBN1-461-75119-5.
Francillon, Ph.D., René J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam & Company Ltd., 1970. ISBN0-370-00033-1 (2nd edition 1979, ISBN0-370-30251-6).
Gilbert, Martin (ed.). Illustrated London News: Marching to War, 1933–1939. New York: Doubleday, 1989.
Thorpe, Donald W. Japanese Naval Air Force Camouflage and Markings World War II. Fallbrook, CA: Aero Publishers, Inc., 1977. ISBN0-8168-6583-3 (hardcover, paperback ISBN0-8168-6587-6).
Tagaya, Osamu: "The Imperial Japanese Air Forces", In: Higham & Harris. Why Air Forces Fail: The Anatomy of Defeat. University Press of Kentucky
Sweet creative (ed.). Zerosen no himitsu. PHP kenkyusho, 2009. ISBN978-4-569-67184-0.
Assignment of naval air group numbers (海軍航空隊番号附与標準, Kaigun Kōkūtai-bangō fuyo Hyōjun), ngày 1 tháng 11 năm 1942, Naval Minister's Secretariat, Ministry of the Navy