Khu phố cổ Hà Nội

Phố Tạ Hiện

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.

Vị trí

Bản đồ giới hạn Khu phố cổ Hà Nội

Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định[1]: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu GỗHàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khảiđường Trần Nhật Duật.

Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này ở các quận khác như Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng; nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.

Lịch sử

Bản đồ thành Hà Nội thời nhà Nguyễn và phố cổ Hà Nội lui về hướng đông
Tập tin:Ha Noi 1885.jpg
Bản đồ Hà Nội năm 1885
Tập tin:1890 Hanoi.jpg
Khu vực phố cổ Hà Nội 1890 nằm trong vòng đai

Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh ThuậnThọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.

Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếmsông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.

Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu.

Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây.

Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.

Các phố nghề

Phố hàng Mắm, khoảng năm 1905
Hàng bán đồ đồng
Phố Hàng Bè

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

Nhà cổ

Nhà cổ phố Mã Mây

Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.[4]

Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường.

Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.

Di tích

Chợ Đồng Xuân

Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán.

  • Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu.
  • Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa,
  • Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam.
  • Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến.

Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.

Bảo tồn

Cho đến cuối thập niên 1980, phố cổ còn được giữ gần như nguyên vẹn
Phố Hàng Bồ ngày nay

Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:

  1. Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha).
  2. Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ.

Kiến trúc cổ của khu phố này là các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Khu phố này cũng đã từng là đề tài của nhiều văn nghệ sĩ làm nên những giá trị văn hóa ngày nay của Hà Nội. Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải trùng tu để nâng cấp lại.

Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định dùng khoảng 50 tỷ đồng để tân trang 75 tuyến phố của các quận nội, ngoại thành, trong đó có việc quết vôi lại màu vàng cho mặt tiền các căn nhà trong Khu phố cổ.[5] Tuy nhiên có ý kiến người dân cho biết việc tân trang được thực hiện khá ẩu khiến mặt tiền nhiều ngôi nhà bị lem nhem.[5]

Ca dao

Ngõ Cấm Chỉ, Hàng Bông

Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 phố ở Hà Nội như sau:

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài[6], hàng Khay,
Mã Vĩ[7], hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ[8], hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn[9],
Phố Mới, Phúc Kiến[10], hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát[11], hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The[12], hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Hội họa

Khu phố cổ Hà Nội đã đi vào tranh của một danh họa là Họa sĩ Bùi Xuân Phái, trở thành một trường phái hội họa của Việt Nam, được biết đến với tên là phố Phái.[4][13]

Tên các phố cổ

Tên phố trong khu phố cổ đa số đầu tiên là chữ "Hàng", sau đó là tên sản phẩm. Bên cạnh đó có một số phố không theo quy tắc đó, và một số phố mới đặt sau này mang tên người.

Các phố có chữ "Hàng" trong khu phố cổ (Dấu ** tương ứng với những tên phố hiện không còn dùng).

Các phố, ngõ không có chữ "Hàng" trong khu phố cổ

Các phố có chữ "Hàng" nhưng không nằm trong khu phố cổ

Các ngõ có chữ "Hàng"

  • Hàng Chỉ
  • Hàng Cỏ
  • Hàng Hành
  • Hàng Hương
  • Hàng Lọng
  • Hàng Thịt

Tên các đường phố Hà Nội thế kỷ 19 – 20

  • Ancien canal - Tên cũ phố Đào Duy Từ; Ancien canal nghĩa là Sông đào cũ.
  • Anh Quốc - Tên phố Hàng Khay đặt trong thời tạm chiếm 1947 - 1954.
  • Ấu Triệu - Phố ở cạnh Nhà thờ Lớn: thời Pháp có tên là Ruelle Père Lecornu. Ấu Triệu nghĩa là Bà Triệu nhỏ, tên là Lê Thị Đàn người làng Thế Lại (Quảng Trị) tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (năm 1903). Tên Ấu Triệu do Phan Bội Châu đặt trong tập Truyện Nghĩa liệt.
  • Ba Đình: Quảng trường. Thời Pháp thuộc là Rond point Puginier. Năm 1945 đổi là Quảng trường Ba Đình.
  • Ba Lê - Tên vườn hoa cạnh Nhà hát lớn đặt trong thời tạm chiếm 1947-1954.
  • Bà Triệu - Đường phố có tên cũ thường gọi là Phố Hàng Giò (đoạn phía bắc gần Hàng Khay); thời Pháp thuộc là hai phố boulevard Gia Long và Rue Lê Lợi.
  • Ngõ Bà Triệu - ở đoạn dưới phố Bà Triệu, trước kia được gọi là Ngõ Trường Bắn (nơi binh lính tập bắn).
  • Báo Khánh - Tên phố ở phía tây Hồ Gươm, thời Pháp thuộc gọi là Rue Pottier.
  • Bảo Linh - Tên thôn cũ thuộc khu vực phố Hàng Tre.
  • Borgnis Desbordes - Rue Borgnis Desbordes, tên cũ phố Tràng Thi.
  • Bình Chuẩn - Phố Bình Chuẩn: tên phố Hàng Thùng đặt năm 1945. Bình Chuẩn là tên một chiếc tàu thủy được đóng năm 1921 (chiếc tàu đầu tiên của người Việt Nam ở Bắc Kỳ).
  • Cambanère - Rue Cambanère, tên cũ phố Hàng Bút.
  • Cantonnais - Rue des Cantonnais, tên cũ phố Hàng Ngang thời thuộc Pháp (ý nghĩa là phố của người Hoa kiều gốc Quảng Đông).
  • Cao Thắng - Phố Cao Thắng, thời thuộc Pháp gọi là Rue Grappin; năm 1945 là phố Nguyễn Cảnh Chân.
  • Chân Cầm - Phố Chân Cầm thời Pháp thuộc có tên là Rue Lagisquet; tương truyền ngày xưa nơi đây có nghề sản xuất các loại đàn dùng cho âm nhạc cổ truyền.
  • Chí Linh C - Vườn hoa Chí Linh, nằm ở bờ phía đông của Hồ Hoàn Kiếm, tên cũ thời Pháp thuộc là Vườn hoa Paul Bert, có nhà kèn, tượng Paul Bert và là nơi hàng năm diễn ra duyệt binh trong các ngày Hội Tây.
  • Ngõ Chợ Đồng Xuân: một ngõ nhỏ nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân. Nơi đây trước kia là chỗ giới thiệu người đi ở cho các gia đình.
  • Chợ Gạo - Phố Chợ Gạo: thời Pháp thuộc gọi là Place du Commerce, là nơi tụ họp của những người buôn bán gạo từ nông thôn vào Hà Nội.
  • Chùa Một Cột - Phố Chùa Một Cột: thời Pháp thuộc có tên là Rue Elie Groleau.
  • Cổ Ngư - Đường Cổ Ngư: Thời thuộc Pháp gọi là Route Maréchal Lyautey, nay gọi là Đường Thanh Niên.
  • Cống Chéo Hàng Lược - Tên gọi thông thường của phố Hàng Lược, thời Pháp thuộc gọi là Rue Sông Tô Lịch.
  • Cột Cờ - Phố Cột cờ: thời Pháp thuộc gọi là Avenue Puginier.
  • Chả Cá - Phố Chả Cá, đất thôn cũ Đồng Thuận. Trước kia phố này gọi là phố Hàng Sơn (tên chữ Pháp là Rue de la laque).
  • Cột Đồng Hồ - Nơi được trồng một cột sắt lớn trên có đặt chiếc đồng hồ điện, ở ngã sáu mấy phố đi ra Bờ Sông, tại đầu đường Trần Nhật Duật.
  • Hàng Cơm - phố Văn Miếu, tên phố Hàng Cơm được đặt từ thời vua Tự Đức. Qua nhiều giai đoạn đến ngày 28-02-1949, tên là phố Văn Miếu.
  • Hàng Đũa - phố Ngô Sĩ Liên, tên Hàng Đũa được đặt cho khu phố phía sau Ga Hàng Cỏ. Xưa vào thời Nguyễn đây thuộc làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Qua nhiều giai đoạn đến nay thì tên phố là phố Ngô Sĩ Liên.
  • Ngõ Trạm -Thời Pháp thuộc, phố còn có tên là Bourret. Sau Cách mạng tháng Tám, phố được đặt tên như hiện nay.

Hình ảnh Hà Nội xưa

Tham khảo: Nguoiquansat.vn

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội” (Thông cáo báo chí). Ngô Xuân Lộc. 30 tháng 3 năm 1995. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ Phố Mã Mây
  3. ^ Phố Hàng Bạc
  4. ^ a b Vuong, Quan-Hoang; Bui, Quang-Khiem; La, Viet-Phuong; Vuong, Thu-Trang; Ho, Manh-Toan; Nguyen, Hong-Kong T.; Nguyen, Hong-Ngoc; Nghiem, Kien-Cuong P.; Ho, Manh-Tung (1 tháng 1 năm 2019). “Cultural evolution in Vietnam's early 20th century: A Bayesian networks analysis of Hanoi Franco-Chinese house designs”. Social Sciences & Humanities Open (bằng tiếng Anh). 1 (1): 100001. doi:10.1016/j.ssaho.2019.100001. ISSN 2590-2911.
  5. ^ a b Hà Nội 'tân trang' phố cổ, VnExpress, 1/4/2010
  6. ^ đoạn phố Hàng Bông ngày nay, chạy từ góc ngã tư Hàng Gai-Hàng Trống-Hàng Bông-Hàng Hòm đến ngã tư Hàng Bông-Hàng Mành-phố Lý Triều Quốc Sư, ngày xưa bán nhiều giày, guốc thật và để cúng
  7. ^ Đoạn phố xưa nối phố Hàng Quạt với phố Hàng Nón, nơi bán trang phục tuồng chèo, mũ mãng. Mũ cánh chuồn và một số đạo cụ tuồng chèo hồi đó làm từ lông đuôi ngựa nên có tên là "mã vĩ"
  8. ^ Phố Hàng Bông Lờ, đoạn phố Hàng Bông chạy từ ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam, nơi ngày xưa bán các loại đó, đơm, lờ đánh cá
  9. ^ Đoạn đầu phố Hàng Quạt ngày nay, xưa chuyên làm các loại đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, nhị, hồ... Phân biệt với thôn Chân Tiên Hàng Đàn, sau hợp với thôn Minh Cầm thành phố Chân Cầm nối phố Phủ Doãn với phố Lý Triều Quốc Sư, song song với Hàng Bông
  10. ^ phố Lãn Ông ngày nay, hồi đầu thế kỷ 20 có nhiều Hoa kiều gốc tình Phúc Kiến bên Trung Quốc về ở
  11. ^ Có thể là đoạn đầu phố Hàng Chiếu giáp với Ô Quan Chưởng. Sách Đại Nam nhất thống chí đầu thế kỷ 20 có ghi phần tỉnh Hà Nội: "Phố Đông Hà bán chiếu trơn, có tên nữa là hàng Bát."
  12. ^ Nơi bán tơ, lụa, the
  13. ^ “Nguồn gốc Phái Phố, Phố Phái - Thể thao & Văn hóa”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Nay thuộc phố Thuốc Bắc. Nguyên sau hai lần Pháp đánh Hà Nội 1873, 1882, dân Hà Nội chạy tản cư thì quân Pháp, giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, bọn lưu manh trộm cắp đã xông vào nhà dân lấy đồ đạc quần áo mang ra đây tiêu thụ (ngày nay gọi là hàng sida hay hàng second-hand
  15. ^ Nay nhập với phố Hàng Cuốc thành phố Lò Rèn
  16. ^ Nay là đoạn đầu phố Hàng Bè tiếp giáp với phố Hàng Mắm
  17. ^ Thôn Hương Minh có nghĩa là thôn Chè Thơm, nơi chuyên bán lá chè tươi, nay là đoạn cuối phố Cầu Gỗ tiếp giáp với các phố Đinh Liệt, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào
  18. ^ Nay là phố Ô Quan Chưởng
  19. ^ Nay nhập với phố Hàng Bừa thành phố Lò Rèn
  20. ^ Nay là đoạn đầu phố Hàng Bồ chạy từ phố Hàng Bạc đến ngã tư Hàng Cân - Lương Văn Can
  21. ^ Nay là đoạn phố Hàng Quạt tiếp giáp với phố Hàng Hòm, Hàng Nón
  22. ^ Nay là phố Đồng Xuân
  23. ^ Nay là đoạn đầu phố Bà Triệu, chạy từ ngã tư Bờ Hồ đến ngã năm Trần Hưng Đạo
  24. ^ Nay là đoạn đầu phố Hàng Bông, chạy từ phố Hàng Gai đến phố Hàng Mành
  25. ^ Đoạn giữa phố Bà Triệu ngày nay, chạy từ ngã năm Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du; đoạn này thế đất dốc nên còn được gọi là dốc Hàng Kèn. Tại đây có trường phổ thông Quang Trung, thời Pháp thuộc gọi là trường Hàng Kèn. Phố này không hề bán kén, mà xưa có một phường kèn trống bát âm chuyên phục vụ các đám rước thần và đám ma.
  26. ^ Đoạn phố Thuốc Bắc giáp với phố Hàng Mã, nơi chuyên bán các loại khóa. Sang thời Pháp, chuyển tên thành phố Hàng Sắt.
  27. ^ Xem Lịch sử phố Hàng Bông
  28. ^ Nay là đoạn đầu phố Hàng Giầy, chạy từ phố Hàng Chiếu đến phố Hàng Buồm
  29. ^ Nay nhập với phố Hàng Mã Vĩ thành phố Mã Mây
  30. ^ Nay là phố Hàng Bút
  31. ^ Nay là đường Trần Nhật Duật
  32. ^ Xem Hàng Khóa
  33. ^ Phố Chả Cá ngày nay, xưa bán nhiều loại sơn trống (sơn giọi, sơn thịt, sơn hom...), có tên Pháp là rue de la Laque tức phố Hàng Sơn
  34. ^ Nay là phố Lò Sũ
  35. ^ Nay là đoạn cuối phố Hàng Trống tiếp giáp phố Lê Thái Tổ
  36. ^ Nay là đoạn đầu phố Hàng Gai từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến phố Lương Văn Can
  37. ^ Đoạn phố Hàng Mắm ngày nay nối từ phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Trần Nhật Duật, thuộc thôn Thanh Yên, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương. Phân biệt với ngõ Hàng Trứng nay là phố Đông Thái.
  38. ^ Nay là đoạn cuối phố Hàng Bông từ phố Phùng Hưng đến ngã sáu Cửa Nam
  39. ^ Nay là phố Thợ Nhuộm
  40. ^ Nay thuộc phố Tôn Đức Thắng sau năm 1988.Phố kéo dài từ phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) chạy tới Ô Chợ Dừa (Đoạn ngã 5 phố Xã Đàn ngày nay)
  41. ^ Nay thuộc phố Trần Hưng Đạo (Ga Hà Nội).
  42. ^ Nay thuộc phố Văn Miếu. Thời vua Tự Đức, đoạn từ ngã ba phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến hiện nay) đến ngã ba phố Quốc Tử Giám vì có nhiều quán cơm nên dân gian đặt tên là phố Hàng Cơm.
  43. ^ Nay thuộc phố Nguyễn Thái Học.
  44. ^ Nay thuộc phố Ngô Sĩ Liên. Vào thời nhà Nguyễn đây thuộc địa phận làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Làng Lương Sử ngày nay chia thành 2 con phố là phố Quốc Tử Giám và phố Ngô Sĩ Liên. Dân gian còn gọi đây là Ngõ Hàng Đũa
  45. ^ Nay thuộc phố Lê Duẩn.

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2022. Itaya ...

 

For related races, see 1976 United States gubernatorial elections. 1976 Arkansas gubernatorial election ← 1974 November 2, 1976 1978 →   Nominee David Pryor Leon Griffith Party Democratic Republican Popular vote 605,083 121,716 Percentage 83.24% 16.74% County resultsPryor:      60–70%      70–80%      80–90%      >90% Governor before election David Pryo...

 

Polish singer-songwriter Ralph KaminskiKaminski in 2023BornRafał Stanisław Kamiński(1990-11-08)8 November 1990Jasło, PolandAlma materStanisław Moniuszko Academy of Music in Gdańsk, Codarts University for the ArtsOccupationsSinger-songwriterrecord producerYears active2010–presentMusical careerGenresAlternative popelectronic musicchamber musicInstrument(s)VocalspianoviolinHammond organLabelsFonoboWebsiteralphkaminski.com Musical artist Rafał Stanisław Kamiński (Polish pronu...

Francesco Redi, founder of biology A scientist studying living organisms Part of a series onBiologyScience of life Index Outline Glossary History (timeline) Key components Cell theory Ecosystem Evolution Phylogeny Properties of life Adaptation Energy processing Growth Order Regulation Reproduction Response to environment Domains and Kingdoms of life Archaea Bacteria Eukarya (Animals, Fungi, Plants, Protists) Branches Abiogenesis Aerobiology Agronomy Agrostology Anatomy Astrobiology Bacteriolo...

 

Bangladeshi politician Abul Hasnat Muhammad Qamaruzzamanআবুল হাসনাত মোহাম্মদ কামারুজ্জামানMinister of IndustriesIn office25 January 1975 – 15 August 1975PresidentSheikh Mujibur RahmanPrime MinisterMuhammad Mansur AliPreceded bySyed Nazrul IslamSucceeded bySultan Mahmud5th President of Bangladesh Awami LeagueIn office18 January 1974 – 24 February 1975General SecretaryZillur RahmanPreceded bySheikh Mujibur Rahma...

 

ХристианствоБиблия Ветхий Завет Новый Завет Евангелие Десять заповедей Нагорная проповедь Апокрифы Бог, Троица Бог Отец Иисус Христос Святой Дух История христианства Апостолы Хронология христианства Раннее христианство Гностическое христианство Вселенские соборы Н...

У этого термина существуют и другие значения, см. Чайки (значения). Чайки Доминиканская чайкаЗападная чайкаКалифорнийская чайкаМорская чайка Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:Вторич...

 

La neutralità di questa voce o sezione sull'argomento aziende è stata messa in dubbio. Motivo: linguaggio non adatto ad un'enciclopedia Per contribuire, correggi i toni enfatici o di parte e partecipa alla discussione. Non rimuovere questo avviso finché la disputa non è risolta. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Questa voce o sezione sull'argomento aziende non è ancora formattata secondo gli standard. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikiped...

 

Artikel ini bukan mengenai Makarun, Makaroni, atau Macron. MakaronMakaron ala Paris (rasa vanila)Nama lainMacaronMakarun PrancisJenisMakanan manisDibuat olehKoki Italia milik Ratu Catherine De Medici.Bahan utamaBiskuit: putih telur, gula bubuk, gula rafinasi, tepung almon, pewarna makananIsian: krim mentega atau krim gumpal, ganache, atau selaiSunting kotak info • L • BBantuan penggunaan templat ini  Media: Makaron Macaron de Nancy tradisional. Macaron (macaron; bahasa ...

2020年夏季奥林匹克运动会波兰代表團波兰国旗IOC編碼POLNOC波蘭奧林匹克委員會網站olimpijski.pl(英文)(波兰文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員206參賽項目24个大项旗手开幕式:帕维尔·科热尼奥夫斯基(游泳)和马娅·沃什乔夫斯卡(自行车)[1]闭幕式:卡罗利娜·纳亚(皮划艇)&#...

 

1964 book by Ayn Rand The Virtue of Selfishness Cover of the 1964 Signet Books editionAuthorAyn RandCountryUnited StatesLanguageEnglishSubjectEthicsPublisherNew American LibraryPublication date1964Media typePrintPages173 (Centennial edition)ISBN0-451-16393-1 (Centennial edition)OCLC183461 The Virtue of Selfishness: A New Concept of Egoism is a 1964 collection of essays by the philosopher Ayn Rand and the writer Nathaniel Branden. Most of the essays originally appeared in The Objectivist ...

 

American college basketball tournament 1993 NCAA Division Iwomen's basketball tournamentTeams48Finals siteOmni ColiseumAtlanta, GeorgiaChampionsTexas Tech Raiders (1st title, 1st title game,1st Final Four)Runner-upOhio State (1st title game,1st Final Four)SemifinalistsIowa Hawkeyes (1st Final Four)Vanderbilt (1st Final Four)Winning coachMarsha Sharp (1st title)MOPSheryl Swoopes (Texas Tech) NCAA Division I women's tournaments «1992 1994» The 1993 NCAA Division I women's basketball t...

Data storage provider For the former hard drive maker with the same parent company, see HGST. This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs to be updated. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (September 2020) This article contains content that is written like an advertisement. Please help improve it by removing promo...

 

Ignatius Wahyu Anggono Staf Khusus Kasau Informasi pribadiLahir24 Juli 1969 (umur 54) Balikpapan, Kalimantan TimurKebangsaan IndonesiaSuami/istriNy. Imelda MariesAnak1. Angelica Anjanette2. Alexander Darrel OrlandoAlma materAkademi Angkatan Udara (1992)Karier militerPihak IndonesiaDinas/cabang TNI Angkatan UdaraMasa dinas1992—sekarangPangkat Marsekal PertamaSatuanKorps Penerbang (Angkut)Sunting kotak info • L • B Marsekal Pertama TNI Ignatius Wahyu Anggono, S.E....

 

British writer and Actress Meera SyalCBE FRSLSyal at the 7th Asian Awards in 2017BornFeroza Syal (1961-06-27) 27 June 1961 (age 62)Wolverhampton, EnglandEducationQueen Mary's High SchoolAlma materUniversity of ManchesterOccupation(s)Comedian, writer, playwright, singer, journalist, actressYears active1983–presentSpouses Shekhar Bhatia ​ ​(m. 1989; div. 2002)​ Sanjeev Bhaskar ​(m. 2005)​Children2 ...

Stabat BaruKelurahanKantor Kelurahan Stabat BaruNegara IndonesiaProvinsiSumatera UtaraKabupatenLangkatKecamatanStabatKodepos20811Kode Kemendagri12.05.07.1010 Kode BPS1213070006 Luas... km²Jumlah penduduk... jiwaKepadatan... jiwa/km² Stabat Baru merupakan salah satu kelurahan yang ada di kecamatan Stabat, Kabupaten Langkat, provinsi Sumatera Utara, Indonesia. Pranala luar (Indonesia) Keputusan Menteri Dalam Negeri Nomor 050-145 Tahun 2022 tentang Pemberian dan Pemutakhiran Kode, Data Wi...

 

Montaña de las ToscasLocalización geográficaRegión La PalmaCoordenadas 28°36′24″N 17°47′08″O / 28.606772222222, -17.785463888889Localización administrativaPaís España EspañaComunidad autónoma Canarias CanariasProvincia Santa Cruz de TenerifeSanta Cruz de TenerifeLocalización Villa de MazoCaracterísticas generalesTipo VolcánAltitud 719 metrosMapa de localización Montaña de las Toscas Ubicación en Provincia de Santa Cruz de Tenerife. [edit...

 

Fighter of the DestinyPoster ResmiGenreFantasi Petualangan Romansa XianxiaBerdasarkanWay of Choices karya Mao NiSutradaraZhong Shujia[1]PemeranLu HanGuli NazhaJanice WuJoseph ZengNegara asalChinaBahasa asliTionghoa StandarJmlh. musim1Jmlh. episode52ProduksiDurasi45 menitRumah produksiTencent Media, Limon Pictures, Yuewen MediaAnggaranUS$58 jutaRilis asliJaringanHunan TVRilis17 April (2017-04-17) –1 Juni 2017 (2017-6-1) Fighter of the Destiny (Tionghoa: 择天记) ada...

Vous lisez un « article de qualité » labellisé en 2008. Pour les articles homonymes, voir Football (homonymie) et Foot. « Soccer » redirige ici. Pour les autres significations, voir Soccer (homonymie). FootballFootball associationSoccer Données clés Fédération internationale FIFA (fondée en 1904) Sport olympique depuis 1908 (sport de démonstration de 1896 à 1904) Clubs 301 000 (2006)[1] Joueurs licenciés 38 287 000 (2006)[1] Joueurs pratiquant...

 

Pour les articles homonymes, voir Hoult. Nicholas Hoult Nicholas Hoult lors de la Mostra de Venise 2024. Données clés Nom de naissance Nicholas Caradoc Hoult Surnom Nickk Hoult Naissance 7 décembre 1989 (34 ans)Wokingham, Royaume-Uni Nationalité Britannique Profession Acteur Films notables Pour un garçonZombie malgré luiRenfield Mad Max: Fury RoadLe Menu Séries notables Skins The Great modifier Autographe de Nicholas Hoult. Nicholas Hoult [ˈnɪkələs həʊlt][1], né le...