Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba

Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba
台灣海峽飛彈危機
Một phần của Nội chiến Trung Quốc

Eo biển Đài Loan
Thời gian21 tháng 7 năm 1995 – 23 tháng 3 năm 1996
(8 tháng và 2 ngày)
Địa điểm
Kết quả Ngừng bắn
Tham chiến
Trung Hoa Dân Quốc
 Hoa Kỳ (hỗ trợ trên biển)
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Chỉ huy và lãnh đạo
Đài Loan Lý Đăng Huy
Đài Loan Liên Chiến
Đài Loan Chiang Chung-ling
Đài Loan Tang Fei
Đài Loan Wu Shih-wen
Đài Loan Tang Yao-ming
Đài Loan Nelson Ku
Đài Loan Huang Hsien-jung
Đài Loan Wang Jo-yu
Hoa Kỳ Bill Clinton
Hoa Kỳ John Shalikashvili
Hoa Kỳ Archie Clemins
Trung Quốc Giang Trạch Dân
Trung Quốc Lý Bằng
Trung Quốc Lưu Hoa Thanh
Trung Quốc Trương Chấn
Trung Quốc Trương Liên Trung
Trung Quốc Trì Hạo Điền
Trung Quốc Trương Vạn Niên
Trung Quốc Phó Toàn Hữu
Thành phần tham chiến
Quân đội Đài Loan
Hải quân Hoa Kỳ
Quân đội Trung Quốc
Lực lượng
Đài Loan
MIM-104 Patriot, MIM-23 Hawk, Northrop F-5, F-CK-1, Lockheed F-104, frigate lớp Knox, frigate lớp Oliver Hazard Perry, v.v.

USS Independence (CV-62), USS Nimitz (CVN-68), USS Belleau Wood (LHA-3), USS Bunker Hill (CG-52), v.v.
Trung Quốc DF-15, J-7, J-8, v.v.

Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba, còn được gọi là Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995–1996 hoặc Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, là hậu quả của một loạt vụ thử tên lửa do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành ở vùng biển xung quanh Đài Loan, bao gồm cả Eo biển Đài Loan từ ngày 21 tháng 7 năm 1995 đến ngày 23 tháng 3 năm 1996. Loạt tên lửa đầu tiên được bắn vào khoảng thời gian giữa-đến-cuối năm 1995 được cho là để gửi một thông điệp mạnh tới chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Lý Đăng Huy; ông được xem là đang chuyển hướng chính sách đối ngoại của mình rời xa chính sách Một Trung Quốc. Loạt tên lửa thứ hai được bắn vào đầu năm 1996, được cho là để đe dọa cử tri Đài Loan trước thềm của cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 1996.