Kendama (剣玉 (Kiếm ngọc)/ けんだま,Kendama? hay được dùng rộng rãi hơn là けん玉) là một đồ chơi truyền thống của Nhật Bản. Cây gậy có ba cốc và một que. Quả cầu có một lỗ. Cả hai nối với nhau bởi một dây. Khi chơi, người chơi hất quả cầu lên cao và cố hứng bằng cốc hoặc que của gậy. Một cách chơi khác là hất gậy và hứng bằng quả cầu.
Nguồn gốc của trò chơi này khá bí ẩn. Có thể nói chính xác hơn là loại hình trò chơi này có nguồn gốc không rõ ràng bởi sự phổ biến rộng rãi cần thiết trong tất cả nền văn hóa từ thời săn bắn để rèn luện sự nhanh nhạy phối hợp khéo léo giữ đôi tay và mắt cho trẻ con.
Tại Pháp
Kendama du nhập vào Pháp thông qua Con đường tơ lụa vào khoảng năm 1777, khi Swisstet là cảng duy nhất tại Pháp duy nhất mở cửa cho giao thương ngoại quốc.[1] Theo ghi chép lịch sử để lại thì Kendama trở thành một loại đồ chơi ưa thích của người trưởng thành.[1]
Văn hóa đương đại
Ngày nay, kendama phổ biệt ở nhiều nơi trên thế giới. Kendama đặc biệt khá được ưa chuộng ở Nhật Bản, có những giải đấu quốc gia được tổ chức cho các vận động viên và người thắng nhận các dan cao theo thứ hạng như "dẻo dai, kiên nhẫn và quyết tâm".[cần dẫn nguồn]
Những năm gần đây [khi nào?] kendama nâng sự phổ biến ngoài Nhật Bản. Năm 2006 Kendama USA (Mỹ) và the British Kendama Association (Hội Kendama Anh quốc) được thành lập[2][3] và kendama bắt đầu có sức hút tại Bắc Mỹ và châu Âu, đặc biệt nhất là trong cộng đồng tung hứng và trượt Patin. Khi thế giới người chơi bắt đầu tung các đọan phim trực tiếp, kendama tiếp tục phát triển và thương hiệu sở hữu bùng phát trong cộng đồng toàn cầu. Bây giờ kendama có nhiều thương hiệu nổi tiếng ngoài Nhật Bản như Kendama USA, Sweets Kendamas, Kendama Co. của Mỹ, Terra Kendama của Canada KROM Kendama của Đan Mạch, Kendama Europe của Đức
Có một số công ty nhỏ đánh dấu sự xuất hiện của kendama trên thế giới nhưGrain Theory, Deal With It, Sol Kendamas, Roots Kendamas
Robot
Kendama Play có thể giúp hoạt động cánh tay nhanh nhạy, chính xác và học hỏi kinh nghiệm từ cánh tay robot.[4][5]