Kawaii

Moe là một ví dụ điển hình của Kawaii ở Nhật Bản.
Tàu E3 Series Shinkansen được trang trí hình Pokémon

Kawaii (可愛 (かわい) (Khả ái)? phát âm [ca-oai-i]; dịch sang tiếng Việt là "khả ái", "đáng yêu", "dễ thương" hay "đáng mến")[1] là một từ vựng xuất phát từ tiếng Nhật.[2][3][4][5] Từ này có thể chỉ đến những đồ vật, con người và động vật có sức quyến rũ, duyên dáng, "mỏng manh dễ vỡ", e thẹn và ngây thơ.[2] Ví dụ như: dòng chữ đáng yêu, các dòng truyện manga nào đó, và các nhân vật như Hello KittyPikachu.[6]

Nhìn chung, kawaii cũng đã ảnh hưởng đến một số nền văn hóa khác. Những sản phẩm dễ thương ngày nay đã lan truyền đến các nước Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan và ngay cả chính Nhật Bản, các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. Văn hóa dễ thương hay thẩm mĩ kawaii, đã trở thành một khía cạnh nổi bật của nền văn hóa đại chúng Nhật Bản, của ngành giải trí, thời trang, ẩm thực, đồ chơi, phong cách hay ngoại hình của một cá nhân.[7]

Mỹ quan

Thể hiện giới tính

Những người phụ nữ Nhật giả vờ hành xử kawaii (VD: nói giọng cao vút, the thé hay cười khúc khích[8]) mà bị xem là gượng ép hoặc không giống thật thì được gọi là burikko (giả nai), điều này được coi là một cách thể hiện giới tính.[9] Từ mới này được khai triển vào thập niên 1980, có lẽ bắt nguồn từ diễn viên hài Yamada Kuniko (山田邦子?).[9]

Sức hấp dẫn tự nhiên

Ở Nhật Bản, sự dễ thương là chấp nhận được với cả nam và nữ. Từng tồn tại xu hướng nam giới cạo lông chân nhằm bắt chước vẻ ấu sinh. Phụ nữ Nhật thì thường cố gắng hành động dễ thương để thu hút người khác giới.[10]

Thần tượng

Thời trang dễ thương

Lolita

Decora

Kawaii phiên bản nam

Mặc dù kawaii là một phong cách thời trang điển hình mà nữ giới chiếm ưu thế, nhưng vẫn có nam giới quyết định dấn thân vào xu hướng này.

Các ngôi sao nhạc pop và diễn viên nam của Nhật Bản thường để tóc dài, ví dụ như thành viên Kimura Takuya của nhóm nhạc SMAP.

Các sản phẩm

Tiếp nhận các sản phẩm phi kawaii

Có nhiều trường hợp các sản phẩm nổi tiếng của phương Tây đã thất bại trong việc đáp ứng sự mong đợi về kawaii (dễ thương), và do đó chúng không đạt được thành công tại thị trường Nhật Bản.

Ngành công nghiệp dễ thương

Kawaii (dễ thương) đang dần dần trải qua quá trình từ một tiểu văn hóa nhỏ bé tại Nhật Bản trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa hiện đại Nhật Bản nói chung.

Nhật Bản đã và đang trở thành cường quốc trong ngành công nghiệp kawaii, và các hình ảnh của Doraemon, Hello Kitty, Pikachu, Thủy thủ Mặt TrăngHamtaro cũng đang vô cùng phổ biến trên các mặt phụ kiện dành cho điện thoại di động.

Truyện tranh và tạp chí kawaii mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành công nghiệp in ấn Nhật Bản.[11]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ The Japanese Self in Cultural Logic, Takei Sugiyama Libre, khoảng năm 2004, Nhà xuất bản Đại học Hawaii, ISBN 0-8248-2840-2, tr. 86.
  2. ^ a b Hui-Ying Kerr (ngày 23 tháng 11 năm 2016). "What is kawaii – and why did the world fall for the ‘cult of cute’?", The Conversation.
  3. ^ "kawaii Lưu trữ 2011-11-28 tại Wayback Machine", Từ điển Oxford Trực tuyến.
  4. ^ [https://web.archive.org/web/20110818202925/http://japanesefile.com/Adjectives/kawaii_3.html “���킢�� kawaii �ˆ��� cute”]. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2011. replacement character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  5. ^ “Adjectives Explained”. Truy cập 23 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ Manami Okazaki và Geoff Johnson (năm 2013). Kawaii!: Japan's Culture of Cute. Prestel, tr. 8.
  7. ^ Diana Lee, "Inside Look at Japanese Cute Culture Lưu trữ 2005-10-25 tại Wayback Machine" (ngày 1 tháng 9 năm 2005).
  8. ^ Merry White (ngày 29 tháng 9 năm 1994). The material child: coming of age in Japan and America. University of California Press. tr. 129. ISBN 978-0-520-08940-2. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ a b "You are doing burikko!: Censoring/scrutinizing artificers of cute femininity in Japanese," Laura Miller in Japanese Language, Gender, and Ideology: Cultural Models and Real People, do Janet Shibamoto Smith và Shigeko Okamoto biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Oxford, năm 2004 (bằng tiếng Nhật).
  10. ^ Bloomberg Businessweek, "In Japan, Cute Conquers All".
  11. ^ Vương Lực (王力). "萌文化"在日本大行其道_旅游_环球网”. Trang go.huanqiu.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.

Đọc thêm