James McGill Buchanan, Jr. (/bjuːˈkæn[invalid input: 'ɪ-']n/; 3 tháng 10 năm 1919 – 9 tháng 1 năm 2013) là một nhà kinh tế học người Mỹ, được biến đến với công trình của ông về lý thuyết lựa chọn công khai, với công trình này ông đã được trao giải Nobel Kinh tế vào năm 1986. Công trình của Buchanan bắt đầu nghiên cứu về lợi ích của các nhà chính khách và lực lượng phi kinh tế ảnh hưởng thế nào đến chinh sách kinh tế của chính phủ. Ông là một thành viên của Hội đồng tư vấn của Viện độc lập, một thành viên cao cấp của Viện Cato và giáo sư tại Đại học George Mason.
Tiểu sử
Buchanan sinh ra tại Murfreesboro, Tennessee, con cả của James và Lila (Scott) Buchanan. Ông là cháu trai của John P. Buchanan, thống đốc Tennessee trong thập niên 1890.[1] Ông tốt nghiệp Middle Tennessee State Teachers College, nay được gọi là Đại học bang Middle Tennessee vào năm 1940. Ông hoàn thành khóa học thạc sĩ tại Đại học Tennessee vào năm 1941. Ông đã trải qua những năm chiến tranh với tư cách phụ tá cho Đô đốc Nimitz tại Honolulu, trong thời gian đó ông đã gặp và kết hôn với Anne Bakke vào ngày 5 tháng 10 năm 1945; Anne là một người Mỹ gốc Na Uy, lúc đó bà là y tá làm việc cho căn cứ quân sự tại Hawaii.
Buchanan nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Chicago vào năm 1948 cho luận án "Công bằng tài chính trong một nhà nước liên bang", trong luận án của mình ông chịu ảnh hưởng lớn từ Frank H. Knight.
Buchanan là người thành lập trường kinh tế chính trị Virginia mới.
Buchanan mất vào ngày 9 tháng 1 năm 2013, tại Blacksburg, Virginia, ở tuổi 93.[2] Tờ New York Times bình luận rằng nhà kinh tế đoạt giải Nobel người đã đấu tranh cho lý thuyết lựa chọn công khai đã ảnh hưởng tới thế hệ suy nghĩ bảo thủ về thâm hụt ngân sách, thuế và kích thước của chính phủ".[3] Tờ Badische Zeitung gọi Buchanan, người cho thấy cách các chính trị gia làm suy yếu hệ thống thuế công bằng và đơn giản là "người sáng lập của nền kinh tế chính trị mới".[4]
Danh sách các tác phẩm
He listed his principal books as of 1988 as: Liberty, Market and State, 1985; The Reason of Rules (with G. Brennan),1985; The Power to Tax (with G. Brennan),1980; What should Economists Do? 1979; Freedom in Constitutional Contract,1978; Democracy in Deficit (with R. Wagner), 1977; The Limits of Liberty, 1975; Cost and Choice, 1969; Demand and Supply of Public Goods, 1968; Public Finance in Democratic Process, 1967; The Calculus of Consent (with G. Tullock),1962; Fiscal Theory and Political Economy, 1960; Public Principles of Public Debt, 1958.
Atkinson, Anthony B., 'James M. Buchanan's Contributions to Economics', The Scandinavian Journal of Economics, 1987, Vol. 89, No. 1, pp. 5–15.
Brennan, G., Kliemt, H., and Tollison, R.D. (eds.) Method and Morals in Constitutional Economics: Essays in Honor of James M. Buchanan (Berlin: Springer, 2002).
Kasper, Sherryl. The Revival of Laissez-Faire in American Macroeconomic Theory: A Case Study of Its Pioneers (2002) ch 6
Meadowcroft, John. James M. Buchanan (London: Continuum, 2011).
Pittard, Homer. The First Fifty Years (Murfreesboro, TN: Middle Tennessee State College, 1961) pp. 136, 173
Reisman, David A. The Political Economy of James Buchanan (Basingstoke: Macmillan, 1990).