Đại Công nữ được đặt tên đầu tiên là Irene, được lấy từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hòa bình" vì được sinh ra vào cuối Chiến tranh Áo-Phổ.[1] Alice nhìn nhận Irene là một đứa trẻ kém hấp dẫn và từng viết cho chị gái của mình Victoria rằng Đại Công nữ "không được xinh xắn".[2] Irene không được coi là một người đẹp tuyệt vời như hai người chị em Elisabeth và Alix, nhưng lại là người có tính cách dễ chịu và hòa đồng. Vương nữ Alice chủ trương nuôi dạy các con gái của mình theo lối sống giản dị. Những đứa trẻ được chăm coi bởi một bảo mẫu người Anh và được cho ăn những bữa ăn đơn giản gồm bánh gạo, táo nướng cũng như là mặc những bộ trang phục có thiết kế đơn giản. Các con gái của Alice cũng được hướng dẫn tự làm việc nhà như nướng bánh, dọn giường, đốt lửa, quét nhà và lau bụi trong phòng. Alice cũng coi trọng việc giúp đỡ người nghèo và thường đưa các con gái đến thăm các bệnh viện và tổ chức từ thiện.[3]
Gia đình của Irene lâm vào cảnh đau buồn vào năm 1873, khi người em trai mắc bệnh máu khó đông của Irene là Friedrich, thường gọi là "Frittie", đã rơi qua cửa sổ đang mở, đập đầu vào lan can và qua đời vài giờ sau đó vì xuất huyết não.[4] Trong những tháng tiếp theo từ khi Friedrich qua đời, Alice thường xuyên đưa các con đến mộ con trai để cầu nguyện và rất u sầu vào những ngày kỷ niệm liên quan đến người con trai xấu số.[5] Vào mùa thu năm 1878, Irene, các anh chị em (trừ chị gái thứ Elisabeth) và cha mắc bệnh bạch hầu. Em gái Marie của Irene, thường gọi là "May", đã qua đời vì căn bệnh này. Vương nữ Alice, kiệt sức vì nuôi con, cũng đã bị nhiễm bệnh. Biết mình có thể không qua khỏi nên đã viết di chúc, trong đó bao gồm những chỉ dẫn về cách nuôi dạy các con gái của Vương nữ và phương hướng quản lý gia đình. Alice sau đó qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1878 vì căn bệnh bạch hầu.[6]
Sau cái chết của Alice, Nữ vương Victoria quyết định đảm nhiệm vai trò người mẹ cho những đứa cháu nhà Hessen của mình. Irene cùng chị gái và các em tận hưởng những ngày lễ hàng năm ở Anh và bà ngoại của họ đã gửi yêu cầu cho phó mẫu của họ hướng dẫn các chị em trong việc học hành và phê duyệt các mẫu trang phục của họ.[7] Cùng với em gái Alix, Irene là phù dâu trong đám cưới năm 1885 của dì là Vương nữ Beatrice của Liên hiệp Anh với Thân vương tử Heinrich xứ Battenberg.[8]
Hôn nhân
Irene kết hôn với Heinrich của Phổ, người con thứ ba và con trai thứ hai của Hoàng đế Friedrich III của Đức và Victoria của Liên hiệp Anh, Vương nữ Vương thất vào ngày 24 tháng 5 năm 1888 tại nhà nguyện của Cung điện Charlottenburg ở Berlin. Vì mẹ của hai người là chị em nên Irene và Heinrch cũng là anh em họ.[9] Cuộc hôn nhân của hai người khiến bà ngoại của cả hai là Nữ vương Victoria không hài lòng vì nữ vương không được thông báo về mối quan hệ cho đến khi họ quyết định kết hôn.[10] Vào thời điểm diễn ra buổi lễ, người bác và bố chồng của Irene, Friedrich III đang trong cơn nguy tử vì bệnh ung thư vòm họng, và chưa đầy một tháng sau buổi lễ, người anh họ cũng như là anh chồng của Irene đã lên ngôi với trị hiệu là Wilhelm II. Mẹ của Heinrich, Hoàng thái hậu Victoria, rất yêu quý Irene. Tuy nhiên, Hoàng thái hậu Victoria đã sốc vì Irene không đội khăn choàng hay khăn quàng cổ để che đậy việc mang thai khi Irene mang thai đứa con trai đầu lòng là Vưng tôn Waldemar, người bị mắc bệnh máu khó đông, vào năm 1889. Thái hậu Victoria, người bị thu hút bởi chính trị và các sự kiện thời sự, cũng không hiểu tại sao Heinrich và Irene không bao giờ đọc báo.[11] Tuy nhiên, cặp đôi đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và họ được họ hàng gọi là "Cặp đôi hòa nhã"[a] vì tính cách dễ chịu. Irene và Heinrich có với nhau ba người con trai.
Irene đã truyền gen bệnh máu khó đông cho hai người con trai cả và út là Waldemar và Heinrich. Sức khỏe của Waldemar khiến Irene lo ngại ngay từ khi còn nhỏ.[12] Sau đó, Irene đã rất đau khổ khi đứa con út, Heinrich, bốn tuổi, qua đời sau khi bị ngã và bị va đập vào đầu vào tháng 2 năm 1904.[13] Sáu tháng sau cái chết của Heinrich bé bỏng, Irene trở thành dì của Thái tử Aleksey của Nga, con trai duy nhất của em út Alix, Hoàng hậu Alexandra, cũng không may mắc bệnh máu khó đông.
Vốn được nuôi dạy để tin vào những quy tắc ứng xử của thời Victoria, Irene dễ bị sốc trước những gì mà bản thân coi là không đúng mực.[14] Năm 1884, cùng năm mà chị gái Victoria kết hôn với Louis xứ Battenberg, một người chị khác, Elisabeth, kết hôn với Sergey Aleksandrovich của Nga, và khi Elisabeth chuyển từ Đức tin Luther sang Chính thống giáo Nga vào năm 1891, đã khiến Irene vô cùng đau buồn. Irene đã viết thư cho cha mình rằng mình đã "khóc rất nhiều" trước quyết định của Elisabeth.[15] Năm 1892, cha của Irene, Đại Công tước Ludwig IV qua đời và em trai Ernst, kế vị cha trở thành Đại Công tước xứ Hessen. Hai năm sau, vào tháng 5 năm 1894, Ernst Ludwig được Nữ vương Victoria gả cho người em họ Victoria Melita của Sachsen-Coburg và Gotha. Trong lúc những hoạt động chúc mừng hôn lễ của Ernest Ludwig và Victoria Melita đang diễn ra, em gái Alix của Irene đã chấp nhận lời cầu hôn của Thái tử Nikolai của Nga. Khi cha của Nikolai, Hoàng đế Aleksandr III qua đời vào tháng 11 năm 1894, Irene và chồng đã đến Sankt-Petersburg để dự đám tang của Aleksandr III và đám cưới của Alix, người đã lấy tên là Aleksandra Fyodorovna khi cải đạo sang Chính thống giáo Nga. Mặc dù không hài lòng về việc hai người chị em của mình chuyển sang Chính thống giáo Nga, Irene vẫn thân thiết với tất cả các anh chị em của mình. Năm 1907, Irene đã giúp sắp xếp cuộc hôn nhân giữa mọt người họ hàng bên chồng của Elisabeth là Nữ Đại vương công Mariya Pavlovna của Nga và Vương tử Wilhelm của Thụy Điển, Công tước xứ Södermanland.[16] Mẹ của Wilhelm, Vương hậu Viktoria của Thụy Điển là một người bạn cũ của cả Irene và Elisabeth.[16] Mariya Pavlovna sau đó đã chia sẻ rằng Irene đã gây áp lực buộc mình phải chấp nhận cuộc hôn nhân khi bản thân vẫn còn ngờ vực. Irene đã nói với Mariya rằng việc hủy bỏ hôn ước sẽ "giết chết" Elisabeth.[17] Năm 1912, Irene là người đã động viên em gái Alix khi Aleksey suýt qua đời vì biến chứng của bệnh máu khó đông tại khu săn bắn của Vương thất ở Ba Lan.[18]
Cuộc sống sau này
Mối quan hệ của Irene với các chị em gái của cô đã bị ảnh hưởng do sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khiến cho các chị em đứng về hai phe đối lập trong cuộc chiến. Khi chiến tranh kết thúc, Irene nhận được tin rằng Alix cùng gia đình và chị gái Elisabeth đã bị những người thuộc phe Bolshevik giết hại.
"I saw immediately that she could not be one of my nieces. Even though I had not seen them for nine years, the fundamental facial characteristics could not have altered to that degree, in particular the position of the eyes, the ear, etc. .. At first sight one could perhaps detect a resemblance to Grand Duchess Tatiana."[20]
”
“
Ta đã ngay lập tức nhận ra rằng cô ta không thể nào là một trong những người cháu của ta. Kể cả khi ta đã không thấy chúng trong chín năm, những đường nét gương mặt cơ bản không thể thay đổi nhiều đến vậy, đặc biệt là vị trí của mắt, tai và hơn thế nữa... Trong lần gặp đầu tiên, người ta có lẽ nhận định có tương đồng với Nữ Đại vương công Tatiana.
"It was an unsatisfactory meeting, but the woman's supporters said that Princess Irene had not known her niece very well and all the rest of it."[21]
”
“
"Đó là cuộc gặp mặt không mấy dễ chịu. Nhưng những người ủng hộ người phụ nữ đó cho rằng Irene không biết gì nhiều về cháu gái của mình."
”
Heinrich đã nói rằng việc nhắc đến Anna Anderson khiến Irene khó chịu rất nhiều và ra lệnh rằng không ai được nhắc đến Anna Anderson khi có mặt vợ.[22] Heinrich qua đời năm 1929. Người viết tiểu sử của Anna Anderson là Peter Kurth đã viết rằng vài năm sau, con trai của Irene là Sigismund đã đặt câu hỏi cho Anderson thông qua một người trung gian về tuổi thơ của mình với Anastasiya và tuyên bố rằng tất cả các câu trả lời của Anna Anderson đều chính xác.[23] Irene sau này đã nhận con gái của Sigismund là Barbara, sinh năm 1920, làm người thừa kế của mình sau khi Sigismund rời Đức đến sống ở Costa Rica trong những năm 1930. Sigismund đã từ chối trở lại Đức để sống sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[24]
^ ab“Genealogie”, Hof- und Staats-Handbuch des Königreich Preußen, 1908, tr. 2
^“Ritter-orden”, Hof- und Staatshandbuch der Österreichisch-Ungarischen Monarchie, Vienna: Druck und Verlag der K.K. Hof- und Staatsdruckerei, 1918, tr. 328
^Hof- und Staats-Handbuch des Großherzogtum Hessen (1894), Genealogy p. 2
Kurth, Peter (1983). Anastasia: The Riddle of Anna Anderson. Little, Brown, and Company. ISBN0-316-50717-2.
Grand Duchess Marie (1930). Education of a Princess: A Memoir. Viking Press.
Mager, Hugo (1998). Elizabeth: Grand Duchess of Russia. Carroll and Graf Publishers, Inc. ISBN0-7867-0678-3
Massie, Robert K. (1995). The Romanovs: The Final Chapter. Random House. ISBN0-394-58048-6
Mironenko, Sergei, and Maylunas, Andrei (1997). A Lifelong Passion: Nicholas and Alexandra: Their Own Story. Doubleday. ISBN0-385-48673-1.
Pakula, Hannah (1995). An Uncommon Woman: The Empress Frederick: Daughter of Queen Victoria, Wife of the Crown Prince of Prussia, Mother of Kaiser Wilhelm. Simon and Schuster. ISBN0-684-84216-5.
Queen Victoria (1975). Advice to my granddaughter: Letters from Queen Victoria to Princess Victoria of Hesse. Simon and Schuster. ISBN0-671-22242-2
Vorres, I, The Last Grand Duchess: Her Imperial Highness Grand Duchess Olga Alexandrovna, Charles Scribner's Sonss, New York, 1964.