Xã có diện tích 90,99 km², dân số năm 1999 là 5016 người,[2] mật độ dân số đạt 55 người/km².
Hành chính
Xã Ia Nan được chia thành 6 thôn: Đức Hưng, Ia Boong, Ia Chía, Ia Đao, Ia Kle, Ia Nhú và 3 làng: Nú (Plei Girao Kot), Sơn, Tung (plei Girao Xia)[4].
Lịch sử
Ngày 30 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 96-HĐBT[1] về việc thành lập xã Ia Nan có 3 làng là Nũ, Mók và Tung với 11.354 hécta diện tích tự nhiên và 1.604 nhân khẩu của xã Ia Pnôn.
Ngày 15 tháng 10 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 315-HĐBT[5] về việc chuyển xã Ia Nan thuộc huyện Chư Prông về huyện Đức Cơ mới thành lập quản lý.
Trước 1975 nơi đây là vườn Cao su và vườn Xoài của bà Lệ Xuân. Sau 1975 khi miền Nam nói chung Tây Nguyên nói riêng được giả phóng thì các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn này đã vừa bảo vệ biên cương vừa kết hợp làm kinh tế rồi thành lập Nông trường cao su 702 A và 702 B. trực thuộc binh đoàn 15.
Người dân bản địa ở đây là dân tộc Ja Rai. Họ sống thành Bản Làng gồm Làng Sơn, Làng Nú, Làng Tung. Năm 1980 theo tiếng gọi của tổ quốc nhiều gia đình và thanh niên các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc vào đây xây dựng kinh tế mới kết hợp bảo vệ Vùng Biên. Họ sống theo đơn vị bộ đội gồm Đại đội 1, 2,3,4 nay là 7,8,9,10. Năm 1995 Nhiều thanh niên thuộc nhiều vùng miền lên Ia Nan thành lập Đại đội 12 nay là 19 rồi Năm 1996 khoản 150 hộ gia đình của hai huyện Ân Thi và Mĩ Văn thuộc tỉnh Hưng Yên và một số thanh niên các tỉnh miền Trung chuyển vào thành lập thành đại đội 6, đại đội 15 và 16,