Hội An (thị trấn)

Hội An
Thị trấn
Thị trấn Hội An
Đình thần Hội An

Tên khácCái Tàu Thượng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhAn Giang
HuyệnChợ Mới
Trụ sở UBNDẤp Thị 1
Thành lập10/4/2023[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2018[2]
Địa lý
Tọa độ: 10°25′58″B 105°33′01″Đ / 10,432832°B 105,550213°Đ / 10.432832; 105.550213
MapBản đồ thị trấn Hội An
Hội An trên bản đồ Việt Nam
Hội An
Hội An
Vị trí thị trấn Hội An trên bản đồ Việt Nam
Diện tích22,98 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng18.225 người[1]
Mật độ793 người/km²
Khác
Mã hành chính30673[3]

Hội An là một thị trấn thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Hội An nằm ở phía đông nam huyện Chợ Mới, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 22,98 km², dân số năm 2022 là 18.225 người,[1] mật độ dân số đạt 793 người/km².

Hành chính

Thị trấn Hội An được chia thành 10 ấp : Thị 1, Thị 2, An Phú, An Bình, An Ninh, An Thái, An Thịnh, An Thuận, An Thới, An Khương.

Lịch sử

Trước đây, Hội An là một xã thuộc huyện Chợ Mới.

Ngày 9 tháng 2 năm 2018, UBND huyện Chợ Mới tổ chức lễ công bố quyết định xã Hội An đạt chuẩn đô thị loại V của UBND tỉnh An Giang.[2]

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023).[1] Theo đó, thành lập thị trấn Hội An trên cơ sở toàn bộ 22,98 km² diện tích tự nhiên và 18.225 người của xã Hội An.

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Thị trấn Hội An chủ yếu là nông nghiệp với vùng chuyên canh rau màu với diện tích đến vài trăm ha còn lại là trồng lúa.

Một bộ phận hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại hiện đang ngày càng phát triển.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Do đất chật người đông nên một số người dân đã đi nơi khác để kiếm sống.

Dự án khu công nghiệp Hội An

Tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thành lập khu công nghiệp Hội An với diện tích 100ha dự kiến tại ấp Thị II, có vị trí như sau:

  • Phía bắc giáp mương nhà thờ thuộc ấp An Phú
  • Phía nam giáp mương Bà Phú thuộc ấp Thị I
  • Phía đông giáp kênh ấp Chiến Lược
  • Phía tây giáp kênh I.

Khu đô thị

Trung tâm là chợ Cái Tàu Thượng, khu dân cư Sao Mai - Cái Tàu Thượng và khu dân cư Hội An đều nằm ở ấp Thị I.

Xã hội

Giáo dục

Hệ thống trường học trên địa bàn thị trấn:

  • Trường tiểu học A, B, C, Hội An
  • Trường THCS Lê Hưng Nhượng
  • Trường THCS Nguyễn Văn Ba
  • Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng.

Chợ

Thị trấn có 2 chợ là chợ Cái Tàu Thượng và chợ Cả Nai. Chợ Cái Tàu Thượng là chợ trung tâm của xã, chợ khá lớn với hơn 600 hộ kinh doanh các loại mặt hàng.

Làng nghề truyền thống

Thị trấn có một vài làng nghề như:

  • Làng bầu giống cây ở ấp Thị II
  • Làng nghề chầm nón lá ở ấp An Bình.

Văn hóa

Di tích và nhân vật lịch sử

  • Đình thần Hội An: tọa lạc ở ấp Thị II, trên đoạn đường tỉnh lộ 942. Đây là một ngôi đình cổ, được khởi công trùng tu vào ngày rằm tháng 10 năm Bính Tuất (2006), và hoàn thành vào ngày 16 tháng 6 năm Đinh Hợi (2007). Hàng năm, vào ngày 16 - 17 tháng 6 âm lịch, lễ Kỳ yên được tổ chức ở đình với sự tham gia đông đảo của nhân dân.
Chùa Bà Lê
  • Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự): Đây là một di tích lịch sử cách mạng ở xã Hội An, đã được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1986.
  • Anh hùng LLVTND, liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng
  • Anh hùng Lê Hưng Nhượng.

Tôn giáo

Đa phần người dân Hội An theo đạo Phật, đạo Hòa Hảo. Một số khác theo đạo Cao Đài (thánh thất tọa lạc ở ấp An Phú, hiện nay được xây dựng mới) và đạo Thiên Chúa (nhà thờ tọa lạc ở ranh giới ấp An Phú và ấp Thị II).

Chú thích

  1. ^ a b c d “Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc thành lập thị xã Tịnh Biên, các phường thuộc thị xã Tịnh Biên, thị trấn Đa Phước thuộc huyện An Phú và thị trấn Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”.
  2. ^ a b Hội An được công nhận đô thị loại V và văn hóa nông thôn mới
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo