Hồng Vân (nhạc sĩ)

Hồng Vân
Chân dung nhạc sĩ Hồng Vân in sau một tờ nhạc.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Công Quý
Ngày sinh
1938
Nơi sinh
Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
2003 (64–65 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhHồng Vân
Trần Quý
Dạ Lan Thanh
Như Phy[1]
Hồng Trần
Phy Vân
Quí Phi
Trúc Bạch
Trần Công Tâm
Dòng nhạcNhạc vàng
Nhạc quê hương
Ca khúcChuyện người con gái hái sim
Đồi thông hai mộ
Gió lạnh đêm hè
Hai đứa nghèo
Nghèo
Người mang tâm sự
Tàu về quê hương
| module = Sự nghiệp âm nhạc
Ca sĩ trình bày thành công

Hồng Vân (tên thật Trần Công Quý, sinh năm 1938) là một nhạc sĩ nhạc vàng Việt Nam. Ông là tác giả ca khúc nổi tiếng “Đồi thông hai mộ” và nhiều bài hát khác dành cho tầng lớp bình dân tại Sài Gòn trước 1975.

Tiểu sử

Ông tên thật là Trần Công Quý, sinh năm 1938.[cần dẫn nguồn]

Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề viết nhạc.[2] Bút danh Hồng Vân là tên thật người vợ của ông. Nhiều bài hát của ông được ký tên Hồng Vân - Trần Quý. Ngoài ra ông còn dùng nhiều bút danh khác là Dạ Lan Thanh, Trúc Bạch và một số tên ghép.

Ngoài viết nhạc, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại số 16/47 Trần Bình Trọng, Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Giao Linh, Trường Thanh, Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh... Ngoài ra, ông còn làm trưởng ban Nhạc Thời Trang Đài Truyền hình Việt Nam, ban Hồng Hà trên đài Đài Phát thanh Sài Gòn và điều khiển nghệ thuật cho hãng đĩa Continental. Tuy nhiên, đến năm 1973, ông chuyển về sống tại Gò Vấp, và lớp nhạc cũng được chuyển về đây dạy cho đến năm 1975.[3]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Ông qua đời vào năm 2003 tại Sài Gòn. Ông kết hôn vào năm 1971 và có 2 người con.[cần dẫn nguồn]

Ca khúc

Đồi thông hai mộ

Bìa bản nhạc Đồi thông hai mộ xuất bản năm 1964.

Đồi thông hai mộ là một ca khúc của Hồng Vân viết vào năm 1964 vì cảm kích câu chuyện tình có thật ở Đà Lạt. Ở cuối bản thảo, ông đã viết thêm câu thơ để tưởng niệm đôi tình nhân trên:

Em ơi giữa lòng đất lạnh
Chỉ hai đứa mình để dệt lại chuyện xưa.

Ca khúc này có sức sống mãnh liệt trong lòng người hâm mộ và được rất nhiều ca sĩ nhạc vàng trình diễn.[4] Người đầu tiên hát là ca sĩ Hoàng Oanh, sau đó là Hương Lan, Thanh Tuyền, Phương Dung, Trường Vũ, và gần đây nhất là ca sĩ Lệ Quyên.[5]

Nhầm lẫn

Một số ca sĩ hát sai và nhầm lẫn điệp khúc của bài Tôi mất người yêu với điệp khúc của bài Người không cô đơn của Vinh Sử. Điệp khúc của bài hát như sau[6] :

Dù tôi mất ăn mất ngủ thả đành

Chứ khi mất hẳn người tình

Thì lòng bảo quên, dễ đâu vì người tôi thương bấy lấu,

Thương còn hôn chinh bản thân tôi.

Còn câu cuối của bài hát như thế nay :

Đang lúc nửa đêm tôi đánh mất người yêu.

Nhớ ơi là nhớ nó xui tôi ngồi chờ.

Buồn đến làm quen, thừa cơ len lỏi vào hồn

Làm tôi đau tủi cả lòng vì đánh mất người yêu.

Bài hát Nửa Vòng Tay Nhau (''Nhà tôi ở vùng ngoại ô, Xóm nghèo đông đúc có một cầu tre...'') bị nhầm tên với Người Mang Kỷ Niệm của Hoài Phương.

Tác phẩm

Hồng Vân - Trần Quý

  • Ai có hỏi anh
  • Anh nói em nghe (1966)
  • Bài ca của lính (1968)
  • Bão rừng 1, 2
  • Chia xa (1970)
  • Chiều hải đảo (Chuyếu tàu chiều 2, 1966)
  • Có một người
  • Đất bằng nổi sóng (1966)
  • Đứa con thời loạn
  • Em nói anh nghe (1966)
  • Gác chuông giáo đường 1, 2 (1971)
  • Hai đứa làm quen (1970)
  • Hoa mùa chinh chiến
  • Hoa rơi mùa loạn
  • Hoa xuân tiền tuyến
  • Hỏi cưới (1970)
  • Kỷ niệm chia đôi
  • Mái tóc thế 1, 2
  • Ngày tôi ra đi
  • Ngày vui hai đứa
  • Người ấy là tôi
  • Người em cùng xóm (1970)
  • Nhân chứng
  • Nói chuyện với em
  • Sau ba ngày tết
  • Trăng sáng đồi thông (1966)
  • Tôi mất người yêu 1, 2 (1971)
  • Tuổi tình
  • Tủi đau
  • Viết cho hai đứa

Hồng Vân

  • Bài hát ngày xưa
  • Bước chân giang hồ
  • Buồn trong ngày cưới
  • Cầu nguyện cho nhau (1970)
  • Chúng mình (1971)
  • Chiếc áo chung tình
  • Chiều tím đồi sim (Tâm sự người con gái)[7]
  • Cho em ngày chủ nhật (Màu hồng chủ nhật 2)
  • Chuyến tàu chiều
  • Chuyện cành hoa Mimosa (thơ Nhất Tuấn, 1971)
  • Chuyện anh và em
  • Chuyện nàng Oanh
  • Chuyện ngày Chủ Nhật (1968)
  • Chuyện người con gái hái sim[8](1965)
  • Chuyện Hồ Than Thở[9]
  • Chuyện tình cô đơn
  • Chuyện tình trong phim
  • Chúc Lương di hận
  • Đám cưới người yêu
  • Đêm độc hành (1966)
  • Đồi thông hai mộ (1964)
  • Đón xuân tiền tuyến
  • Em ngủ trong trăng
  • Gió lạnh đêm hè (1964)
  • Giòng thư năm cũ (Mưa ngâu)
  • Hai đứa đẹp đôi
  • Hai đứa thương nhau
  • Hát hội quê hương
  • Hẹn ước vì nhau (thơ Kim Tuấn)
  • Hoa lòng
  • Học sinh đời hy vọng (thơ Kim Tuấn)
  • Kẻ đến sau[10]
  • Không tiền cưới vợ
  • Liễu buồn
  • Lời hát cho em
  • Màu hồng chủ nhật
  • Màu hoa bí[11]
  • Màu hoa tím buồn (Chuyện người con gái hái sim 2)
  • Màu tím hoa sim[12]
  • Muốn nói với em
  • Mười lăm năm trước
  • Nếu vắng em rồi
  • Ngày vui cuối tuần (1971)
  • Người đến rồi đi (Giòng thư năm cũ)
  • Niềm tin Anna
  • Nước cuốn hoa trôi (1968)
  • Nước mắt cô dâu
  • Nói với anh
  • Nỗi buồn thứ hai
  • Nửa vòng tay nhau (1971)
  • Sài Gòn Twist
  • Sau ngày đó
  • Sẽ quên anh
  • Tâm sự Hàn Mặc Tử
  • Tâm sự người yêu
  • Tàu về quê hương (1974)
  • Tiếng vọng đồi thông (Đồi thông hai mộ 2)
  • Tình buồn (1965)
  • Tình cay đắng
  • Tình người yêu cũ
  • Tình tuyệt vọng (Tâm sự người con trai)
  • Tình yêu là thế
  • Tình yêu nhiệm màu
  • Tóc em chưa úa nắng hè[13]
  • Tôi muốn tự do
  • Tưởng lại người xưa (1961)
  • Xin đừng giận nhau
  • Xin hỏi một người
  • Yêu em yêu cả một đời
  • Yêu thầm
  • Vì đâu nên nỗi
  • Vĩnh biệt đồi thông

Trần Quý

  • Chuyện lính
  • Chuyện tình Anna Nguyệt
  • Đã trót lỡ làng
  • Đêm trăng miền thượng
  • Em là tiên thành phố
  • Gặp nhau trong mưa
  • Giận nhau một tuần
  • Mồ hoang bên suối
  • Mưa sao trần thế
  • Nếu mộng không thành
  • Ngập ngừng (thơ Hồ Dzếnh)
  • Nghèo tình
  • Người ấy (1969)
  • Người say kể chuyện
  • Người yêu tương lai
  • Như tượng đá
  • Quê hương con chim hòa bình
  • Tại ai
  • Tình mông
  • Ước gì anh cưới được em
  • Vì sao chưa nói
  • Vì tại anh
  • Vỡ mộng
  • Xe cưới cho em

Như Phy

  • Cho người tình nghèo
  • Đời con gái
  • Em đẹp quá (Hồng Vân - Như Phy)
  • Gái có chồng 1, 2
  • Ghen với anh
  • Giã biệt tình em
  • Hai đứa nghèo (1971)
  • Kiếp hoa buồn
  • Muôn dặm tìm nhau (Trần Quý - Như Phy)
  • Người mang tâm sự (1972)
  • Số nghèo
  • Tình câm
  • Yêu người ấy

Hồng Trần

  • Bài ca của lính (1968)
  • Kết bạn tâm thư
  • Màu xanh tương lai
  • Mừng ngày đám cưới
  • Tình nở đôi tim

Quí Phi

  • Chọn mặt gửi vàng
  • Con đường hạnh phúc
  • Giòng thư ngỏ
  • Lời anh đã nói
  • Nghèo (Trần Quý - Quí Phi)
  • Thư tình em gái

Dạ Lan Thanh

  • Chỉ một mình em (với Đỗ Thiều)
  • Chuyện phim buồn (1964)
  • Lặng lẽ (với Đỗ Thiều)
  • Lỡ bước sang ngang
  • Mùa hoa dang dở
  • Người em áo trắng
  • Nhờ nói một người

Trần Công Tâm

  • Ngày đẹp quê hương
  • Quê hương hòa bình
  • Quê hương thơ mộng

Trúc Bạch

  • Chắc anh còn nhớ
  • Tôi bước vào yêu (với Hoàng Sơn[14], 1971[15])

Phy Vân

  • Ngỏ ý yêu em

Vân Quý

  • Nếu anh biết được

Viết chung với nhạc sĩ khác

  • Chiều chia ly (với Lam Thiên Hương, 1962)
  • Chúng mình yêu nhau (với Tuyết Nhung)
  • Đêm mưa cuối mùa (với Lam Thiên Hương)
  • Đôi bạn tâm tình (với Ngọc Chiêu)
  • Kể chuyện đời tôi (với Nguyên Hà)
  • Ngày mai tôi đi (với Quốc Chinh)
  • Tâm sự chúng mình (với Nguyên Hà, 1967)
  • Thương (với Ngọc Chiêu)
  • Thương nhớ người đi (với Phạm Đình Bảo)
  • Tình chiều viễn phương (với Phạm Đình Bảo)
  • Tiếng mưa đêm (với Đằng Vân)
  • Xuân hy vọng (với Ngọc Chiêu)

Chú thích

  1. ^ Dùng bút danh chung với vợ mình.
  2. ^ Nguyễn Vĩnh Nguyên (21 tháng 10 năm 2016). “Đà Lạt, một thời hương xa: 'Cơn mưa phùn' của 'Thành phố buồn'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Mặt sau bìa nhạc Màu hồng chủ nhật.
  4. ^ Trần Hữu Ngư. “Chỉ có thể là Bolero!”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ Hòa Bình (6 tháng 3 năm 2015). “Lệ Quyên không bao giờ chối bỏ quê hương”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ https://amnhacmiennam.blogspot.com/2017/06/toi-mat-nguoi-yeu-hong-van-tran-quy.html
  7. ^ Phỏng theo "Hai sắc hoa Tigôn" của T.T.Kh..
  8. ^ Phú Trang (22 tháng 5 năm 2020). “Sao lại quên người làm thơ?”. Báo Đồng Nai. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Khác với bài của Anh BằngMinh Kỳ.
  10. ^ Khác với bài của Trương Hoàng Xuân
  11. ^ Khác với bài của Triết Giang
  12. ^ Khác vời bài cùng tên của Duy Khánh, Song Ngọc hay Hoàng Thi Thơ.
  13. ^ Khác với bài của Phạm Mạnh Cương.
  14. ^ Hoàng Sơn là một ca nhạc sĩ . https://amnhacmiennam.blogspot.com/2019/11/gac-chuong-giao-uong-hong-van-tran-quy.html
  15. ^ Trong tờ nhạc ghi sai năm xuất bản là 1977. Sử dụng chương trình Premier 1, năm sáng tác có thể 1971.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Desember 2022. Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2022. Sebuah...

 

Kecamatan Panggungrejo Pada Tahun 2024 Untuk kegunaan lain, lihat Panggungrejo. Kecamatan PanggungrejoKecamatanNegara IndonesiaProvinsiJawa TimurKotaPasuruanPemerintahan • CamatHERMANTO, SEPopulasi • Total73,537 jiwa (2.012) jiwaKode Kemendagri35.75.04 Kode BPS3575031 Luas- km²Desa/kelurahan13 Panggungrejo adalah sebuah kecamatan di Kota Pasuruan, Provinsi Jawa Timur, Indonesia.[1] Wilayah administrasi Panggungrejo meliputi 13 kelurahan:[1] Karang...

 

1988 film by Rajasekhar Paatti Sollai ThattathePosterDirected byRajasekharWritten byChithralaya GopuProduced byM. SaravananM. BalasubramanianM. S. GuhanStarringPandiarajanUrvashiManoramaCinematographyV RangaEdited byR. VittalC. LaasniMusic byChandraboseProductioncompanyAVM ProductionsRelease date 22 July 1988 (1988-07-22) Running time148 minutesCountryIndiaLanguageTamil Paatti Sollai Thattathe (transl. Do not disobey your grandmother's words) is a 1988 Indian Tamil-langua...

The Android stack[1] [1]Nexus 4, bagian dari seri Google Nexus, contoh perangkat yang ramah pengembang.[2] Android Software Development adalah proses pembuatan aplikasi di mana aplikasi dibuat untuk perangkat yang menjalankan sistem operasi Android . Google menyatakan bahwa [3] “Aplikasi android dapat ditulis menggunakan bahasa pemrograman Kotlin, Java, dan C++” menggunakan Android Software Development Kit, sementara menggunakan bahasa lain juga dimungkinka...

 

العلاقات السورية الميانمارية سوريا ميانمار   سوريا   ميانمار تعديل مصدري - تعديل   العلاقات السورية الميانمارية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين سوريا وميانمار.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين: وجه المقارنة...

 

Shoichi SakataSakata pada 1949Nama asal坂田 昌一Lahir(1911-01-18)18 Januari 1911TokyoMeninggal16 Oktober 1970(1970-10-16) (umur 59)KebangsaanJepangDikenal atasTeori dua mesonModel SakataTeori Maki-Nakagawa-SakataKarier ilmiahBidangFisikaInstitusiUniversitas Nagoya Universitas Osaka Universitas Kyoto RIKENMahasiswa ternamaMakoto Kobayashi Toshihide Maskawa Shoichi Sakata (坂田 昌一code: ja is deprecated , Sakata Shōichi, 18 Januari 1911 – 16 Oktober 1970) ad...

The Turn of the ScrewSutradaraTim FywellProduserColin WrattenSkenarioSandy WelchBerdasarkanThe Turn of the Screwoleh Henry JamesPerusahaanproduksiBBCDistributorAcorn Media UKTanggal rilis 30 Desember 2009 (2009-12-30) Durasi89 menit[1]NegaraBritania RayaBahasaEnglish The Turn of the Screw (juga disebut sebagai Ghost Story: The Turn of the Screw) adalah film televisi berdasarkan cerita horor karangan Henry James tahun 1898 yang berjudul sama. Diproduksi oleh BBC, film ini tayang p...

 

Heavy-duty paper of various strengths For other uses, see Cardboard (disambiguation). Example of cardboard Cardboard is a generic term for heavy paper-based products. The construction can range from a thick paper known as paperboard to corrugated fiberboard which is made of multiple plies of material. Natural cardboards can range from grey to light brown in color, depending on the specific product; dyes, pigments, printing, and coatings are available. The term cardboard has general use in Eng...

 

2016 single by Wiz Khalifa featuring Lil Uzi VertPull UpSingle by Wiz Khalifa featuring Lil Uzi VertReleasedMay 24, 2016Recorded2016GenreTrapLength3:27LabelAtlanticSongwriter(s)Cameron ThomazSymere WoodsBryan SimmonsMackenzie StottsProducer(s)Ricky PTM88Wiz Khalifa singles chronology All Night (2016) Pull Up (2016) Kush Ups (2016) Lil Uzi Vert singles chronology You Was Right(2016) Pull Up(2016) Too Much Sauce(2016) Pull Up is a song by American rapper Wiz Khalifa featuring fellow Ame...

Technique aimed to increase the size of a human penis Not to be confused with erection. Penile enlargement procedures are designed to increase the size of the cavernous cylinders of the penis or to stimulate blood flow to increase hardness. Penis enlargement, or male enhancement, is any technique aimed to increase the size of a human penis. Some methods aim to increase total length, others the shaft's girth, and yet others the glans size. Techniques include surgery, supplements, ointments, pa...

 

Fernando VIRaja SpanyolBerkuasa9 Juli 1746 – 10 August 1759PendahuluFelipe VPenerusCarlos IIIInformasi pribadiKelahiran(1713-09-23)23 September 1713Alcazar Kerajaan Madrid, Madrid, SpanyolKematian10 Agustus 1759(1759-08-10) (umur 45)Villaviciosa de Odón, Madrid, SpanyolPemakamanBiara Salesas RealesWangsaWangsa BourbonAyahFelipe V dari SpanyolIbuMaria Luisa dari SavoyPasanganBarbara dari PortugalAgamaKatolik RomaTanda tangan Fernando VI (23 September 1713 – 10 Agustus 1...

 

Parliamentary democracy era in Indonesia Indonesian Liberal Democracy era1950–1959Billboards promoting political parties for the 1955 general elections.LocationIndonesiaLeader(s)SukarnoKey events Provisional Constitution of 1950 Bandung Conference Constitutional Assembly of Indonesia 1955 Indonesian legislative election 1955 Indonesian Constitutional Assembly election Chronology Indonesian National Revolution Guided Democracy Part of a series on the History of Indonesia Timeline Prehistory ...

Operazione Uranoparte della battaglia di StalingradoCarro armato sovietico T-34 in marcia durante i giorni dell'operazione UranoData19 - 26 novembre 1942 Luogoregione del Don e di Stalingrado, Unione Sovietica EsitoVittoria sovietica Schieramenti Germania Romania Unione Sovietica Comandanti Maximilian von Weichs Friedrich Paulus Hermann Hoth Petre Dumitrescu Aleksandr Vasilevskij Nikolaj Vatutin Andrej Erëmenko Konstantin Rokossovskij Effettivi521.703 uomini[1]508 carr...

 

أبو غوش אַבּוּ גוֹש (بالعبرية) منظر عام للقرية أبو غوش (قرية)علم القرية اللقب قرية العنب تقسيم إداري البلد فلسطين المحتلة[1] المنطقة لواء القدس المسؤولون رئيس المجلس المحلي سليم جبر (أبو خليل) خصائص جغرافية إحداثيات 31°48′17″N 35°06′45″E / 31.8048°N 35.1124°E / 31.8048; 35.1124 ...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: How to Measure a Planet? – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2014) (Learn how and when to remove this message) 1998 studio album by The GatheringHow to Measure a Planet?Studio album by The GatheringReleased9 November 1998RecordedJuly–...

Darebin redirects here. For the railway station, see Darebin railway station. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: City of Darebin – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2024) (Learn how and when to remove this message) Local government area in Victoria, AustraliaCity of DarebinVi...

 

American computer scientist and activist Valerie AuroraBornVal HensonUnited StatesAlma materNew Mexico Institute of Mining and TechnologyOccupationFeminist activistKnown forFounder of the Ada InitiativeAwardsO'Reilly Open Source AwardWebsiteOfficial website Valerie Anita Aurora[1] is an American software engineer and feminist activist. She was the co-founder of the Ada Initiative,[2] a non-profit organization that sought to increase women's participation in the free...

 

American actor Thomas Haden ChurchChurch at the 2009 premiere of Don McKayBornThomas Richard McMillen (1960-06-17) June 17, 1960 (age 64)Woodland, California, U.S.EducationHarlingen High SchoolAlma materUniversity of North TexasOccupationActorYears active1989–presentPartnerMia Zottoli (2002-2008)Children2[1] Thomas Haden Church (born Thomas Richard McMillen;[2][3] June 17, 1960)[4] is an American actor. After starring in the 1990s sitcom Wings ...

Joan BlondellBlondell pada tahun 1930-anLahirRose Joan Bluestein(1906-08-30)30 Agustus 1906Kota New York, New York, Amerika SerikatMeninggal25 Desember 1979(1979-12-25) (umur 73)Santa Monica, California, Amerika SerikatMakamForest Lawn Memorial Park, GlendalePekerjaanAktrisTahun aktif1927–1979Suami/istriGeorge Barnes ​ ​(m. 1933; c. 1936)​Dick Powell ​ ​(m. 1936; c. 1944)​Mike Todd ...

 

Un horreum reconstruit à Saalburg (land de Hesse, Allemagne). Un horreum (pluriel horrea) est un entrepôt de l'époque romaine. Bien que le terme latin évoque souvent le grenier à grains, les horrea étaient également utilisés pour stocker d'autres types de biens. Ainsi, les Horrea Galbae (en) à Rome abritaient du grain mais aussi de l'huile d'olive, du vin, des vivres, des vêtements et même du marbre[1]. Historique Les premiers horrea furent construits à Rome à la fin du IIe...