Hoàng Quý

Hoàng Quý
Chân dung nhạc sĩ Hoàng Quý
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Hoàng Kim Hải
Ngày sinh
31 tháng 10 năm 1920
Nơi sinh
Hải Phòng, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
26 tháng 6, 1946(1946-06-26) (25 tuổi)
Nơi mất
Hải Phòng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Nguyên nhân
Bệnh phổi
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Gia đình
Vợ
Hoàng Oanh (cưới 1944)
Đào tạoTrường tư thục Lê Lợi
Sự nghiệp âm nhạc
Giai đoạn sáng tác1939 – 1946
Trào lưuLãng mạn • Yêu nước • Cách mạng
Dòng nhạcNhạc tiền chiến
Thành viên củaĐồng Vọng

Hoàng Quý (31 tháng 10 năm 1920 – 26 tháng 6 năm 1946) là một nhạc sĩ Việt Nam thuộc thời kì nhạc tiền chiến. Ông được xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của phong trào Tân nhạc. Ông còn là trưởng nhóm nhạc Đồng Vọng, một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hướng lớn tới nền âm nhạc Cách mạng của Việt Nam.

Cũng như một số nhạc sĩ đương thời ở Việt Nam, Hoàng Quý chịu ảnh hưởng từ trào lưu âm nhạc lãng mạn thời bấy giờ. Tuy vậy, thể loại chủ yếu trong sáng tác của ông vẫn là thể loại yêu nước và cách mạng. Ông được biết tới là một nhạc sĩ tiên phong sáng tác thể loại nhạc hùng, hát cộng đồng. Hoàng Quý còn là nhạc sĩ đầu tiên đã Việt hóa nhịp vanxơ của âm nhạc cao cấp phương Tây thành nhịp làng quê của Việt Nam.

Hoàng Quý qua đời vì bệnh phổi bột phát vào ngày 26 tháng 6 năm 1946. Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động nghệ thuật ngắn ngủi của mình, Hoàng Quý để lại nhiều ca khúc ở các trào lưu âm nhạc khác nhau với trên 70 tác phẩm.

Thân thế

Hoàng Quý sinh ngày 31 tháng 10 năm 1920 tại Hải Phòng nhưng ông có nguyên quán từ phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội).[1] Tên khai sinh của ông là Hoàng Kim Hải, về sau đổi thành Hoàng Kim Quý.[2] Cha ông là một thầy thuốc tên Hoàng Văn Khang xuống Hải Phòng để làm công việc y tế, nhưng lại có niềm đam mê với đàn bầu. Từ tiếng đàn bầu cũng là cơ duyên giúp ông được truyền cảm hứng âm nhạc những ngày còn bé.[3]

Mẹ Hoàng Quý mất sớm khiến ông phải tự gánh vác mọi việc trong cuộc sống và chăm lo cho các em, trong đó có Hoàng Phú (về sau là nhạc sĩ Tô Vũ). Ông chủ yếu sống và làm việc tại Hải Phòng. Ngay từ khi còn nhỏ, Hoàng Quý có niềm đam mê hội họa và âm nhạc.[2][4]

Sự nghiệp

Những năm đầu

Trong thời gian học ở lớp Cao đẳng tiểu học tại trường tư thục Lê Lợi, Hoàng Quý chịu nhiều ảnh hưởng từ nhạc sĩ Lê Thương. Lê Thương lúc đó đang là giáo viên môn văn học Pháp của trường.[5] Ông cùng em trai là Hoàng Phú đã tự học nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, về sau ông học đàn nguyệt với một nghệ nhân.[2] Chỉ sau một thời gian ngắn, Hoàng Quý đã chơi được các bản nhạc cổ truyền dân tộc như "Bình bán", "Lưu thủy", "Kim tiền". Tuy ban đầu là một người yêu thích việc học và chơi đàn dân tộc cũng nhưng cũng giống như nhiều thanh niên xung quanh thời bấy giờ, Hoàng Quý bị tò mò và thu hút bởi âm nhạc phương Tây đang được truyền bá rộng rãi ở các thành phố lớn khắp Việt Nam.[2]

Được chính nghệ nhân dạy đàn nguyệt khuyến khích, Hoàng Quý chuyển sang học vĩ cầm. Ở Hải Phòng thời gian này chỉ có duy nhất nhà hàng "Orphée" của một góa phụ người Pháp là nhận dạy vĩ cầm nhưng với mức học phí rất cao.[6] Để tránh việc tốn kém, hai anh em Hoàng Quý và Hoàng Phú phải rủ thêm hai người bạn nữa cùng học trong một giờ. Họ chia ra mỗi người học trong 15 phút, người này học còn những người khác sẽ lắng nghe thật kỹ để về nhà tự luyện tập. Mặc dù vậy, sau 6 tháng họ không còn khả năng học vì hết tiền.[7] Đầu những năm 1930 tại Hải Phòng, các phòng tràvũ trường bắt đầu được xây dựng nhiều hơn. Những quán này thường thuê nhạc công ngoại quốc đến biểu diễn. Hoàng Quý cùng một số người bạn thường trèo lên tường của quán Mèo Đen để học lỏm những nhạc công người Philippines đang biểu diễn những điệu nhạc châu Âu đang thịnh hành thời bấy giờ như Marcia, Tango, Valse, Foxtrot cùng các nhạc cụ như Guitar, băng cầm, saxophone, contrebasses...[7][8]

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Đến những năm 1936 đến 1939 là thời kỳ Mặt trận Dân chủ, trong đời sống ở âm nhạc Việt Nam đã nảy sinh khuynh hướng dân tộc, yêu nước. Nội dung chủ yếu của dòng ca khúc này là "tình cảm yêu nước và lòng tự hào với lịch sử Việt Nam".[9] Trong khuynh hướng này, ông đã viết nhiều ca khúc gắn liền với các sinh hoạt tập thể của thanh niên như "Tiếng chim gọi đàn", "Nắng tươi", "Vui ca lên", "Xuân về".[9]

Hoạt động âm nhạc và Nhóm nhạc Đồng Vọng

Năm 1939, Hoàng Quý cùng Phạm Ngữ cho xuất bản bài hát "Nhớ quê hương", được xem là tác phẩm đầu tay của ông.[7] Là học trò được Lê Thương yêu mến, khi biết Hoàng Quý có ý định ra mắt nhóm nhạc Đồng Vọng, Lê Thương đã đứng ra làm cố vấn về chuyên môn.[8] Sau này, trong các cuộc trò chuyện về nghệ thuật, Lê Thương gọi nhóm Đồng Vọng bằng cái tên thân mật là "nhóm hip-pi tiền chiến".[3] Chính sức trẻ và tinh thần dân tộc của nhóm Đồng Vọng đã thôi thúc ông viết bản trường ca "Hòn vọng phu". Mùa hè cùng năm, nhóm Đồng Vọng có buổi biểu diễn đầu tiên tại Nhà hát lớn Hải Phòng.[10] Nhóm nhạc hoạt động chỉ trong 3 năm từ 1943 đến 1945 nhưng cũng đã phát hành được 12 tập nhạc, mỗi tập từ 8 đến 12 bài với khoảng 70 tác phẩm, nhưng chủ yếu là các ca khúc có nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam.[11] Trong số 70 bài nhạc đó, Hoàng Quý đã sáng tác đến 60 bài.[12] Ngoài ca khúc, ông còn viết nhạc cảnh, đáng chú ý nhất là bài "Tiếng hát chinh phu".[13]

Hoàng Quý trong khoảng thời gian tham gia cách mạng

Từ năm 1940, do hoàn cảnh không thể học tiếp nữa, Hoàng Quý đã dốc hết sức vào hoạt động nghệ thuật. Kiến thức về sáng tác âm nhạc mà ông có được chủ yếu là nhờ tự học qua một số cuốn sách giáo trình phổ thông của Pháp đang lưu hành tại Việt Nam thời bấy giờ.[7] Cũng trong thời gian này, ông xây dựng đoàn Hướng đạo sinh "Bạch Đằng" và làm trưởng đoàn cho đến lúc qua đời. Trong các hướng đạo sinh của đoàn có một nhạc sĩ như Văn Cao, Vũ Thuận, Đỗ Hữu Ích. Đây là một môi trường sinh hoạt tập thể của thanh thiếu niên giúp cho Hoàng Quý đi vào đề tài âm nhạc tuổi trẻ.[14] Mục tiêu của nhóm Đồng Vọng cũng là sáng tác cho phong trào Hướng đạo sinh theo những chủ đề về non sông đất nước, về lịch sử và các vị anh hùng Việt Nam, đồng thời các tác phẩm phải gắn với hoạt động của phong trào Hướng đạo là tình yêu thiên nhiên, yêu lao động và sự năng động trong cuộc sống.[13]

Hoạt động cách mạng và tiếp tục sáng tác nhạc

Để có tiền trang trải cuộc sống, Hoàng Quý đã thành lập nhóm nhạc "Violetta" chuyên chơi nhạc trong các vũ trường ở Hải Phòng.[13] Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám, Hoàng Quý là cảm tình viên của phong trào Việt Minh đang hoạt động bí mật. Nhà của ông từng là cơ sở hoạt động cách mạng của Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Phú, Phan Hiền... thuộc Đảng dân chủ trong Mặt trận Việt Minh.[13] Tiếp nhận một số ca khúc cách mạng như "Tiến quân ca" của Văn Cao, "Du kích ca" của Đỗ Nhuận, "Cùng nhau đi hồng binh" của Đinh Nhu, các ca khúc thời kỳ này của Hoàng Quý đựoc sáng tác với mục đích động viên phong trào yêu nước, cổ vũ, động viên phong trào Nam tiến của vệ quốc quân Việt Nam.[15] Trong những ngày khởi nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám, ông sáng tác một số bài hát mang tính chất cách mạng như "Sa trường tiến hành khúc", "Cảm tử quân" và nhạc cảnh "Tiếng hát chinh phu".[12]

Qua đời

Giữa năm 1946, khi tình hình chiến sự ở Hải Phòng trở nên căng thẳng, trong đoàn người biểu tình hô vang các khẩu hiệu ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có một chiếc cáng do các thanh niên khuân vác. Hoàng Quý nằm trên chiếc cáng.[3] Ông đã nhờ anh em thanh niên đưa ra dự cuộc hội họp quần chúng ủng hộ cách mạng. Ông vốn bị mắc bệnh phổi, và bệnh này bột phát vào năm 1945.[12] Hoàng Quý qua đời trên giường bệnh ngày 26 tháng 6 năm 1946.[16]

Đời tư

Hoàng Quý kết hôn với ca sĩ Hoàng Oanh năm 1944, người được cho là nguyên mẫu trong bài "Cô láng giềng" nổi tiếng của ông.[17] Hầu hết những ca khúc của nhóm Đồng Vọng đều do Hoàng Oanh hát thử lần đầu tiên.[18] Nhạc sĩ Văn Cao đã thừa nhận ông cũng từng có tình cảm với Hoàng Oanh.[18][19][20] Không có thông tin nào cho thấy số phận của bà về sau như nào.[19]

Đánh giá

Hoàng Quý

Cũng như một số nhạc sĩ đương thời ở Việt Nam, Hoàng Quý chịu ảnh hưởng từ trào lưu âm nhạc lãng mạn thời bấy giờ, cùng với đó là sự cộng hưởng của nỗi buồn xuất phát từ tình cảm cá nhân đã khiến ông để lại một dấu ấn trong các ca khúc trữ tình như "Chiều quê", "Chừa Hương", "Trong vườn dâu"...[12] Tuy vậy, thể loại chủ yếu trong sáng tác của ông vẫn là thể loại yêu nước và cách mạng.[12] Ông được biết tới là một nhạc sĩ tiên phong sáng tác thể loại nhạc hùng, hát cộng đồng (tráng ca).[19] Ông là nhạc sĩ đầu tiên đã Việt hóa nhịp vanxơ của âm nhạc cao cấp phương Tây thành nhịp làng quê của Việt Nam qua tác phẩm "Chiều quê".[8] Mặc dù chưa được đào tạo âm nhạc qua một trường lớp chính quy nào nhưng Hoàng Quý dược xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền âm nhạc mới Việt Nam.[21]

Một số ca khúc của ông được viết theo nhịp điệu các điệu nhảy thịnh hành tại Việt Nam thời bấy giờ như boston, slow. Ca khúc của Hoàng Quý thường có cấu trúc ngắn gọn, súc tích, nhiều bài chỉ là một đoạn nhạc gồm hai câu.[22] Phần lớn ca khúc của ông viết ở hình thức 2 đoạn đơn tái hiện hay 2 đoạn đơn phát triển. Ông không sử dụng hai đoạn đơn tương phản.[22]

Đánh giá chuyên môn

Giai điệu

Giai điệu trong các ca khúc của ông thường theo điệu thức trưởng – thứ bảy âm. Bên cạnh những bước đi âm điệu liền bậc theo mô hình làn sóng, Hoàng Quý thường xây dựng giai điệu bằng các âm hình hợp âm rải.[23] Trong những tác phẩm trữ tình, Hoàng Quý sử dụng phong phú các thủ pháp mô phỏng và mô tiến khi xây dựng giai điệu, đem lại cho các ca khúc của ông tính thống nhất cao.[24] Với những bản hành khúc, ông sử dụng thủ pháp nhắc lại một âm nhiều lần nhằm tạo nên tính chất thôi thúc, dồn dập.[25] Trong giai điệu bài hát, Hoàng Quý thường sử dụng nhiều các bước nhảy quãng 4 và quãng 5, giúp cho dòng giai điệu trở nên mạnh mẽ, dứt khoát.[26] Các bước nhảy rộng như quãng 6, quãng 8 thi thoảng có xuất hiện, nhưng các bước nhảy quãng nghịch như quãng 7 thường không có trong giai điệu của ông. Mặc dù sử dụng điệu thức 7 âm của phương Tây là chủ yếu, song Hoàng Quý cũng kết hợp một cách tự nhiên những âm giai của điệu thức ngũ cung phương Đông.[26][27]

Tiết tấu

Tiết tấu trong sáng tác của Hoàng Quý mang tính đơn giản, rõ ràng và có tính chất chu kỳ. Bên cạnh những tiết tấu phổ biến gồm những nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng, đôi khi ông còn sử dụng những tiết tấu chùm ba hay đảo phách. Các tiết tấu này khi nằm ở tốc độ chậm sẽ tạo nên âm hưởng da diết, trữ tình. Trong những bài hành khúc, ông sử dụng tiết tấu chấm giật nhằm diễn tả khí thế hùng dũng, linh hoạt cho giai điệu.[22] Một dạng âm hình tiết tấu cũng được ông sử dụng trong nhiều bài hành khúc là sau khi sử dụng vài nốt lấy đà sẽ là ba nốt đen để tạo tính chất chững chạc, khỏe khoắn.[21]

Trào lưu âm nhạc lãng mạn

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ âm nhạc Phạm Tú Hương, ca khúc lãng mạn của Hoàng Quý được chia làm 2 mảng đề tài, trong đó những ca khúc trữ tình diễn tả thiên nhiên, cảnh nông thôn và nông dân, còn mảng đề tải còn lại là những bản tình ca.[16] Trong nhiều bản tình ca mà ông sáng tác, ca khúc nổi tiếng nhất là "Cô láng giềng".[28] Trong các bản tình ca, ông diễn tả những khát vọng tuổi trẻ về một tình yêu lí tưởng, những tâm trạng đau buồn, đắng cay khi tình yêu tan vỡ, cũng như tình cảm xót thương trước cảnh bị chia ly, xa cách.[29] Theo em trai ông là Tô Vũ, Hoàng Quý đã xếp những bản tình ca cũng như những ca khúc lãng mạn vào loại "nhạc tâm tình" không phải để phổ biến rộng rãi, mà khuynh hướng chủ đạo của ông là dòng nhạc thanh niên của thời kì Tân nhạc.[30]

Trào lưu âm nhạc yêu nước – tiến bộ

Là người yêu thích sinh hoạt tập thể, Hoàng Quý tham gia phong trào Hướng Đạo từ năm 1939. Trong thời gian này, ông đã viết rất nhiều ca khúc gắn liền với các sinh hoạt tập thể của thanh niên. Những ca khúc này đã nhanh chóng được tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh nồng nhiệt đón nhận và hát trong những buổi sinh hoạt tập thể.[9] Những ca khúc được đánh giá mang cảm xúc lạc quan, vui vẻ nhằm thúc giục động viên thanh niên tham gia công tác xã hội, dấn thân cho đất nước.[9] "Trên sông Bạch Đằng" sáng tác năm 1938 của ông là một trong những ca khúc về đề tài lịch sử sớm nhất trong dòng ca khúc yêu nước – tiến bộ của Việt Nam. Do đó, bài hát này cũng có thể là một trong những bài hành khúc ra đời sớm nhất trong trào nhạc cải cách của Việt Nam.[31] Hành khúc của Hoàng Quý có đặc điểm nổi bật là ngắn gọn, súc tích nhằm dễ phổ cập.[31]

Trào lưu âm nhạc cách mạng

Từ tinh thần yêu nước, Hoàng Quý đến với cách mạng bằng những hoạt động như giúp đỡ cán bộ Việt Minh bí mật hoạt động, tổ chức biểu diễn gây quỹ ủng hộ Cách mạng. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc cách mạng với âm điệu "hào hùng, tràn đầy khí phách", và là nguồn động lực cho phong trào cách mạng đang ngày một dâng cao ở các thành phố, làng quê Việt Nam thời bấy giờ.[32] Nổi bật trong các ca khúc cách mạng của ông là "Cảm tử quân". Sau "Cảm tử quân", trong những ngày Cách mạng Tháng Tám đang diễn biến căng thẳng, ông viết nhiều ca khúc phục vụ cách mạng như "Đường vào Nam" đã theo quân đội Việt Nam vào miền Nam tham gia chiến tranh hay như "Tuần lễ vàng" là ca khúc cổ động phong trào toàn dân ủng hộ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[23]

Tác phẩm tiêu biểu

Cô láng giềng

Bản nhạc "Cô láng giềng" in năm 1952

Trong quãng thời gian tuổi đôi mươi, Hoàng Quý cũng có nhiều mối tình gắn liền với sự ra đời của một số nhạc phẩm trữ tình. "Cô láng giềng" được xem là tác phẩm trữ tình nổi tiếng và làm nên tuổi của ông. Tác phẩm là kỷ niệm khắc ghi sâu đậm nhất về mối tình của ông với một cô gái người Hải Phòng. Khi Hoàng Quý đã bí mật theo Việt Minh hoạt động cách mạng, họ tạm cách xa, nhưng luôn trao đổi thư từ.[33] Sau đó, có thông tin cho rằng mối tình đã tan vỡ do cô gái đã phản bội tình yêu của ông.[33][4] Một đêm, Hoàng Quý ra khỏi giường, bật đèn, sáng tác vội vàng những cảm xúc âm nhạc, "Cô láng giềng" được sáng tác từ đó. Bái hát bộc lộ tình cảm nội tâm của nhạc sĩ. "Cô láng giềng: được công chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên đón nhận và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Về sau, nhạc sĩ Tô Vũ viết thêm lời 2.[33]

Nhiều người cho rằng nhân vật cô láng giềng trong ca khúc của Hoàng Quý đã phụ tình chàng trai. Nhưng theo báo Công an nhân dân, trên thực tế, họ có một mối tình đẹp.[10] Nhân vật cô láng giềng trong ca khúc được cho là nữ ca sĩ Hoàng Oanh. Hoàng Quý đã cưới Hoàng Oanh ngay sau khi trở về Hải Phòng năm 1944. Nhạc sĩ Tô Vũ cho biết, trong đám cưới ấy, chính nhạc sĩ Hoàng Quý đã đệm đàn cho vợ mình hát "Cô láng giềng".[17]

Trên sông Bạch Đằng

"Trên sông Bạch Đằng" được xem là ca khúc đầu tiên mà Hoàng Quý viết về đề tài lịch sử – yêu nước. Đây cũng được coi là một trong những bản hành khúc sớm nhất của phong trào Tân nhạc Việt Nam.[34] Ông diễn đạt lại chiến công của quân đội nhà Trần trước chiến thắng quân Nguyên với "niềm tự hào", qua đó nhằm nhắc nhở thế hệ thanh niên nên "noi theo gương tổ tiên".[34] Bên cạnh lòng tự hào khi sáng tác bài hát, Hoàng Quý tỏ ra cảm xúc "đau thương, uất hận" trước thực trạng Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ.[32]

Cảm tử quân

"Cảm tử quân" được Hoàng Quý sáng tác vào tháng 6 năm 1944 trong không khí sục sôi của những ngày chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám. Đây là ca khúc cách mạng nổi bật nhất trong các ca khúc Cách mạng của Hoàng Quý.[35] Cấu trúc của bài hát này chỉ là một đoạn nhạc có 2 câu. Với tiết tấu chấm giật, giai điệu tiến hành trên âm điệu hợp âm rải của giọng Fa trưởng nhằm tạo nên được tính chất hùng tráng và tự tin cần có.[35] Ngay từ khi mới ra đời, ca khúc đã được dân chúng đón nhận, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Trong cả 2 cuộc chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam sau này, bài hát luôn được sử dụng rộng rãi.[35]

Danh sách tác phẩm

Hoàng Quý chỉ chủ yếu sáng tác cho thanh nhạc mà không có sáng tác cho khí nhạc. Các tác phẩm của ông được chia làm 3 trào lưu, tương ứng với 3 giai đoạn sáng tác trong cuộc đời của ông. Dưới đây chỉ liệt kê những tác phẩm đã từng được công bố.[36]

Lãng mạn

  • "Hương quê"
  • "Chùa Hương"
  • "Chiều quê"
  • "Đợi chờ"
  • "Cô lái đò"
  • "Trong vườn dâu"
  • "Cô láng giềng"
  • "Đêm trong rừng"
  • "Đêm trăng trên vịnh Hạ Long"
  • "Dưới ánh đèn xanh"
  • "Đêm thu chơi thuyền dưới trăng"

Lịch sử – yêu nước

  • "Tiếng chim gọi đàn"
  • "Nắng tươi"
  • "Vui ca lên"
  • "Xuân về"
  • "Trên sông Bạch Đằng"
  • "Non nước Lam Sơn"
  • "Bóng cờ lau"

Cách mạng

  • "Cảm tử quân"
  • "Sa trường tiến hành khúc"
  • "Thanh niên cứu quốc ca"
  • "Du kích tiến quân ca"
  • "Vang bóng thời xưa"
  • "Lên đường"
  • "Tráng sĩ ca"
  • "Tiếng hát chinh phu"
  • "Tú Uyên" (còn gọi là "Bích Câu Kỳ Ngộ", là tác phẩm dang dở)
  • "Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang"

Di sản

Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động nghệ thuật ngắn ngủi của mình, Hoàng Quý để lại nhiều ca khúc ở các trào lưu âm nhạc khác nhau, trong đó khoảng thời gian cuối đời ông thường sáng tác những tác phẩm mang tính cách mạng.[16] Ông là người đầu tiên biểu diễn nhạc của Lê Thương tại Nhà hát lớn Hải Phòng.[27] Trong cả cuộc đời, ông có di sản âm nhạc trên 70 ca khúc. Trong đó có 11 ca khúc, hành khúc lâu nay bị thất lạc đã được em trai ông phát hiện và phổ biến lại vào năm 2006.[37] Sáng ngày 20 tháng 1 năm 2022, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Hội đồng nghệ thuật thành phố Hải Phòng đã tổ chức thẩm định chương trình nghệ thuật "Ký ức Đồng Vọng" do Đoàn Ca múa Hải Phòng chủ trì thực hiện nhằm biểu diễn những tác phẩm của nhóm Đồng Vọng.[38][39]

Hoàng Quý là nhạc sĩ đầu tiên được đặt tên cho đường/phố ở Việt Nam.[40]

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Thụy Kha 2017, tr. 127.
  2. ^ a b c d Phạm Tú Hương 2007, tr. 50.
  3. ^ a b c Nguyễn Thụy Kha (25 tháng 11 năm 2017). “Nhạc sĩ Hoàng Quý - Người tài mệnh yểu”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ a b “Cố nhạc sĩ Hoàng Quý & cuộc tình không như mơ với "Cô láng giềng". Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 11 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Tú Ngọc 2000, tr. 110.
  6. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 50, 51.
  7. ^ a b c d Phạm Tú Hương 2007, tr. 51.
  8. ^ a b c Nguyễn Thụy Kha (2 tháng 3 năm 2021). “Hoàng Quý & niềm thương "Cô láng giềng". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ a b c d Phạm Tú Hương 2007, tr. 57.
  10. ^ a b Gia Quan (21 tháng 11 năm 2018). “Nhạc sĩ Hoàng Quý và "cô láng giềng" bị tiếng oan phụ bạc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ Lê Thiên Minh Khoa 2019, tr. 15.
  12. ^ a b c d e Tú Ngọc 2000, tr. 111.
  13. ^ a b c d Phạm Tú Hương 2007, tr. 52.
  14. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 51, 52.
  15. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 52, 53.
  16. ^ a b c Phạm Tú Hương 2007, tr. 53.
  17. ^ a b Cảnh Linh (3 tháng 12 năm 2021). “Nỗi oan của Cô láng giềng!?”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  18. ^ a b Tuy Hòa (21 tháng 10 năm 2018). 'Cô láng giềng' có tệ bạc với người thương không?”. Báo Nông nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  19. ^ a b c Hà Đình Nguyên (14 tháng 4 năm 2012). “Từ Bến xuân đến Cô láng giềng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  20. ^ Lan Anh (1 tháng 2 năm 2022). "Bến xuân": Ai vẽ tình buồn đẹp như Văn Cao”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  21. ^ a b Phạm Tú Hương 2007, tr. 68.
  22. ^ a b c Phạm Tú Hương 2007, tr. 67.
  23. ^ a b Phạm Tú Hương 2007, tr. 62.
  24. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 63.
  25. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 64.
  26. ^ a b Phạm Tú Hương 2007, tr. 65.
  27. ^ a b Phạm Duy 2017, tr. 90.
  28. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 55.
  29. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 55, 56.
  30. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 56, 57.
  31. ^ a b Tú Ngọc 2000, tr. 113.
  32. ^ a b Phạm Tú Hương 2007, tr. 60.
  33. ^ a b c Vũ Chính (28 tháng 12 năm 2012). "Cô láng giềng" và... mối tình tan vỡ”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  34. ^ a b Phạm Tú Hương 2007, tr. 58.
  35. ^ a b c Phạm Tú Hương 2007, tr. 60, 61.
  36. ^ Phạm Tú Huơng 2007, tr. 49–68.
  37. ^ Trần Hoàng Nhân (3 tháng 9 năm 2006). “Tìm thấy 11 bài ca thất lạc của nhạc sĩ Hoàng Quý”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  38. ^ Hồng Nhung (20 tháng 1 năm 2022). “Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Ký ức Đồng Vọng" sẽ phát sóng vào tối ngày 29/01/2022”. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  39. ^ Xuân Hạ (31 tháng 1 năm 2022). "Ký ức Đồng Vọng"- "bữa tiệc" âm nhạc”. Báo Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  40. ^ Nguyễn Thị Hồng Hà (25 tháng 3 năm 2006). “Đạo diễn Việt Hương: Gái có công, chồng chẳng phụ”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.

Nguồn sách

Read other articles:

He beralih ke halaman ini. Untuk kegunaan lain, lihat He (disambiguasi). 2HeHeliumGas helium dalam tabung lucutan Garis spektrum heliumSifat umumNama, lambanghelium, HePengucapan/hélium/[1]/hèlium/Penampilangas tak berwarna, akan menjadi merah-jingga ketika diletakkan pada medan listrik bertegangan tinggiHelium dalam tabel periodik 2He Hidrogen Helium Lithium Berilium Boron Karbon Nitrogen Oksigen Fluor Neon Natrium Magnesium Aluminium Silikon Fosfor Sulfur Clor Argon Potasium Kalsi...

 

Intercollegiate sports teams of Clemson University Clemson TigersUniversityClemson UniversityConferenceAtlantic Coast ConferenceNCAADivision I (FBS)Athletic directorGraham NeffLocationClemson, South CarolinaVarsity teams21Football stadiumMemorial StadiumBasketball arenaLittlejohn ColiseumBaseball stadiumDoug Kingsmore StadiumSoccer stadiumRiggs FieldMascotThe TigerNicknameTigersFight songTiger RagColorsOrange and regalia[1]   Websiteclemsontigers.com Men's spo...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (فبراير 2019) هنري أوحايون (بالعبرية: הנרי אוחיון)‏  معلومات شخصية الميلاد 17 يونيو 1934   آسفي  الوفاة 27 أكتوبر 2023 (89 سنة) [1]  عسقلان  الطول 168 سنتيمتر[2]...

Andreas Beck Beck con lo Stoccarda nella stagione 2017-2018 Nazionalità  Germania Altezza 180 cm Peso 74 kg Calcio Ruolo Difensore Termine carriera 2022 Carriera Squadre di club1 2005-2007 Stoccarda II23 (1)2005-2008 Stoccarda27 (1)2008-2015 Hoffenheim170 (3)2015-2017 Beşiktaş52 (0)2017-2019 Stoccarda47 (1)2019-2022 Eupen77 (2) Nazionale 2006-2007 Germania U-183 (0)2007 Germania U-193 (0)2007 Germania U-204 (0)2006-2009 Germania U-2127 (2)2009-2010 Germa...

 

† Человек прямоходящий Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:Синапсиды�...

 

The Iberian Peninsula in the 3rd century BC. The Tapoli or Tapori were an ancient Celtic tribe of Lusitania, akin to the Lusitanians, to whom they were a dependent tribe, living just north of the river Tagus, around the border area of modern-day Portugal and Spain. See also Pre-Roman peoples of the Iberian Peninsula References Ángel Montenegro et alii, Historia de España 2 - colonizaciones y formación de los pueblos prerromanos (1200-218 a.C), Editorial Gredos, Madrid (1989) ISBN 84-2...

iNews PayakumbuhPT Pass TelevisiPayakumbuh, Sumatera BaratIndonesiaSaluranDigital: 32 UHFSloganInspiring and InformativePemrogramanJaringan televisiiNewsKepemilikanPemilikPass Media Group (2009-2016)Media Nusantara Citra (2017-2023)iNews Media Group (2023-sekarang)RiwayatDidirikan19 Januari 2010Siaran perdana2009 (siaran percobaan)17 Juli 2010 (siaran resmi)Bekas tanda panggilPass TV (2009-2016)Bekas nomor kanal36 UHF (analog)Bekas afiliasiIndonesia Broadcast Network (2009-2015)Informasi tek...

 

Destroyer class of the Spanish Navy For other ships with the same name, see Churruca-class destroyer (1972). Destroyer José Luis Diez Class overview NameChurruca class BuildersSECN, Naval Dockyard, Cartagena. Operators  Spanish Navy  Argentine Navy Preceded by Alsedo class Catamarca class La Plata class Succeeded by Audaz class Mendoza class Subclasses Cervantes class Alava class Built1923–1951 In commission1927–1982 Completed18 Lost2 Retired16 General characteristics Type...

 

This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Saint-Jean-Pied-de-Port – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2015) (Learn how and when to r...

1935 British filmHeart's DesireSheet music tie-inDirected byPaul L. SteinWritten byRoger BurfordJack DaviesBruno FrankClifford GreyLawrence du Garde PeachLioni PickardProduced byWalter C. MycroftStarringRichard TauberLeonora CorbettCarl HarbordPaul GraetzCinematographyJohn C. CoxEdited byLeslie NormanMusic byG.H. ClutsamProductioncompanyBritish International PicturesDistributed byWardour FilmsRelease date August 1935 (1935-08) Running time82 minutesCountryUnited KingdomLanguageEngl...

 

2000 novel by Margaret Atwood The Blind Assassin First edition coverAuthorMargaret AtwoodLanguageEnglishGenreHistorical fictionPublisherMcClelland and StewartPublication dateSeptember 2, 2000Publication placeCanadaMedia typePrint (Hardcover and Paperback)Pages536ppISBN0-385-47572-1OCLC45202107Dewey Decimal813/.54 21LC ClassPR9199.3.A8 B55 2000c The Blind Assassin is a novel by the Canadian writer Margaret Atwood. It was first published by McClelland and Stewart in 2000. The book is ...

 

Disambiguazione – Se stai cercando altri significati, vedi Cerveteri (disambigua). Cervetericomune Cerveteri – VedutaPiazza Santa Maria LocalizzazioneStato Italia Regione Lazio Città metropolitana Roma AmministrazioneSindacoElena Gubetti (centro-sinistra) dal 27-6-2022 TerritorioCoordinate42°00′27″N 12°06′18″E42°00′27″N, 12°06′18″E (Cerveteri) Altitudine81 m s.l.m. Superficie134,32 km² Abitanti38 004[1] (29-2-20...

Theatre in Paris, France Théâtre DéjazetFolies-Mayer (1851)Folies-Concertantes (1853)Folies-Nouvelles (1854)Théâtre Déjazet (1859)Folies-Nouvelles (1871)Théâtre Déjazet (1872)Troisième Théâtre Français (1876)Folies-Nouvelles (1880)Théâtre Déjazet (1880-?)Le France (cinéma) (1939-1976)Théâtre Libertaire de Paris (1986-1992?)An image of Théâtre DéjazetAddress41 Boulevard du TempleParisCapacity600Opened1851Websitewww.dejazet.com The Théâtre Déjazet is a theatre on the bo...

 

American hip hop trio This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article reads like a press release or a news article and may be largely based on routine coverage. Please help improve this article and add independent sources. (July 2012) This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article...

 

2017年堺市長選挙 2013年 ← 2017年9月24日 → 2019年   候補者 竹山修身当選 永藤英機 政党 無所属 大阪維新の会 得票数 162,318 139,301 得票率 53.8% 46.2% 選挙前市長 竹山修身 無所属 選出市長 竹山修身 無所属 2017年堺市長選挙(2017ねんさかいしちょうせんきょ)とは、日本の地方自治体である大阪府堺市の市長を選出するために執行される選挙で、2017年9月24日に投開�...

A body of water bordering India, the Maldives, and Sri Lanka. Laccadive SeaLakshadweep SeaLocation of Laccadive SeaLaccadive SeaCoordinates08°N 75°E / 8°N 75°E / 8; 75 (Laccadive Sea)TypeSeaBasin countriesIndia, Sri Lanka, MaldivesSurface area786,000 km2 (303,500 sq mi)Average depth1,929 m (6,329 ft)Max. depth4,131 m (13,553 ft)References[1] The Laccadive Sea (/ˈlɑːkədiːv, ˈlækə-/ LAH-kə-deev, LAK-ə-...

 

Paysage de l'Hadramaout. L'Arabie préislamique désigne la péninsule arabique avant le VIIe siècle, soit avant l'apparition de l'islam, incluant la préhistoire et l'histoire de cette région. Dans l'Antiquité, à l'époque de l'Empire romain, les auteurs gréco-latins divisent l'Arabie en trois régions distinctes : l'« Arabie heureuse », au Sud, qui correspond au Yémen actuel ; l'Arabie centrale, peuplée de nomades et de sédentaires et qui vivent dans l'orb...

 

Voce principale: Associazione Calcio Milan. AC MilanoStagione 1939-1940 Sport calcio Squadra Milano Allenatore József Bánás Direttore tecnico József Violak Presidente Achille Invernizzi Serie A8º Coppa ItaliaOttavi di finale Maggiori presenzeCampionato: Antonini, Boffi e Loik (30)Totale: Antonini (32) Miglior marcatoreCampionato: Boffi (24)Totale: Boffi (24) StadioSan Siro 1938-1939 1940-1941 Si invita a seguire il modello di voce Questa voce raccoglie le informazioni riguardanti l...

Bud

Immature or embryonic shoot Flower bud redirects here. For EP of GFriend, see Flower Bud. For usage in asexual reproduction, see Budding. For other uses, see Bud (disambiguation). European beech (Fagus sylvatica) bud In botany, a bud is an undeveloped or embryonic shoot and normally occurs in the axil of a leaf or at the tip of a stem. Once formed, a bud may remain for some time in a dormant condition, or it may form a shoot immediately. Buds may be specialized to develop flowers or short sho...

 

CottbusCittà extracircondariale(DE) Cottbus(DSB) Chóśebuz Cottbus – Veduta LocalizzazioneStato Germania Land Brandeburgo DistrettoNon presente CircondarioNon presente TerritorioCoordinate51°45′38.9″N 14°19′54.7″E51°45′38.9″N, 14°19′54.7″E Altitudine76 m s.l.m. Superficie165,63 km² Abitanti100 010[1] (31-12-2023) Densità603,82 ab./km² Altre informazioniCod. postale03042, 03044, 03046, 03048, 03050, 03051, 03052, 03053, 03054 e 030...