Hoa quân nhập Việt

Hoa quân nhập Việt
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Thời gian21/8/1945 - 15/6/1946
Địa điểm
Kết quả Quân đội Trung Hoa Dân quốc rút lui.
Việt Nam Quốc dân ĐảngViệt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội rút khỏi Chính phủ Liên hiệp
Tham chiến
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 Trung Quốc
Việt Quốc
Đảng Đại Việt

Việt Cách
Chỉ huy và lãnh đạo

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Võ Nguyên Giáp

Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) Lư Hán
Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) Tiêu Văn
Vũ Hồng Khanh
Nguyễn Tường Tam

Nguyễn Hải Thần
Thành phần tham chiến

4 quân đoàn (60,93,52,62) (sau quân đoàn 53 thay thế quân đoàn 52 và 62)
3 sư đoàn độc lập (19,23,93)

1 tiểu đoàn hiến binh[1]
Lực lượng
20 vạn quân bộ binh [2]
Thương vong và tổn thất
Không có Không đáng kể

Hoa quân nhập Việt (tiếng Trung: 華軍入越) là sự kiện 20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch (tên chính thức là Quốc quân Trung Hoa Dân quốc) tiến vào miền Bắc Việt Nam với mục đích giải giáp quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 ra Bắc theo sự phân công của Đồng Minh. Toán quân đầu tiên vượt biên giới vào miền bắc Việt Nam vào ngày 21 tháng 8 năm 1945 [3] do Lư HánTiêu Văn chỉ huy. Cùng thời điểm đó, các tổ chức chính trị theo chủ nghĩa quốc gia, chống Pháp và chống Việt Minh như Việt Quốc, Việt Cách, cũng vượt biên giới Việt-Trung vào Việt Nam thiết lập chính quyền tại một số tỉnh phía Bắc.

Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHiệp định sơ bộ Pháp - Việt (1946), đồng ý cho quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Ngày 15 tháng 6 năm 1946, quân Tưởng Giới Thạch hoàn thành việc rút khỏi Việt Nam[4][5].

Bối cảnh

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quân Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh. Theo thỏa thuận Potsdam, quân Anh sẽ giải giáp cho quân Nhật tại Việt Nam từ vĩ tuyến 16 về phía Nam và quân Trung Quốc sẽ giải giáp cho quân Nhật từ vĩ tuyến 16 về phía Bắc.

Khi quân Đồng Minh chưa đến nơi, Việt Minh thực hiện cách mạng tháng Tám, lật đổ chính quyền Đế quốc Việt Nam, thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quân Trung Quốc có âm mưu "Diệt Cộng cầm Hồ" tức là "Diệt Cộng sản, bắt Hồ Chí Minh", lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[6] Ở miền Nam, quân Anh có trách nhiệm giải giáp quân Nhật và duy trì trật tự công cộng. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, các lực lượng vũ trang Việt Nam đồng loạt tấn công quân Pháp vừa đổ bộ vào Sài Gòn. Quân Anh và Nhật hợp tác với quân Pháp đẩy lùi quân Việt Nam về vùng nông thôn và sau đó mở rộng chiếm đóng toàn miền Nam.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đối mặt với vô vàn khó khăn:

  • Về quân sự: 20 vạn quân Tưởng chiếm đóng ở miền Bắc, 6 vạn quân Nhật được quân Anh sử dụng, quân Pháp tấn công trở lại.
  • Về kinh tế: Tài nguyên quốc gia cạn kiệt. Ngân hàng Đông Dương nằm trong tay tư bản nước ngoài. Trung Quốc dùng đồng tiền "quan kim" và "quốc tệ" để đổi lấy tiền Việt, làm lũng đoạn thị trường Việt Nam. Mùa màng thát bát, nạn đói tràn lan.
  • Về chính trị: Các lực lượng chính trị được quân Tưởng hậu thuẫn như Việt Quốc, Việt Cách được tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà không qua bầu cử, sau đó lại gây chia rẽ nghiêm trọng. Việt Quốc, Việt Cách phát hành các báo Thiết thực, Đồng Tâm, rải truyền đơn tố cáo Việt Minh độc tài, đàn áp các đảng phái quốc gia và hợp tác với Pháp[7]. Việt Quốc, Việt Cách cũng chuẩn bị các bước nhằm đảo chính, lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó Việt Minh mở chiến dịch trấn áp Việt Quốc, Việt Cách[8]. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tan rã do các lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách rời bỏ chính phủ lưu vong sang Trung Quốc[9][10].

Diễn biến

Ngày 21 tháng 8 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam[11]. Một số nguồn khác cho rằng ngày 27 tháng 8 thì quân đội Trung Hoa Dân quốc mới chính thức vượt biên giới tiến vào miền bắc Việt Nam[12]. Quân đoàn 62 và 53 tiến từ Quảng Tây, dưới sự chỉ huy của Tiêu Văn, đã chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, và những vị trí quan trọng dọc theo bờ biển tới Hải Phòng, còn quân đoàn 93 và 60 của Lư Hán từ Vân Nam tiến vào Lào Cai và dọc theo sông Hồng tới Hà Nội. Ngày 9 tháng 9, quân Tưởng tới Hà Nội.[13]

Quân Tưởng chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hà hiếp nhân dân, cướp bóc khắp nơi.[14] Quân Tưởng đổi tiền với tỷ giá vô lý, gây nhiều bất bình cho người dân.

Việt Quốc, Việt Cách và Phục Quốc chia nhau kiểm soát các địa phương phía Bắc Hà Nội. Tại một số nơi các lực lượng này xung đột vũ trang với Việt Minh để giành quyền kiểm soát.

Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Lư Hán gặp Hồ Chí Minh, đòi Hồ Chí Minh phải "báo cáo quân số thực tế và tổ chức quân đội Việt Nam", đòi mỗi bộ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có một người "liên lạc viên" của Trung Quốc, thậm chí đòi Việt Nam lùi giờ lại một tiếng theo giờ Trung Quốc.[15]

Để tránh phải một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù, Việt Minh thực hiện chính sách nhân nhượng với quân Tưởng để tập trung chống Pháp. Chính quyền chấp nhận cho quân Tưởng tiêu xài đồng "quan kim", đồng ý cung cấp lương thực cho họ. Chính quyền thực hiện chính sách nhẫn nhịn, tránh xung đột với quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách.[16]

Ngày 28 tháng 9 năm 1945, lễ đầu hàng của quân Nhật được tổ chức bởi Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 16 tháng 10 năm 1945, chiến dịch Hoa quân nhập Việt chính thức hoàn tất khi quân đội Trung Hoa Dân quốc hoàn thành nhập cảnh vào miền bắc Việt Nam [17].

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương mở rộng Chính phủ lâm thời thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt Cách tham gia Chính phủ. Ngoài ra, Việt Quốc và Việt Cách được 50 và 20 ghế trong Quốc hội Việt Nam không bầu cử.Quốc hội khóa I, họp đầu tiên ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã bầu ra Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến trong đó Việt Quốc nắm Bộ (trưởng) Kinh tế, bộ Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động, Bộ Canh nông.

Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

Ngày 28 tháng 2 năm 1946 tại Trùng Khánh, sau một thời gian đàm phán kéo dài, Pháp ký với Trung Hoa Dân Quốc hiệp ước Pháp - Hoa. Những điều khoản chính: Trung Hoa đồng ý để quân Pháp vào Bắc vĩ tuyến 16 trở lên thay Trung Hoa giải giáp quân Nhật, đổi lấy việc Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa; Pháp bán lại đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều và miễn thuế quá cảnh ở Hải Phòng cho Trung Hoa.[18]

Ngày 6 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký kết, trong đó có các điều khoản quan trọng:

  • Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay quân Tưởng và sẽ rút hết sau 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
  • Hai bên đình chỉ ngay xung đột để mở rộng đàm phán chính thức.

Với nước cờ này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tránh được nhiều khó khăn: quân Tưởng rút về nước, quân Pháp tạm thời hòa hoãn, tuy nhiên Pháp được mang quân ra Bắc một cách dễ dàng.

Khi hạm đội Pháp tiến vào cảng Hải Phòng ngày 6 tháng 3 năm 1946, quân Trung Hoa Dân quốc dọc sống Cửa Cấm đã nổ súng tấn công[19]. Như vậy đã có một cuộc xung đột quân sự nhỏ giữa quân Pháp và quân Tưởng tại vùng biển Hải Phòng. Kết quả là nhiều binh lính 2 bên thương vong.

Kết thúc

Ngày 18 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Trung Hoa Dân Quốc. Dù vậy đến ngày 31 tháng 3 ăn 1946, quân Tưởng vẫn chưa chịu rút về theo Hiệp định Hoa-Pháp tại Trùng Khánh.

Từ tháng 5 năm 1946 quân Tưởng mới bắt đầu rút dần về nước. Ngày 15 tháng 6 năm 1946, quân Tưởng hoàn toàn rút khỏi Việt Nam[20]. Một số nguồn cho rằng quân Tưởng hoàn thành việc rút quân vào ngày 18 tháng 9 năm 1946 [21].

Tháng 7 năm 1946, xảy ra Vụ án phố Ôn Như Hầu, Việt Quốc, Việt CáchĐại Việt suy yếu. [22]

Chú thích

  1. ^ “Hoa quân nhập Việt”. daitudien.net. Bản gốc lưu trữ 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Dưới sự chỉ huy của Lư Hán, lực lượng quân Trung Hoa Dân Quốc đã tiến vào Việt Nam ngày 14.9.1945, với khoảng 20 vạn quân, trong đó: quân địa phương Vân Nam gồm quân đoàn 60 (các sư đoàn 21, 182, 183), quân đoàn 93 (các sư đoàn 18, 20, 22), 2 sư đoàn độc lập 19, 23; quân trung ương gồm quân đoàn 52, và 62, sư đoàn độc lập 93 và một tiểu đoàn hiến binh. Tháng 10.1945, thêm quân đoàn 53.
  2. ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2009). “I. Xây dựng và bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập III . Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 10. Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và...
  3. ^ https://xaydungdang.org.vn/tu-tuong-ho-chi-minh/ho-chi-minh-voi-sach-luoc-hoa-de-tien-6565
  4. ^ http://quocphongthudo.vn/van-hoa/tin-tuc/hiep-dinh-so-bo-6-3-su-lua-chon-chinh-xac-cua-cach-mang-viet-nam.html
  5. ^ https://danviet.vn/duoi-quan-tuong-ve-nuoc-viet-nam-tranh-luong-dau-tho-dich-7777808428.htm
  6. ^ Archimedes L. A. Patti (1980). Why Viet Nam?. Đại học California. tr. 218. ISBN 978-0-52-004156-1. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Giap told me that of his own personal knowledge these troops were the "most rapacious and undisciplined of the entire Chinese army." And he was concerned that these Chinese would try to overthrow the Provisional Government and install a pro-Chinese regime.
  7. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 492 - 494
  8. ^ Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nhà xuất bản Thế giới, 2013
  9. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 290, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
  10. ^ David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 422, California: University of California Press, 2013
  11. ^ https://xaydungdang.org.vn/tu-tuong-ho-chi-minh/ho-chi-minh-voi-sach-luoc-hoa-de-tien-6565
  12. ^ https://sotttt.sonla.gov.vn/xay-dung-dang-va-bao-ve-nen-tang-tu-tuong/cuoc-dau-tri-cua-cac-nha-chien-luoc-viet-nam-va-dong-minh-trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-718017
  13. ^ Archimedes L. A. Patti. Why Viet Nam?. sđd. tr. 281. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  14. ^ Trịnh Tố Long (tháng 12 năm 2011). “Bác Hồ trước họa "diệt cộng, cầm Hồ". Báo QDND Online. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Lúc bấy giờ, báo chí nước ngoài mô tả quân Tưởng: "Đội quân chân đất, bụng lép, quyết bám vào cuộc nhập Việt để mưu sống. Chúng vơ vét mọi thứ muốn lấy hay cần lấy dù thứ đó là của người Việt, người Pháp hay của ngoại kiều nào, bất kể giàu hay nghèo. Các tướng tá chỉ huy càng tham tàn, hà hiếp mọi người, ở mọi nơi làm gương cho binh sĩ...".
  15. ^ Archimedes L. A. Patti. Why Viet Nam?. sđd. tr. 292-293. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  16. ^ Đ. H. L (tháng 7 năm 2014). “Hoa quân nhập Việt và mưu đồ "Diệt cộng cầm Hồ". Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Thời gian này, bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đang khiêu khích rất dữ, anh em ai cũng tức giận vì phải kiềm chế, một số người muốn đánh ngay lập tức. Một lần, Tiêu Văn gửi đến một bức công văn vỏn vẹn mấy chữ:” Kính gửi Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”. Anh em vô cùng phẫn nộ nhưng Bác vẫn ôn tồn, ung dung: “ Nền độc lập ta vừa mới giành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ mất. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?!”
  17. ^ https://sotttt.sonla.gov.vn/xay-dung-dang-va-bao-ve-nen-tang-tu-tuong/cuoc-dau-tri-cua-cac-nha-chien-luoc-viet-nam-va-dong-minh-trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-718017
  18. ^ “Hiệp ước Pháp - Hoa 1946”. daitudien.net. Bản gốc lưu trữ 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập 4 tháng 1 năm 2015.
  19. ^ https://ttdn.vn/tin-tuc-su-kien/thoi-su-chinh-tri/hiep-dinh-so-bo-6-3-ky-tich-khoi-dau-lich-su-dau-tranh-ngoai-giao-cua-nuoc-viet-nam-moi-33161
  20. ^ https://danviet.vn/duoi-quan-tuong-ve-nuoc-viet-nam-tranh-luong-dau-tho-dich-7777808428.htm
  21. ^ https://sotttt.sonla.gov.vn/xay-dung-dang-va-bao-ve-nen-tang-tu-tuong/cuoc-dau-tri-cua-cac-nha-chien-luoc-viet-nam-va-dong-minh-trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-718017
  22. ^ Robert McNamara (1967). Vietnam and the U.S., 1940-1950. Pentagon Papers. Part I. National Archieves. tr. b-47 (hoặc 134). Truy cập 4 tháng 1 năm 2015.

Read other articles:

Martha GrahamMartha Graham, bersama Bertram RossLahir(1894-05-11)11 Mei 1894Kota Allegheny, Pennsylvania, Amerika SerikatMeninggal1 April 1991(1991-04-01) (umur 96)New York, Amerika SerikatKebangsaan Amerika SerikatDikenal atasDance dan koreografiGerakan politikModern dancePenghargaanKennedy Center Honors (1979)Presidential Medal of Freedom (1976)National Medal of Arts (1985) Martha Graham (11 Mei 1894 – 1 April 1991) adalah seorang penari dan koreografer untuk mode...

 

Untuk satuan wilayah di atasnya, lihat Kabupaten Jombang. Untuk kegunaan lain, lihat Jombang (disambiguasi). JombangKecamatanPeta lokasi Kecamatan JombangNegara IndonesiaProvinsiJawa TimurKabupatenJombangPemerintahan • CamatDrs. Heri PrayitnoPopulasi (2021)[1] • Total142.004 jiwa • Kepadatan3.525/km2 (9,130/sq mi)Kode pos61411 - 61419Kode Kemendagri35.17.09 Kode BPS3517130 Luas40,29 km²Desa/kelurahan16 desa 4 kelurahan Jombang adalah...

 

Jack RoseJenisshort drink (en) [sunting di Wikidata]lbs Jack Rose adalah koktail yang terdiri dari campuran beberapa minuman seperti applejack, grenadine, dan jus lemon atau jus jeruk nipis. Minuman ini populer di era 1920an dan 1930an, tercatat muncul dalam salah satu buku klasik karya Ernest Hemmingway tahun 1926 berjudul The Sun Also Rises, di mana Jake Barnes, sang narator meminum koktail Jack Rose di bar Hôtel de Crillon Paris saat menunggu kedatangan Bratt Ashley. Ini juga minuman ...

Home video line from Warner Home Video Warner Archive CollectionLogo as introduced in 2020IndustryHome videoFoundedMarch 23, 2009; 15 years ago (2009-03-23)ParentWarner Bros. Home Entertainment The Warner Archive Collection is a home video division for releasing classic and cult films from Warner Bros.' library.[1][2] It started as a manufactured-on-demand (MOD) DVD series by Warner Bros. Home Entertainment on March 23, 2009, with the intention of putting pre...

 

Questa voce o sezione sull'argomento sovrani non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Ahmed IRitratto di Ahmed I in tronoSultano dell'Impero ottomanoIn carica22 dicembre 1603 –22 novembre 1617 PredecessoreMehmed III SuccessoreMustafa I Nome completoAhmed-i evvel TrattamentoPadiscià Al...

 

In data 5 marzo 2023 la pagina Template:Alleati in Sicilia è stata mantenuta, nell'ambito di una procedura di cancellazione, in seguito a decisione consensuale.Consulta la pagina della discussione per eventuali pareri e suggerimenti.

Lu Over the WallPoster rilis layar lebar Jepang[1]Nama lainNama JepangKanji 夜明け告げるルーのうた TranskripsiRevised HepburnYoaketsugeru Rū no Uta SutradaraMasaaki YuasaProduser Junnosuke Itou Yuka Okayasu Ditulis oleh Reiko Yoshida Masaaki Yuasa Pemeran Kanon Tani Shōta Shimoda Shinichi Shinohara Akira Emoto Soma Saito Minako Kotobuki Chidori (Daigo, Nobu)[2] Penata musikTakatsugu MuramatsuPenyuntingAyako Tan[3]PerusahaanproduksiScience SaruD...

 

Morgane Imbeaud Morgane Imbeaud. 2009.Informations générales Naissance 14 avril 1987 (37 ans)Clermont-Ferrand Nationalité  Française Activité principale auteur-compositeur-interprète Genre musical pop, chanson française Instruments Piano synthétiseur guitare violon Années actives Depuis 2005 Labels Barclay modifier Morgane Imbeaud, née le 14 avril 1987 à Clermont-Ferrand, est une auteure-compositrice-interprète française[1]. Biographie Née dans une famille de musicien...

 

Частина серії проФілософіяLeft to right: Plato, Kant, Nietzsche, Buddha, Confucius, AverroesПлатонКантНіцшеБуддаКонфуційАверроес Філософи Епістемологи Естетики Етики Логіки Метафізики Соціально-політичні філософи Традиції Аналітична Арістотелівська Африканська Близькосхідна іранська Буддій�...

American television talk show (2008–2022) The Wendy Williams ShowAlso known asThe Wendy Show, WendyCreated byWendy WilliamsPresented byWendy Williams (2008–2021) Guest hosts (2021–2022)Theme music composerDavid VanacoreOpening theme Shout It Out by Nikko Lowe(seasons 1–4) Shout It Out (Dance Remix) by Nikko Lowe(seasons 5–9) Feel It (Shout It Out Remix) by Fergie(seasons 10–13) Ending theme Shout It Out by Nikko Lowe(seasons 1–4) Shout It Out (Dance Remix) by Nikko Lowe(seasons ...

 

ثيقراطيةمعلومات عامةصنف فرعي من نظام سياسي جانب من جوانب state and religion (en) ممثلة بـ نفوذ كهنوتي مفرط النقيض إلحاد الدولةديمقراطيةعلمانية تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات جزء من سلسلة مقالات حولنظم الحكومات أشكال السلطة انفصالية دولة مرتبطة دومينيون مشيخة محمية فدرالية...

 

Filipino businessman, diplomat, and government official (1938–2022) Roberto RomuloFormer Department of Foreign Affairs Secretary Robert Romulo in 201919th Secretary of Foreign AffairsIn officeJune 30, 1992 – April 30, 1995PresidentFidel V. RamosPreceded byRaul ManglapusSucceeded byDomingo Siazon, Jr. Personal detailsBorn(1938-12-09)December 9, 1938Manila, Philippine CommonwealthDiedJanuary 23, 2022(2022-01-23) (aged 83)NationalityFilipinoAlma materAteneo de Manila University...

Cet article est une ébauche concernant une élection ou un référendum et le Gers. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. 1945 1946 (II) Élections constituantes de 1946 dans le Gers le 2 juin 1946 Type d’élection Élection législative Postes à élire 3 députés modifier - modifier le code - voir Wikidata  Les élections constituantes françaises de 1946 se tiennent le 2 juin. Ce sont ...

 

American punk band For the album, see Bad Brains (album). Bad BrainsBad Brains at Sasquatch! Music Festival, 2007Background informationAlso known asMind Power (1976–1979)Soul Brains (1998–2001)OriginWashington, D.C., U.S.GenresHardcore punkpunk rockheavy metalreggaeDiscographyBad Brains discographyYears active1976–19951998–presentLabelsROIRCarolineSSTEpicSMEMaverickWarner Bros.MegaforceAlternative TentaclesMembers Dr. Know Darryl Jenifer H.R. Earl Hudson Past members Sid McCray Mackie...

 

Set of musical alterations For use in cryptography, see Key signature (cryptography). Key signature showing B♭ and E♭ (the key of B♭ major or G minor) Key signature showing F♯ and C♯ (the key of D major or B minor) In Western musical notation, a key signature is a set of sharp (♯), flat (♭), or rarely, natural (♮) symbols placed on the staff at the beginning of a section of music. The initial key signature in a piece is placed immediatel...

Place in Upper Carniola, SloveniaLanišeLanišeLocation in SloveniaCoordinates: 46°5′6″N 14°1′21.26″E / 46.08500°N 14.0225722°E / 46.08500; 14.0225722Country SloveniaTraditional regionUpper CarniolaStatistical regionUpper CarniolaMunicipalityGorenja Vas–PoljaneArea • Total1.01 km2 (0.39 sq mi)Elevation768.6 m (2,521.7 ft)Population (2020) • Total72 • Density71/km2 (180/sq mi)[1]...

 

Belfast Birmingham Bristol Cardiff Edinburgh Exeter Glasgow Leeds Liverpool London Manchester class=notpageimage| Commuter and suburban heavy rail systems in the United Kingdom Urban and suburban rail plays a key role in public transport in many of the major cities of the United Kingdom. Urban rail refers to the train service between city centres and suburbs or nearby towns that acts as a main mode of transport for travellers on a daily basis. They consist of several railway lines connecting...

 

City in Arizona, United StatesMesa, ArizonaCityMesa Arts Center building in downtown Mesa FlagLogoLocation of Mesa in Maricopa County, ArizonaMesaLocation in ArizonaShow map of ArizonaMesaLocation in the United StatesShow map of the United StatesCoordinates: 33°25′20″N 111°49′22″W / 33.42222°N 111.82278°W / 33.42222; -111.82278[1]CountryUnited StatesStateArizonaCountyMaricopaFounded1878Government • TypeMayor–council • Mayo...

Ancient Egyptian scribe Judgment scene from the Book of the Dead. In the three scenes from the Book of the Dead (version from ~1275 BCE) the deceased Hunefer is taken into the judgment hall by the jackal-headed Anubis. The next scene is the weighing of his heart, with Ammit awaiting the result and Thoth recording. Next, the triumphant Hunefer, having passed the test, is presented by the falcon-headed Horus to Osiris, seated in his shrine with Isis, Nephthys and the four sons of Horus. From ab...

 

Academic journalCompensation & Benefits ReviewDisciplineLabor relationsLanguageEnglishEdited byPhillip BryantPublication detailsFormer name(s)Compensation ReviewHistory1969-presentPublisherSAGE PublicationsFrequencyQuarterlyStandard abbreviationsISO 4 (alt) · Bluebook (alt)NLM (alt) · MathSciNet (alt )ISO 4Compens. Benefits Rev.IndexingCODEN (alt · alt2) · JSTOR (alt) · LCCN (alt)MIAR · NLM (alt) ...