Hiệp Hòa

Hiệp Hòa Đế
協和帝
Vua Việt Nam
Chân dung vua Hiệp Hòa.
Hoàng đế Đại Nam
Trị vì30 tháng 7 năm 1883 -
29 tháng 11 năm 1883

122 ngày
Tiền nhiệmDục Đức
Kế nhiệmKiến Phúc
Thông tin chung
Sinh24 tháng 9 âm lịch, tức 1 tháng 11 năm 1847 [1]
Huế, Đại Nam
Mất30 tháng 10 âm lịch, tức 29 tháng 11 năm 1883(36 tuổi)
Huế, Đại Nam
An tángLăng Hiệp Hòa, Huế, Đại Nam
Hậu duệ11 hoàng tử
6 công chúa
Tên húy
Nguyễn Phúc Hồng Dật
阮福洪佚
Niên hiệu
Hiệp Hòa (協和)
Thụy hiệu
Trang Cung Văn Lãng Quận vương
莊恭文朗郡王
Triều đạiNhà Nguyễn
Thân phụNguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị
Thân mẫuThụy tần Trương Thị Thận

Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11 năm 184729 tháng 11 năm 1883), húyNguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), sau khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thăng (阮福昇), là vị hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Trong khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của mình, ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Hiệp Hòa nên thường được gọi theo tên này. Ông không có miếu hiệu, được hậu duệ truy tặng làm Văn Lãng Quận vương (文朗郡王), thụyTrang Cung (莊恭).Thời gian trị vì của ông Là 4 tháng 10 ngày tổng cộng 130 ngày.

Thân thế

Hiệp Hòa có húyHồng Dật (洪佚), là con trai thứ 29, và cũng là út nam của vua Thiệu Trị, mẹ là Tam giai Thụy tần Trương Thị Thận.

Năm Tự Đức thứ 18 (1865), Hồng Dật được vua anh phong làm Lãng Quốc công (朗國公)[2]. Theo truyền thống hoàng tộc Nguyễn Phúc có từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, các hoàng tử sinh ra để dễ nuôi nên được gọi là Mệ, vì vậy thuở nhỏ vua Hiệp Hòa còn được gọi là Mệ Mến.

Ngoài vua Hiệp Hòa, bà Thụy tần Trương thị còn sinh được 6 người con khác là Phong Lộc Quận công Hồng Kháng, hoàng nữ Ủy Thanh, hoàng nữ Liêu Diệu, hoàng nữ Nhàn Nhã và Lạc Thành Công chúa Nhàn Đức.

Gia quyến

Vua Hiệp Hòa có tất cả 11 hoàng tử và 6 hoàng nữ. Người con trai thứ hai của ông là Ưng Hiệp được lấy làm thừa tự cho người anh ruột là quận công Hồng Kháng, và một hoàng nữ của Hiệp Hòa có tên là Ngọc Phả[3].

Hai người con trai khác của vua Hiệp Hòa là Ưng Bác, tập phong Văn Lãng Hương công, và Ưng Chuẩn, làm Án sát sứ tỉnh Quảng Nam. Công tôn Bửu Trác, con trai của công tử Ưng Bác, được sung chức thống chế nhất phẩm.

Con cháu của vua Hiệp Hòa được ngự chế ban bộ Thập (十) để đặt tên. Dưới triều Khải Định được ban thêm bộ Ngưu (牛).

Bị ép lên ngôi vua

Năm 1883, Tự Đức băng hà mà không có con nối dõi. Theo di chiếu, người con nuôi là Nguyễn Phúc Ưng Chân (tức vua Dục Đức) lên nối ngôi nhưng chỉ 3 ngày, thậm chí chưa kịp đặt niên hiệu,[4] thì Ưng Chân bị hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường hạch tội để phế bỏ và bị bỏ đói đến chết vào ngày 06/10/1883.

Đồng thời với việc truất phế Dục Đức, hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Lãng Quốc công lên làm vua.

Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế). Theo Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên là Ngự tiền Văn phòng Đổng lý của Bảo Đại, khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành.

Hai hôm sau, 30 tháng 7 năm 1883, Hồng Dật lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệuHiệp Hòa.

Bị phế truất và qua đời

Sách Việt Nam sử lược chép:

Trong Huế thì vua Hiệp Hòa cũng muốn nhận chính sách bảo hộ để cho yên ngôi vua, nhưng các quan có nhiều người không chịu, và lại thấy Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết chuyên chế thái quá, muốn dùng kế mà trừ bỏ đi, bèn đổi Nguyễn Văn Tường sang làm Binh bộ Thượng thư, Tôn Thất Thuyết làm Lại bộ Thượng thư, để bớt binh quyền của Tôn Thất Thuyết.
Hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu để lập ông Dưỡng Thiện là con nuôi thứ ba của vua Dực Tông [vua Tự Đức], rồi bắt vua Hiệp Hòa đem ra phủ ông Dục Đức cho uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hòa làm vua được hơn 4 tháng, sử gọi là Phế Đế.
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã giết vua Hiệp Hòa rồi, lại thấy quan Phụ chính Trần Tiễn Thành không theo ý mình, cũng sai người giết nốt.[5]

Vua Hiệp Hòa mất ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883. Năm 1891, vua Thành Thái truy phong cho ông làm Văn Lãng Quận vương (文朗郡王), thụyTrang Cung (莊恭)

Theo Oscar Chapuis, khi Hiệp Hòa lên ngôi vua thì ông đã 36 tuổi, đủ chín chắn để nhận thấy sự chuyên quyền của các quan Phụ chính Đại thần, nên không hài lòng. Các quan đại thần Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết cũng nhận thấy thái độ của nhà vua nên cũng có ý muốn phế vua.

Năm 1883, Hiệp Hòa buộc phải ký Hiệp ước Harmand với Pháp với những điều khoản nặng nề, như nước Nam phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và Pháp có quyền kiểm soát quan hệ của nước Nam với các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa; và tỉnh Bình Thuận phải nhập vào Nam Bộ do Pháp chiếm làm thuộc địa. Với bản hiệp ước này, uy tín vua Hiệp Hòa trong triều đình cũng như với dân chúng bị tổn hại nghiêm trọng.

Trong triều đình, Tôn Thất Thuyết ra mặt chống vua, như không chịu quỳ lạy và to tiếng với nhà vua. Sự thù nghịch này làm vua Hiệp Hòa lo ngại cho tính mạng của mình, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Khâm sứ Pháp De Champeaux, tìm cách bãi bỏ các quan Phụ chính đại thần. Không may cho vua Hiệp Hòa, việc này bị Tôn Thất Thuyết phát hiện nên Tôn Thất Thuyết ra tay trước.[6]

Thông tin thêm việc bị bức tử

Minh họa vua Hiệp Hòa

Việc bị bức tử, theo Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng) thì:

"Vua Hiệp Hòa thấy ông Tường và ông Thuyết có lập trường chính trị trái ngược mình, liền viết một bức thư giao cho Hồng Sâm, vừa là Bí thư vừa là anh em thúc bá của mình, để mang qua tòa Khâm để nhờ tay Pháp hạ hai quan Phụ chính trên.[7]
Việc lén lút này, bị Nội giám Đạt biết được, mách với ông Tường. Và ông Tường bắt được lá thư nằm trong chiếc hộp sơn, có đóng dấu của nhà vua.
Ngay trưa hôm ấy (29 tháng 11 năm 1883), sau khi truyền đóng hết tất cả các cửa Hoàng thành lại, triều thần nhóm họp bất thường hạch tội vua Hiệp Hòa. Nhà vua bị buộc ba tội:
-Thâm lạm công nhu.
-Không chịu nghe lời khuyến cáo của các quan phụ chính.
-Tư thông với đại diện của Pháp.
Vua Hiệp Hòa không cãi được, triều đình buộc ông phải thoái vị...
Sau khi ký tên và đóng dấu son vào tờ tuyên ngôn, vua Hiệp Hòa không được nói một lời nào nữa. Trong khi ông trở về Nội cung thì bản án tử hình ông đã được quyết định. Chừng một giờ sau, võ tướng Ông Ích Khiêm được cử ra thi hành bản án... Ông vua vừa bị phế do dự một lát rồi chọn chén độc dược. Vào khoảng 4 giờ, người ta khuyên ông về đến tư thất rồi trút hơi tàn vào khoảng mặt trời lặn. Sáng hôm sau, hoàng thân Hồng Sâm cũng bị xử chém chết, vì tội đồng lõa với Hiệp Hòa để bán nước. Ông Trần Tiễn Thành, bấy lâu không đồng chính kiến với ông Thuyết, và cũng vì không chịu ký tên vào tờ phế truất vua Hiệp Hòa, cũng bị ông Thuyết cho lính Thân nghĩa đến tận nhà đâm chết. Sợ quá, Tuy Lý vương dẫn vợ con chạy ra cửa Thuận An nương nhờ Picard Destelan, chỉ huy tàu Vipère, nhưng rồi cũng bị bắt đày vào Quảng Ngãi (1884).
Cuộc khủng hoảng chính trị này đã làm cho phe thân Pháp, phe chủ hòa mất tinh thần. Làn không khí khủng bố bao trùm khắp kinh thành Thuận Hóa".[8]

Kể lại cái chết thảm của nhà vua, trong sách Đại Nam thực lục có đoạn:

"Lúc bấy giờ, vua sai thái giám là Trần Đạt đem tờ chiếu nhường ngôi, yêu cầu lui về chỗ phủ cũ. Hai người giả cách nhận lời, sai Tôn Thất Thạ đem võng đưa vua cùng phi tần nội cung cho về phủ cũ (ở địa phận xã Phú Xuân). Nhưng mật dặn riêng Ích Khiêm, Văn Đễ trực trước ở ngoài cửa Hiển Nhân, đón đường sai đưa vua đến nhà Hộ Thành, cho uống thuốc độc giết đi... Lúc bấy giờ những phi tần đã cho về trước để hộ vệ đưa vua. Khi đến đấy, Ích Khiêm, Văn Đễ cho thuốc độc vào nước chè dâng lên, vua không chịu uống. Văn Đễ ra lạy khóc khuyên rằng: Vua tôi đến lúc biến không thể làm thế nào được. Vua nói rằng: Ta lại không được bằng Thụy quốc công [Dục Đức] à ? Còn lần chần không uống. Ích Khiêm bèn đem nước chè ấy đổ vào miệng vua. Lập tức phát lên như người phải gió. Một lúc lâu Trần Xuân Soạn ra truyền nói rằng: Nếu để chậm quá sẽ phải tội nặng, lập tức lấy tay bóp họng vua lè lưỡi, lồi mắt ra, rồi vua mới chết. Đến lúc đưa vua về phủ, thấy chỗ cổ họng vua sưng như cái cung giương lên, ai cũng thấy làm lạ. Ích Khiêm, Văn Đễ vào bảo rằng: Lãng quốc công đến đấy đã uống thuốc độc chết rồi. Hai người bèn rước Hoàng tử thứ 3 [Kiến Phúc] vào ở điện Hoàng Phước, đợi sẽ chọn ngày tốt tôn lên làm vua"...[9]

Vấn đề đầu hàng thực dân Pháp

Tin rằng vấn đề Bắc Kỳ chỉ có thể được giải quyết ở Huế, bộ chỉ huy Pháp liền lợi dụng việc hai quan Phụ chính là Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết vừa phế truất và bắt giam vua Dục Đức, để dương oai.

Trong khi bộ binh của tướng Bouet bận việc quân ở Bắc Kỳ, tướng Courbet đem hạm đội tới đánh cửa Thuận An ngày 18 tháng 8 năm 1883. Trước sức mạnh của đại bác, triều đình Huế phải đề nghị hưu chiến. Và Tổng ủy François Jules Harmand đã tới Huế để thương lượng và rồi một hòa ước được ký kết ngày 25 tháng 8 năm 1883, dưới thời vua Hiệp Hòa, đó chính là Hòa ước Quý Mùi hay còn gọi là Hòa ước Harmand. Bản hiệp ước này công nhận Pháp có quyền "bảo hộ" trên toàn Việt Nam, Pháp có quyền can thiệp vào các vấn đề về nội trị và ngoại giao của Việt Nam. Trên thực tế, với bản hiệp ước này, Hiệp Hòa đã đầu hàng và trao chủ quyền đất nước cho thực dân Pháp.

Nguyễn Thế Anh viết: Vua Hiệp Hòa lại chủ trương hóa giải. Chính sách đó, được coi là quá nhu nhược, nên bị ép uống thuốc độc chết.[10]

Còn theo sách Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối thế kỷ XIX), thì từ sau Hòa ước Quý Mùi, phong trào chống đối lại sự đầu hàng của triều đình càng thêm rộng khắp. Ấy vậy mà vua Hiệp Hòa còn nghe theo Khâm sứ De Champeaux, cử người ra Bắc để triệu hồi các võ tướng đang trấn giữ ở nơi đó về kinh. Những việc làm mang tính đầu hàng Pháp của nhà vua đã khiến nhiều người thêm phẫn nộ. Tuy cả hai lần đều bị thất bại, các tướng như Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Ngô Tất Ninh... đều không tuân lệnh và đều ở lại để cùng nhân dân tiếp tục kháng Pháp.

Và cũng theo sách trên, ngoài việc loại bớt uy quyền của hai quan phụ chính, như Việt Nam sử lược đã chép, vua Hiệp Hòa còn có những hành động khác nữa, như: cử Tuy Lý vương làm đại diện để giao thiệp thẳng với Tòa Khâm sứ Pháp, tự tiện tiếp De Champeaux tại điện Văn Minh, nghe lời tâu của hai hoàng thân là Hồng Sâm và Hồng Phì[11] định loại trừ ông Tường, ông Thuyết... Chính vì vậy, mà hai ông phụ chính này đã phải gấp rút cho phế và cho bức tử nhà vua, để rồi khi Khâm sứ De Champeaux cho rằng việc Kiến Phúc lên nối ngôi là "trái với Hòa ước Quý Mùi" thì ông Thuyết tuyên bố rằng, "hòa ước" đó hoàn toàn không có giá trị gì, bởi người đứng đầu ra nó là Hiệp Hòa đã không còn nữa![12]

Chú thích

  1. ^ Xót lòng lăng một vị vua triều Nguyễn | Báo Dân trí https://amp.dantri.com.vn/xa-hoi/xot-long-lang-mot-vi-vua-trieu-nguyen-1315686305.htm
  2. ^ Đại Nam thực lục, tập 7, tr.926
  3. ^ “Phả hệ tộc Nguyễn Phúc”.
  4. ^ Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở là Dục Đức đường.
  5. ^ Việt Nam sử lược, tr. 535-536.
  6. ^ Chapuis, tr. 16.
  7. ^ Sách Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe chép khác, trích: "Khoảng 4 tháng sau [kể từ ngày lên ngôi], một hôm vua Hiệp Hòa bỗng nhận được một tờ mật sớ của hai người tay chân là Hồng Phì và Hồng Sâm... xin giết hai quyền thần là ông Tường và ông Thuyết. Đọc xong mật sớ, nhà vua phê: "Giao Trần khanh phụng duyệt" rồi bỏ vào một cái tráp giao cho viên Thám giám Trần Đạt mang ra nhà Phụ chính Trần Tiễn Thành ở chợ Dinh Ông. Lúc ấy đã chiều, Trần Đạt ra đến cửa Nhật Tinh thì gặp Nguyễn Văn Tường đi vào... Vụ việc bị bại lộ... (tr. 88).
  8. ^ Lược kể theo Việt sử tân biên, Quyển 5, Tập thượng, tr. 402-403.
  9. ^ Đại Nam thực lục (Quyển 8), tr. 611.
  10. ^ Việt Nam - thời Pháp đô hộ, tr. 92.
  11. ^ Hồng Phì, Tham tri bộ Lại, con Tùng Thiện Vương. Hồng Sâm, Sung biện các vụ, con thứ sáu của Tuy Lý Vương.
  12. ^ Lược theo Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối thế kỷ XIX), tr. 50-51.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Read other articles:

Halaman ini berisi artikel tentang kota di Inggris. Untuk kota di Alabama, Amerika Serikat, lihat Birmingham, Alabama. Untuk kegunaan lain, lihat Birmingham (disambiguasi). BirminghamKota dan MetropolitanSearah jarum jam, dari atas: Pemandangan Pusat kota Birmingham dari Selatan, Balai Kota Birmingham, Gereja St. Martin dan pusat perbelanjaan Selfridges di Bull Ring, Universitas Birmingham, Katedral St.Philip's,Perpustakaan Birmingham BenderaLambang kebesaranEtimologi: Inggris Tua Beormingah�...

 

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Rumah Sakit Islam Wonosobo – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTORRumah Sakit Islam WonosoboJenisInstitusi Pelayanan Kesehatan, Rumah Sakit Umum SwastaDidirikan1992 (Peletakan Batu Pertama)19...

 

Header situs web program New Frontiers, per Januari 2016.[1] Program New Frontiers adalah serangkaian misi penjelajahan ruang angkasa yang sedang dilakukan oleh NASA dengan tujuan meneliti kembali beberapa benda Tata Surya, termasuk planet katai Pluto. NASA mengajak ilmuwan domestik maupun internasional untuk menyerahkan proposal misi bagi program ini.[2] New Frontiers dibangun di atas pendekatan inovatif yang digunakan oleh Program Discovery dan Explorer. Program ini dirancan...

Intercollegiate sports teams of Drake University Drake BulldogsUniversityDrake UniversityConferenceMissouri Valley Conference (primary)Pioneer Football LeagueMetro Atlantic Athletic Conference (women's rowing)Summit League (men's tennis)NCAADivision I (FCS)Athletic directorBrian HardinLocationDes Moines, IowaVarsity teams18Football stadiumDrake Stadium (football, track)Basketball arenaKnapp CenterMascotSpike (costumed)Griff II(live)[1]NicknameBulldogsColorsBlue and white[...

 

Minnesota KicksCalcio Segni distintivi Uniformi di gara Casa Trasferta Colori sociali Rosso, azzurro Dati societari Città Minneapolis, MN Nazione  Stati Uniti Confederazione CONCACAF Federazione USSF Campionato NASL Fondazione 1976 Scioglimento1981 Stadio Metropolitan Stadium, Bloomington, MN(48.500 posti) Palmarès Si invita a seguire il modello di voce I Minnesota Kicks furono un club calcistico statunitense di Minneapolis (Minnesota), che militò nella North American Soccer League d...

 

This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Malaysia at the 2023 World Athletics Championships – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2023) Sporting event delegationMalaysia at the2023 World Athletics ChampionshipsFlag of MalaysiaWA codeMASin Budapest, Hungary19 August ...

Polinomial derajat 3 Untuk kegunaan lain, lihat kubik dan kubik.Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Fungsi kubik – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Dalam matematika, sebuah fungsi kubik atau lebih dikenal sebagai fungsi pa...

 

本條目存在以下問題,請協助改善本條目或在討論頁針對議題發表看法。 此條目需要擴充。 (2013年1月1日)请協助改善这篇條目,更進一步的信息可能會在討論頁或扩充请求中找到。请在擴充條目後將此模板移除。 此條目需要补充更多来源。 (2013年1月1日)请协助補充多方面可靠来源以改善这篇条目,无法查证的内容可能會因為异议提出而被移除。致使用者:请搜索一下条目的...

 

تحتاج هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر إضافية لتحسين وثوقيتها. فضلاً ساهم في تطوير هذه المقالة بإضافة استشهادات من مصادر موثوق بها. من الممكن التشكيك بالمعلومات غير المنسوبة إلى مصدر وإزالتها. بحاجة للاستشهاد بمعجم مطبوع بدلاً عن قاعدة بيانات معجمية على الإنترنت.   م...

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府...

 

هذه المقالة بحاجة لصندوق معلومات. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة صندوق معلومات مخصص إليها. يمثل تاج الإلهة كوبيلي المُسوَّر (شكل السور) أسوار المدينة التي تحميها. الوصي (بالإنجليزية: Tutelary deity)‏ هو إله أو روح حارس أو راعي أو حامي أو مشرف على مكان معين أو معلم جغرافي أو ...

 

Pour les articles homonymes, voir Lebeuf. Jean LebeufGravure de l’abbé Lebeuf des années 1760.BiographieNaissance 7 mars 1687AuxerreDécès 10 avril 1760 (à 73 ans)Formation Faculté de théologie catholique de ParisActivités Historien, prêtreAutres informationsMembre de Académie des inscriptions et belles-lettres (1741-1760)modifier - modifier le code - modifier Wikidata L'abbé Jean Lebeuf, né le 6 mars 1687 à Auxerre, mort le 10 avril 1760, est un prêtre, historien et éru...

American guitarist (born 1970) Some of this article's listed sources may not be reliable. Please help improve this article by looking for better, more reliable sources. Unreliable citations may be challenged and removed. (July 2018) (Learn how and when to remove this message) Joel HoekstraHoekstra performing with Whitesnake in 2019Background informationBorn (1970-12-13) December 13, 1970 (age 53)Iowa City, Iowa, U.S.GenresRock, hard rock, heavy metal, blues rockOccupation(s)MusicianInstr...

 

Diméthylsulfoxyde   Structure du diméthylsulfoxyde.   Dimensions et densité électronique de la molécule. Identification Nom UICPA diméthylsulfoxyde Synonymes sulfinylbisméthaneméthylsulfoxydeDMSO No CAS 67-68-5 No ECHA 100.000.604 No CE 200-664-3 No RTECS PV6210000 Code ATC G04BX13 M02AX03 DrugBank DB01093 PubChem 679 FEMA 3875 SMILES CS(C)=O PubChem, vue 3D InChI InChI : vue 3D InChI=1S/C2H6OS/c1-4(2)3/h1-2H3 Apparence liquide hygroscopique, incolore[1]. Propriét...

 

Northern Irish politician The Right HonourableSir Dawson Bates, BtOBE PC JP DLBates (on left) in 1921Minister of Home AffairsIn office7 June 1921 – 6 May 1943Member of the Northern Ireland Parliamentfor Belfast East Belfast, Victoria (1929–1945)In office1921–1945 Personal detailsBorn23 November 1876Belfast, United KingdomDied20 June 1949Glastonbury, United KingdomPolitical partyUlster Unionist PartySpouseJessie Muriel ClelandChildren1 Sir Richard Dawson Bates, 1st B...

Boston Weekly Post-Boy, July 23, 1735 The Boston Weekly Post-Boy (1734–1754) and later Boston Post-Boy was a newspaper published by postmaster Ellis Huske[1] in 18th-century Boston, Massachusetts. The paper appeared weekly, on Mondays. Although the paper ceased in 1754, it was more or less later revived Aug. 22, 1757, by new publishers, under the title Boston Weekly Advertiser.[2] References ^ WorldCat entry [dead link] ^ Massachusetts - Eighteenth-Century Americ...

 

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (يناير 2020) 2017 Jordanian local elections  →2013 15 أغسطس 2017 (2017-08-15) 2020←  100 mayors355 local councils12 governorate councils جزء من سلسلة مقالات...

 

Māori name for several species of sea snail Ventral view of the shell of Haliotis iris. Pāua is the Māori name given to three New Zealand species of large edible sea snails, marine gastropod molluscs which belong to the family Haliotidae (in which there is only one genus, Haliotis). It is known in the United States and Australia as abalone, and in the United Kingdom as ormer shells. In New Zealand, these are known as pāua, which (as is common with all Māori words) is both singular and pl...

End-of-season tour of Japan made by an MLB All-Star team MLB Japan All-Star Series日米野球FrequencyIrregularlyLocation(s) JapanCountry United States Canada JapanInaugurated1986Most recent2018Participants MLB All-Stars NPB All-Stars (1986–2006) Samurai Japan (2014– )Organised byMajor League BaseballNippon Professional BaseballJapan national baseball team The MLB Japan All-Star Series is an irregular end-of-the-season tour of Japan made by an All-Star team from Major...

 

بكالوريوس الآدابمعلومات عامةصنف فرعي من بكالوريوسدرجة في الأدب الاسم المختصر B.A. (بالإنجليزية) B. A. (بالألمانية) BA (بالإنجليزية) SmSa (بالملايوية) الرتبة الأعلى التالية ماجستير الآداب صيغة التأنيث bacharela em artes (بالبرتغالية برازيلية) bacharela em belas artes (بالبرتغالية برازيلية) صيغة التذ...